Điểm thi tốt nghiệp chỉ đáp ứng việc xét tuyển vào trường tốp dưới, tốp giữa!
Đối với các trường top trên, trường năng khiếu thì độ phân hóa ở kỳ thi tốt nghiệp không đáp ứng được do đó các trường cần phải có bài thi trung khảo riêng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020 sẽ được điều chỉnh theo hướng nhẹ hơn so với năm 2019 và không ra vào nội dung đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh giản.
Cụ thể, với mục đích chính của kỳ thi là xét tốt nghiệp trung học phổ thông, đề thi cũng bám sát kiến thức cơ bản của chương trình trung học phổ thông chủ yếu là lớp 12.
Tuy nhiên, đề thi vẫn phải tính toán để có độ phân hóa ở mức độ phù hợp, giúp phân tách các nhóm thí sinh có năng lực khác nhau.
Do đó các trường đại học, cao đẳng vẫn có thể sử dụng làm một trong các căn cứ để sàng lọc, tuyển sinh.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đề thi tốt nghiệp chỉ nên ra ở 3 mức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng chứ không cần vận dụng cao.
Bởi căn cứ vào mục đích của kỳ thi tốt nghiệp là xác định chuẩn đầu ra và đánh giá quá trình dạy và học 12 năm phổ thông, không đặt nặng yêu cầu “phân hoá mạnh” như tuyển sinh, nên ra đề thi tốt nghiệp chỉ cần 3 mức như vậy là đủ.
Trước vấn đề này, trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, một đề thi dù chỉ là lấy kết quả xét tốt nghiệp thì vẫn có sự phân hóa.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, đối với các trường top trên, trường năng khiếu thì độ phân hóa ở kỳ thi tốt nghiệp không đáp ứng được do đó các trường cần phải có bài thi trung khảo riêng. (Ảnh minh họa: VTV)
Thầy Khuyến lý giải, ví dụ mức điểm tối đa của một bài thi là 10 điểm (tính theo thang điểm 10) thì yêu cầu đặt ra là thí sinh chỉ cần 5 điểm/ bài thi là đủ điểm tối thiểu đỗ, như vậy điểm từ 5-10 chính là sự phân hóa, đánh giá được thí sinh nào đạt yêu cầu, thí sinh nào đạt xuất sắc.
“Nếu không có phân hóa thì chỉ có mức đánh giá là Đạt hay Không đạt chứ có thang điểm là có phân hóa”, vị này giải thích thêm.
Tuy nhiên, thầy Khuyến cũng cho rằng, ở kỳ thi tốt nghiệp thì độ phân hóa cũng chỉ ở một mức nhất định. Nếu kỳ thi nhằm mục đích chọn lọc thí sinh để xét tuyển cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học thì đòi hỏi mức phân hóa rộng hơn.
Ví dụ thí sinh xét tuyển vào ngành bác sĩ đa khoa của Đại học Y Hà Nội đòi hỏi điểm đầu vào ở mức 29,30 điểm thì điểm trong kỳ thi tốt nghiệp này sẽ không phản ánh chưa đúng, thay vào đó, nhà trường có thể mở rộng diện xét tuyển thí sinh từ 26 điểm trở lên nhưng các em muốn đỗ vào trường thì phải trải qua một bài thi trung khảo ở đó tính phân hóa cao.”Do đó độ phân hóa ở kỳ thì tốt nghiệp thì chỉ đáp ứng đối với các trường top dưới, top giữa còn đối với các trường top trên, trường năng khiếu thì độ phân hóa này không đáp ứng được”, thầy Khuyến nhận định.
Thầy Khuyến cho biết, kinh nghiệm ở các nước cho thấy, trường đẳng cấp luôn nhận hồ sơ ở mức cao. Đơn cử hệ thống giáo dục tiểu bang California (Mỹ), từ nhiều năm nay có 3 nhóm trường.
Nhóm trường đẳng cấp hệ đại học có 9 trường đào tạo trình độ tiến sĩ. Nhóm thứ 2 gồm có 23 trường chỉ đào tạo đến trình độ thạc sĩ. Nhóm cao đẳng cộng đồng có 105 trường.
Chính quyền bang California quy định, trường top đầu chỉ được xét tuyển điểm cao ở top 1/8 thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.
Trường nhóm hai được lấy thí sinh ở top 1/3. Còn các trường top cuối được phép xét tuyển những thí sinh còn lại điểm thấp hơn.
Đồng tình với ý kiến này, thầy Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp nhưng đề thi vẫn cẫn có độ phân hóa chứ không phải cào bằng tất cả, không có chuyện em nào thi môn nào cũng đều đạt 10 điểm. Và đó cũng là căn cứ để các trường đại học yên tâm dùng kết quả để xét tuyển.
Thùy Linh
Phương án thi THPT mới gây khó cho vùng khó ở tỉnh miền núi Sơn La
Việc điều chỉnh kỳ thi là cần thiết song cũng sẽ khó khăn đối với học sinh ở các xã xa trung tâm huyện khi phải thi đến 2 lần.
Ngay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi THPT mới đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các thầy, cô giáo, phụ huynh và học sinh ở vùng khó của tỉnh miền núi Sơn La. Đa số ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh kỳ thi là cần thiết sau 3 tháng bị gián đoạn việc học tập, song cũng sẽ khó khăn đối với học sinh ở các xã xa trung tâm huyện khi phải thi đến 2 lần.
Khó khăn cho học sinh vùng xa vì không học được online.
Khi tìm hiểu về phương án thi THPT mới vẫn được tổ chức nhưng chỉ để xét tốt nghiệp thay vì vừa tốt nghiệp vừa xét tuyển vào đại học như những năm trước. Còn việc tuyển sinh đại học sẽ được giao về cho các trường đại học trên tinh thần có sự chuẩn bị và theo Luật Giáo dục đại học, em Lò Mai Linh, học sinh lớp 12, Trường THPT Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La cảm thấy lo lắng và rất áp lực. Linh và các bạn cứ nghĩ năm nay cũng giống năm trước, thi tốt nghiệp rồi lấy điểm đó xét tuyển vào đại học. Nay phải thi hai lần sẽ rắc rối hơn. Nhất là trong thời gian qua, nhiều bạn ở các bản xa không thể học qua mạng vì không có điều kiện, lượng kiến thức đã hổng đi nhiều.
"Em thấy lượng kiến thức đã giảm tải rồi nhưng trong quá trình nghỉ học dài, học qua online thì chỉ đáp ứng được với các bạn thực sự chăm chỉ mới tiếp thu được kiến thức, còn rất nhiều bạn ở vùng sâu, vùng xa các bạn phải đi làm nương, phụ giúp bố mẹ không thể học online được thì rất khó khăn", em Lò Mai Linh cho biết.
Cô giáo Trần Thị Nhung, Trường THPT Mường Bú, huyện Mường La cho rằng: với tiêu chí là giảm tải thì kỳ thi này không nên tách làm hai. Nếu chỉ phục vụ mục đích chính là xét tốt nghiệp, việc tuyển sinh do các trường đại học tự chủ thì học sinh sẽ phải trải qua 2 kỳ thi thay vì 1 như trước. Dù dễ hay khó cũng là thêm 1 kỳ thi và áp lực sẽ tiếp tục đặt lên vai của học sinh lẫn phụ huynh. Trong khi đó ở miền núi điều kiện đi lại khó khăn, thời điểm thi là cao điểm mùa mưa lũ. Đặc biệt, với nhiều học sinh ở các bản làng xa chỉ mong muốn sau 12 năm học có được chứng nhận tốt nghiệp để về sản xuất nông nghiệp tại gia đình hoặc đi học nghề.
Cô giáo Trần Thị Nhung hướng dẫn học sinh học môn Toán trên mạng.
Cô giáo Trần Thị Nhung cũng bày tỏ, thuận lợi nhất cho các em là kiến thức sẽ tập trung vào 90% học kỳ 1 và 10% kiến thức học kỳ 2. Tuy nhiên khi đi học lại, thời gian để ôn tập, phụ đạo kiến thức sẽ khá vất vả vì đối với học sinh miền núi không có điều kiện học online, phần lớn thời gian nghỉ học ở nhà các em làm ruộng, nương:
Thầy giáo Phạm Văn Long, Hiệu trưởng Trường THPT Mường Bú, huyện Mường La cho biết, nếu như Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Sở tổ chức kỳ thi này và Bộ là người chỉ đạo trực tiếp ra đề thì nên có hướng tăng cường mức độ nhận biết nhiều hơn, đề thi dễ hơn so với năm 2019 và trở về trước, mới hy vọng học sinh tự tin để làm bài thi lấy kết quả xét tốt nghiệp. Về thời gian tổ chức kỳ thi diễn ra từ ngày 8-11/8 không có gì gấp gáp, chỉ gấp gáp cho các nhà trường về công tác tuyển sinh vào năm học mới:
"Vì việc nghỉ học phòng chống dịch kéo dài, học sinh miền núi ít có điều kiện để tiếp xúc ôn tập nhiều hơn so với dưới xuôi, nên chắc chắn không phải mỗi ở Mường Bú mà tất cả các trường THPT nằm trên địa bàn xã là sẽ khó khăn, thuận lợi chủ yếu là các trường ở thành phố và các trường nằm ở trung tâm huyện. Trên cơ sở đấy chúng tôi mong muốn đề thi của Bộ sẽ làm thế nào đấy đáp ứng được phần lớn kiến thức của vùng khó khăn là nhiều", thầy Phạm Văn Long cho biết.
Theo ý kiến của nhiều giáo viên các trường THPT tại các xã của tỉnh Sơn La, việc giao cho toàn bộ giáo viên của địa phương coi thi và chấm thi cũng là cái mới nhưng lại có cái khó cho miền núi. Giáo viên dạy môn gì, khi thi môn đấy không được coi thi nữa. Điều này sẽ là áp lực cho ngành, phải điều động đội ngũ coi thi nhiều hơn, có thể sẽ thiếu hụt về con người. /.
Thanh Thủy
Đưa trường học đến thí sinh 2020: Thay đổi thi THPT tác động mạnh đến thí sinh Việc kỳ thi THPT thay đổi chỉ còn một mục đích xét tốt nghiệp kéo theo hàng loạt điều chỉnh trong phương án xét tuyển của các trường ĐH, thiệt thòi nhất vẫn thuộc về phía thí sinh Sáng 23-4, chương trình tư vấn trực tuyến - truyền hình "Đưa trường học đến thí sinh" lần thứ 19-2020, do Báo Người Lao Động...