Điểm thi Ngữ văn năm nay thấp cũng là chuyện rất bình thường
Chuyện điểm Văn năm nay thấp cũng không phải là bất ngờ bởi ngay sau khi thi môn Văn thì chúng ta đã cảm nhận rõ được điều này.
Việc chấm thi môn Ngữ văn có năm nay đến thời điểm này đã cơ bản hoàn nhưng từ chia sẻ của lãnh đạo hội đồng chấm thi, người chấm thi và những phản ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng ta thấy điểm môn Ngữ văn năm nay không cao.
Điểm 10 chưa có, điểm 9 cũng lác đác mỗi tỉnh vài thí sinh, có những tỉnh không có. Điểm 8 thì cũng không nhiều như mọi năm.
Chuyện điểm Văn năm nay thấp cũng không phải là bất ngờ bởi ngay sau khi thi môn Văn thì chúng ta đã cảm nhận rõ được điều này.
Công tác chấm thi được trang bị nhiều máy móc hiện đại (Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Nếu ngược thời gian về trước, ta thấy điểm 10 thì không có nhưng hiện tượng điểm 8-9 môn Văn không hiếm, có những địa phương còn có rất nhiều.
Chẳng hạn, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, chỉ riêng tỉnh Hậu Giang đã có tới 89 thí sinh đạt từ 9 điểm trở lên, trong khi địa phương này chỉ có hơn 6.200 thí sinh dự thi.
Các địa phương khác không nhiều bằng Hậu Giang nhưng gần như tỉnh nào cũng một số thí sinh đạt điểm 9 và trên 9, điểm 8 có rất nhiều.
Nhưng, năm nay đã hoàn toàn khác, tình hình chung của các tỉnh đã và đang chấm thi môn Ngữ văn được phản ánh là điểm phổ biến là từ 4-7 điểm.
Một số tỉnh đã chấm xong nhưng chúng ta chỉ thấy Nam Định đang là địa phương có điểm 9 nhiều nhất với 22 bài thi đạt điểm từ 9 trở lên, trong đó có 8 bài đạt mức 9,25 và 14 bài đạt điểm 9.
Video đang HOT
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chấm xong, địa phương này có 6 thí sinh đạt điểm 9. Tây Ninh cũng đã hoàn tất việc chấm thi môn Văn và tỉnh này không có điểm 9, chỉ có Có 12 bài đạt điểm từ 8- 8,25.
Bình Thuận chỉ có 1 thí sinh được điểm 9. Sơn La sau khi chấm vòng 1 chỉ có 1 điểm 8 là cao nhất. Thừa Thiên- Huế có 2 bài điểm 9, Bắc Kạn có 1 điểm 9, Cao bằng có 2 điểm 9…
Điểm Văn thấp có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng theo chúng tôi có 2 nguyên nhân cơ bản nhất là đề thi năm nay khó hơn các năm trước đây và quy chế chấm có phần chặt chẽ hơn, giám khảo các điạ phương không thể không “chùn tay” khi cho điểm cao.Như vậy, dù việc chấm thi môn Ngữ văn vẫn còn địa phương đang chấm và ghép điểm, kiểm tra những sai sót nhưng từ những địa phương đã chấm xong rồi thì chúng ta thấy một điểm chung là điểm Văn năm nay của đa phần các tỉnh thấp hơn các năm trước đây.
Chính vì thế, những điểm 8 và điểm 9 năm nay phải là những bài thực sự xứng đáng chứ không thể là sự hào phóng của các giám khảo.
Việc đề thi Ngữ văn năm nay đã có nhiều ý kiến của các thầy cô giáo, các văn nghệ sĩ và một số thí sinh đã nhận định là đề khó. Khó không chỉ ở câu nghị luận văn học mà phần đọc hiểu cũng khiến cho thí sinh không dễ lấy điểm.
Bởi thực tế 2 tác phẩm văn học được đưa vào đề thi năm nay dù nhiều người cho là hay nhưng không phải đa phần học sinh đều thẩm thấu được.
Tác phẩm làm ngữ liệu là một đoạn thơ trong bài thơ “Trước biển” của Vũ Quần Phương chưa phải là một đoạn thơ hay mà còn khá xa lạ với nhiều thí sinh. Vì vậy, nếu thí sinh cảm không được đoạn thơ này thì rất khó để trả lời 4 câu hỏi ở phần đọc hiểu và 1câu nghị luận xã hội.
Câu nghị luận văn học được người ra đề lựa chọn một đoạn trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Dù tác phẩm này được nhiều người đánh giá hay nhưng không hề dễ cảm nhận bởi tác phẩm thuộc thể loại bút ký- một thể loại văn học khó phân tích và cảm nhận. Thể loại này chỉ dành cho những học sinh giỏi Văn là phù hợp.
Những giám khảo đi chấm thi môn Ngữ văn năm nay phải đối mặt với rất nhiều áp lực bởi không chỉ có cán bộ an ninh, thanh tra mấy vòng ở khu vực chấm thi.Sau tiêu cực của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018, công tác chấm thi năm nay có phần nghiêm ngặt hơn rất nhiều, nhất là đối với việc chấm thi môn tự luận.
Khi vào khu vực chấm thi thì được cán bộ an ninh soi, kiểm tra thiết bị điện tử như hành khách lên máy bay. Trong phòng thi có camera giám sát chặt chẽ.
Đặc biệt là những bài Văn có điểm cao đều được chấm lại nên việc chấm thi phải rất cẩn trọng, không thể nào cho điểm dễ dàng như những năm trước đây.
Thực tế, điểm Văn được chấm chặt chẽ, điểm thấp hơn mọi năm cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả xét tuyển đại học của các thí sinh. Bởi, thấp thì thấp đều cả, những trường tuyển sinh có môn Văn sẽ cũng phải căn cứ vào tình hình chung để tuyển.
Hơn nữa, việc chấm thi công bằng sẽ dẫn đến sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thí sinh của các địa phương khác nhau khi xét tuyển vào các trường đại học.
Điều quan trọng hơn cả là yếu tố tiêu cực được loại bỏ thì điểm thấp đều cũng là một điều tốt để các địa phương nhìn nhận vào thực tế và công tác ra đề các năm tiếp theo cũng sẽ có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với tất cả các đối tượng thí sinh.
NHẬT DUY
Theo giaoduc.net
Phát động giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2019
Ngày 26/3, ông Lê Hải An - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đã chủ trì buổi họp báo phát động về Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2019.
Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" 2019 do Bộ GD&ĐT tổ chức, báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
Tham dự giải là tác phẩm bằng tiếng Việt được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày 5/9/2018 đến ngày 5/9/2019. Nếu tác phẩm đăng, phát nhiều kỳ thì ít nhất phải có 2/3 số tác phẩm trong khoảng thời gian nêu trên.
Các loại hình báo chí xét giải gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình; các thể loại gồm: tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra, các chương trình phát thanh, truyền hình. Thời gian nhận tác phẩm từ ngày phát động đến hết tháng 9/2019.
Ông Lê Hải An - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Nội dung các tác phẩm dự thi tập trung phản ánh chính xác, hiệu quả một trong các nội dung: Các hoạt động giáo dục tiêu biểu đã và đang triển khai ở các địa phương, cơ sở giáo dục các cấp học từ mầm non đến đại học; Các tập thể, cá nhân có nhiều giải pháp, kết quả, thành tích nổi bật, đổi mới sáng tạo trong dạy và học theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TƯ năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Những câu chuyện xúc động, có ảnh hưởng, tác động tích cực và truyền cảm hứng đối với xã hội về hình ảnh người thầy và những cống hiến của họ đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước...
Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2019 được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có những tác phẩm chân thực, xúc động về giáo dục. Qua đó, bày tỏ sự quan tâm của Bộ GD&ĐT đến sự phối hợp của các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước đã luôn sát cánh cùng ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển của đất nước.
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi tại họp báo
BTC sẽ trao giải nhất trị giá 30.000.000 đồng; giải nhì 15.000.000 đồng/ giải; Giải ba 10.000.000 đồng/giải; Giải khuyến khích: 5.000.000 đồng/ giải. Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải được nhận biểu trưng "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2018 và phần quà (hoặc tiền mặt) trị giá: 5.000.000 đồng.
Trước đó, năm 2018, cuộc thi đã thu hút gần 700 tác phẩm của 4 loại hình báo chí. Ban tổ chức đã trao giải cho 43 tác phẩm của 04 loại hình báo chí, 01 tác phẩm xuất sắc nhất trong 4 loại hình, 1 nhân vật tiêu biểu trong các tác phẩm đoạt giải.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An nhấn mạnh, sự đồng hành của báo chí trong thời gian qua đã giúp cho những chủ trương, chính sách, thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo được lan tỏa rộng rãi tới dư luận xã hội.
Đặc biệt, Giải báo chí này là để tiếp tục tri ân, tôn vinh những nhà báo, phóng viên; những tập thể, cá nhân có tác phẩm báo chí chất lượng viết về đề tài giáo dục.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương xử lý tin sai về dịch tả lợn châu Phi Hôm nay (11/3), Bộ NN&PTNT tiếp tục có văn bản số 1697/BNN-VP đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương vào cuộc chỉ đạo thông tin, tuyên truyền về bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng tải sai sự thật để tránh gây hoang mang trong xã hội. Nội dung văn bản của Bộ...