“Điểm số còn mang tính nhân văn”
Một cách lý giải về 6.200 bài thi bị điểm liệt
Học sinh 12 phổ thông dù học lực yếu nhưng nếu làm theo hướng dẫn của thầy cô về kỹ năng (làm bài) và nắm được những kiến thức rất căn bản thì hoàn toàn có thể đạt điểm 2, 3. Những bài thi có điểm nhỏ hơn hoặc bằng 1.0 chắc là thí sinh ngủ trong phòng thi hoặc không muốn làm bài vì một lý do nào đó.
Phổ điểm môn Toán thi THPT quốc gia (Nguồn: Bộ GD-ĐT)
Trong số 6.200 bài thi bị điểm liệt, có thể là bài thi của học sinh phổ thông, học sinh hệ giáo dục thường xuyên và cả học sinh trượt tốt nghiệp 2016 thi lại. Trong số trượt tốt nghiệp của năm 2016, nhiều em vốn học lực yếu, nay tự học ở nhà chắc chắn sẽ không bài bản, có em phải đi làm thêm phụ giúp gia đình và cả những em quen… rong chơi, có em đi thi chỉ là do ba mẹ thúc ép – thi một, hai môn là bỏ thi vì không làm được bài…
Có phải tất cả đều là bệnh thành tích?
Điểm trung bình môn năm học lớp 12 thấp không nhiều lắm, chênh lệch vô cùng rõ rệt với điểm thi. Có phải tất cả đều là bệnh thành tích? Thực tế, với các trường THPT chất lượng thấp, mỗi lần kiểm tra 15 phút – một tiết – học kỳ nhà trường đã làm gì?
Video đang HOT
1. Các em được hướng dẫn ôn tập kỹ lưỡng, tổ chuyên môn xây dựng ma trận đề bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và phù hợp với tình hình học sinh. Định ra bao nhiêu phần trăm yêu cầu của đề kiểm tra là nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mỗi trường một đặc điểm, kiểm tra của các trường có yêu cầu khác nhau là chuyện bình thường.
2. Điểm số không đơn thuần phản ánh việc dạy của thầy, học của trò mà điểm số còn mang tính nhân văn. Một học sinh yếu, nếu cứ nhận toàn điểm 0, 1, 2 các em sẽ ra sao? Không đơn giản học lực yếu thì cho nghỉ học, nếu thế thì đã không có chuyện dạy và dỗ (xin đừng hiểu rằng như thế sẽ dẫn tới chuyện cho điểm khống). Dạy học bằng trái tim, cảm thông, yêu thương, trân trọng những cố gắng – dù nhỏ, dù chưa đạt yêu cầu so với mặt bằng chung. Có điều ấy, học sinh yếu không mặc cảm, tự ti; các em luôn có chỗ dựa là thầy cô để cố gắng. Học sinh yếu thì cố gắng với tốc độ nhanh, chậm thất thường – bài kiểm tra này cố gắng nên đạt điểm cao, bài kiểm tra sau mải vui quên cả lời thầy cô… điểm thấp.
3. Điểm yếu nhất của học sinh yếu là khả năng phân tích, tổng hợp. Sau một, hai chương của một môn học, có thể các em nắm kiến thức và biết vận dụng đạt yêu cầu trung bình, khá. Nhưng sau nhiều chương các em lại quên, lúng túng khi vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề. Thế nên, bài kiểm tra trên lớp có thể đạt trung bình nhưng bài thi THPT quốc gia có điểm yếu là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017 (Ảnh: Đỗ Quang Đức)
4. So sánh điểm trung bình môn học cả năm lớp 12 với điểm bài thi THPT quốc gia sẽ khập khễnh. Nên nhớ, bài thi THPT quốc gia phải đạt hai mục đích là công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Còn kiểm tra tại trường, nhất là các trường THPT chất lượng thấp thì hầu hết chỉ một mục đích: Tốt nghiệp THPT!
5. Với học sinh yếu, thầy cô dạy các em ra sao? Vừa sức là một nguyên tắc. Các em dễ tiếp thu, cố gắng theo hướng dẫn của thầy cô. Trong bối cảnh đó, đạt yêu cầu của thầy cô nghĩa là các em được ghi điểm trung bình, trung bình khá. Không lẽ thầy cô dạy vừa sức đến kỳ kiểm tra lại yêu cầu cao?
6. Học sinh lớp 12 có em chỉ học tập với một mục đích được tốt nghiệp, những em này học cầm chừng. Thầy cô có động viên, có mời phụ huynh lên để trao đổi thì phụ huynh ậm ừ rồi… “Gia đình chỉ cho cháu học xong 12 là về làm vườn thôi thầy cô ạ”.
7. Học lệch là tình trạng khá phổ biến. Không ít học sinh chỉ học có đầu tư trọng tâm, trọng điểm vào các môn trong tổ hợp xét tuyển đại học. Nhiều năm đi dạy học, tôi đã gặp các học sinh giỏi Toán, Lý, Hóa, Sinh nhưng tiếng Anh và Ngữ văn các em chỉ… chống liệt.
Nhiều trường chạy theo… yêu thương
Lúc quở trách, lúc xử phạt, lúc dỗ dành, động viên – có dạy học sinh yếu mới hiểu hết tấm lòng của thầy cô.
Kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi, học sinh trong phòng thi, thầy cô ngoài cổng trường thi. Học trò đến muộn, thầy cô gọi. Học trò quên Thẻ dự thi, thầy cô về nhà lấy giúp. Học trò quên Atlat Địa lý, thầy cô vội đi mua gửi vào cho các em dùng. Cuối mỗi buổi thi, các em ùa ra “Thầy ơi cô ơi…”. Các em chỉ đạt 3, 4 điểm là kết quả không ngoài dự đoán của thầy cô. Nhẩm nhanh điểm trung bình môn học, điểm khuyến khích, ưu tiên các em tốt nghiệp là vui rồi.
Học đường là một phần của cuộc sống, nơi ấy đa dạng, nhiều mặt tốt và cũng còn những lỗi lầm, khiếm khuyết, đứt gãy… Rất cần một cái nhìn toàn diện, thấy khuyết điểm nhưng không bỏ qua những cố gắng.
Bệnh thành tích có đấy, nhưng giữa thầy trò vẫn còn bao yêu thương. Giáo dục là dạy người, bởi thế nhìn nhận kết quả thi THPT quốc gia 2017 không thể và không chỉ là những ghi nhận cứng nhắc.
Theo VNN
18 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 100% tại Thanh Hóa
Thông tin từ Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết kỳ thi THPT quốc gia n ăm 2017 Thanh Hóa có 18 trường có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT 100%.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Thanh Hóa, tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 là 97,43%, trong đó khối THPT đạt 97,82%, khối Bổ túc THPT đạt 92,1%.
Thí sinh thi THPT quốc gia 2017 tại Thanh Hóa
Tại kỳ thi này, tại tỉnh Thanh Hóa có 18/140 trường THPT có tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp 100%. Số học sinh đạt điểm 10 có 199 em.
Trường THPT Chuyên Lam Sơn dẫn đầu toàn tỉnh với 19 học sinh đạt điểm 10, 450 học sinh đạt từ điểm 9 trở lên. Đặc biệt, trường này có 85 học sinh đạt tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học từ 27 điểm trở lên. Trường THPT Hàm Rồng có 35 điểm 10 và Trường THPT Quảng Xương 1 có 33 điểm 10. Đây cũng là những trường nằm trong nhóm dẫn đầu khối THPT của tỉnh có các thí sinh đạt 27 điểm các môn xét tuyển đại học.
Theo vietnamnet.vn
Công khai điểm thi THPT: Minh bạch hay xâm phạm quyền riêng tư? Để biết điểm thi vào lớp 10 cũng như điểm THPT quốc gia của học sinh, chỉ cần vào một số trang web, gõ họ tên đầy đủ hoặc nhập số báo danh của thí sinh là sẽ biết kết quả ngay lập tức. Cách làm này dù giúp minh bạch trong thi cử nhưng bị cho là xâm phạm quyền riêng tư,...