Điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành giáo dục Việt Nam tại Đà Nẵng
Trong những năm qua, hoạt động chuyển đổi số của các trường và cơ sở giáo dục tại Việt Nam đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tiêu biểu có thể kể đến là danh hiệu Trường học điển hình Microsoft của hệ thống giáo dục Sky-Line.
Sau hơn 10 năm thành lập, hệ thống giáo dục Sky-Line (Đà Nẵng) đã trở thành tổ chức giáo dục uy tín của Việt Nam với rất nhiều tiên phong trong dạy và học, những mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, cũng như các hoạt động hướng đến thế hệ tương lai và cộng đồng. Vận hành với quan điểm giáo dục “Học để sống hạnh phúc” cùng mô hình “thực học”, trường không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin hay cập nhật xu hướng chuyển đổi số để mang đến môi trường học tập hiện đại nhất cho học sinh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông.
Cụ thể, nhà trường đã triển khai Đề án đổi mới dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế (nay được phát triển thành Chương trình tin học Sky-Line), mô hình trường học thông minh, quản lý việc ra vào trường và các hoạt động khác trong trường bằng thẻ từ, sử dụng ứng dụng liên lạc làm kênh thông tin chính thống đến phụ huynh, ứng dụng công nghệ VR360 tham quan trực tuyến,…
Một trong những thành công nổi bật mà hệ thống giáo dục Sky-Line thu được trong suốt quá trình hoàn thiện môi trường học tập hiện đại đó, chính là vinh dự đạt được chứng nhận “Trường học điển hình 2021-2022″ do Microsoft toàn cầu trao tặng.
“Trường học điển hình Microsoft” là danh hiệu được cấp cho các trường học tiêu biểu tham gia cải tiến kỹ thuật số và ứng dụng xuất sắc công nghệ thông tin để nâng cao kết quả học tập, nỗ lực chuyển đổi số môi trường học tập nhằm kiến tạo nền giáo dục tiên tiến lấy học sinh làm trọng tâm và chuẩn bị kỹ năng số thúc đẩy thành công cho học sinh trong tương lai.
Trong niềm hân hoan của toàn bộ đội ngũ Sky-Line, thầy Tống Thiên Long, Hiệu trưởng Trường TH, THCS & THPT Sky-Line Đà Nẵng chia sẻ: “Việc đạt được danh hiệu này, một lần nữa khẳng định uy tín và chất lượng của Sky-Line trên bản đồ giáo dục”.
Hội thảo trực tuyến chuyển đổi số giáo dục tổ chức bởi Microsoft Việt Nam.
Theo đuổi mô hình “Trường học điển hình Microsoft”, trường Tiểu học – THCS – THPT Sky-Line cũng đã gặt hái nhiều thành tựu ấn tượng, đặc biệt là đội ngũ 100% giáo đã được công nhận là Giáo viên sáng tạo của Microsoft (Certified Microsoft Innovative Educator), 29 thầy cô đạt chứng chỉ MCE (Microsoft Certified Educator – chứng chỉ Nhà giáo dục được Microsoft công nhận), 17 giáo viên xuất sắc đạt danh hiệu Chuyên gia giáo dục sáng tạo (Microsoft Innovative Educator Expert). Đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, mỗi cá nhân thuộc đội ngũ giáo viên của Sky-Line cũng tự ý thức phát huy tinh thần đổi mới và tư duy sáng tạo trong hoạt động giảng dạy của nhà trường.
Video đang HOT
Kết quả của hành trình chuyển đổi số này được phản ánh rõ nhất trong sự chỉn chu và chuyên nghiệp trong buổi lễ Khai giảng trực tuyến của trường vào ngày 4/9 vừa qua. Vượt qua mọi rào cản do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thầy và trò Sky-Line đã tạo nên một buổi lễ hết sức đặc biệt và ý nghĩa để đánh dấu cho bước ngoặt đầy mới mẻ của toàn hệ thống thông qua nền tảng Microsoft Teams.
Lễ Khai giảng năm học 2021-2022 qua nền tảng Microsoft Teams của trường.
Dù Đà Nẵng trải qua 2 đợt giãn cách xã hội kéo dài, học sinh Sky-Line vẫn lên lớp đều đặn, tiếp thu đầy đủ lượng kiến thức qua Microsoft Teams và các bài giảng sinh động trên Office 365. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức thi chứng chỉ tin học theo chuẩn quốc tế MOS (Microsoft Office Specialist) dành cho khối THPT.
Thầy Cao Thanh Trung, Phụ trách bộ môn STEAM – ICT cho biết: ” Tôi cảm thấy tự hào và cảm ơn Sky-Line đã mạnh dạn thay đổi giúp giáo viên có thêm “vũ khí” để “chiến đấu” trong cuộc chiến dạy học online mà rộng hơn nữa là Blended – Learning. Với hệ sinh thái Office 365, giáo viên sẽ dễ dàng sáng tạo và thực hiện các dự án, bài dạy rất linh hoạt và tăng tính tương tác. Không những thế mà việc quản lý lớp học, quản lý công việc khác ngoài giảng dạy cũng thuận lợi hơn rất nhiều.”
Trong buổi khai giảng năm học 2021-2022, đại diện nhà trường khẳng định năm nay sẽ là năm bản lề mở ra một diện mạo hoàn toàn mới tại hệ thống trong sự đón đầu công nghệ, tiến tới việc tạo dựng môi trường giáo dục hội nhập quốc tế với màu sắc “toàn cầu”.
Bên cạnh đó, cô Lê Thị Nam Phương – Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Sky-Line chia sẻ thêm: “Diễn biến của dịch bệnh Covid-19 đã thúc ép cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đi nhanh hơn, công nghệ đã trở thành cứu cánh cho việc điều hành phòng chống dịch toàn cầu, quốc gia và từng tổ chức cũng như câu chuyện quản trị tối ưu từng hoạt động sau dịch. Việc phát triển nền tảng nào phụ thuộc vào hạ tầng cơ sở từ vĩ mô điều hành ở quy mô quốc gia và quốc tế, tư duy người đứng đầu và năng lực đội ngũ. Sky-Line chọn đồng hành cùng Microsoft là tin tưởng đồng hành cùng một nền tảng công nghệ cho kỷ nguyên số thế kỷ 21 toàn cầu, là đội ngũ được đồng hành cùng sứ mệnh sáng tạo và cống hiến của những con người yêu giáo dục và vì giáo dục, và cuối cùng là vì năng lực hữu ích về công nghệ cho học sinh Sky-Line trong tương lai. Tất cả chúng tôi sẽ nỗ lực trên mỗi hành trình…”
Ở vị thế là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, Microsoft đã liên tục hỗ trợ, khuyến khích triển khai hoạt động chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam, trong đó trọng điểm là ngành giáo dục.
Với những thành công của mô hình Trường học điển hình của hệ thống giáo dục Sky-Line và nhiều đơn vị tiêu biểu khác trên cả nước sẽ là động lực và hình mẫu cho các trường, cơ sở giáo dục trên hành trình chuyển đổi số tại đơn vị mình nhằm hướng đến một môi trường giáo dục chuẩn “tương lai”.
Đặt hàng đào tạo giáo viên: Đừng dựa vào chỉ tiêu biên chế
Đại diện các địa phương đồng loạt nêu khó khăn trong việc xác định nhu cầu giáo viên, vì nếu dựa vào nhu cầu thật thì thiếu nhiều, còn dựa vào nhu cầu tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế thì hầu như không cần đào tạo thêm.
Thí sinh nộp hồ sơ nhập học vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2019 - 2020 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Hôm qua 29.4, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai Nghị định (NĐ) 116/2020 về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên (SV) sư phạm (SP).
Mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng và tuyển dụng
Theo ông Nguyễn Hữu Tuyến, Hiệu trưởng Trường CĐSP Bắc Ninh, việc các trường SP xác định chỉ tiêu căn cứ vào nhu cầu của địa phương đã được làm từ một số năm nay. Qua đó cho thấy, đa số địa phương, trong đó có Bắc Ninh, nhu cầu là nhu cầu tuyển dụng chứ không phải nhu cầu sử dụng, nên thực tế các trường vẫn thiếu rất nhiều giáo viên (GV). Ví dụ Bắc Ninh năm ngoái thiếu khoảng hơn 2.000 đến gần 3.000 GV, nhưng trong nhu cầu theo báo cáo lại rất ít.
"Theo cách làm mấy năm nay, Cục Nhà giáo gửi yêu cầu khảo sát về UBND tỉnh, UBND tỉnh giao cho Sở Nội vụ, Sở Nội vụ đưa về phòng nội vụ các huyện, xác định nhu cầu tuyển dụng, mà nhu cầu tuyển dụng lại rất khó khăn. Nhiều tỉnh 10 năm mới mở một đợt tuyển dụng", ông Tuyến nói và cho biết thêm: "Trước đây, khi việc khảo sát được giao cho Sở GD-ĐT, Sở lại giao cho phòng kế hoạch tài chính của Sở xác định, thì rất sát. Vì họ căn cứ vào thống kê người đi học trong độ tuổi trên địa bàn, hằng năm sẽ tăng hay giảm thế nào; số GV hiện tại ra sao, số sắp nghỉ hưu là bao nhiêu..., từ đó mới ra nhu cầu GV thực tế".
Ông Tuyến cũng đề nghị, trong công văn hướng dẫn thực hiện NĐ 116 của Bộ GD-ĐT, trong phần khảo sát nhu cầu GV để xác định chỉ tiêu đào tạo, nên ghi rõ là đào tạo GV cho tất cả các trường, gồm trong và ngoài công lập. Ở Bắc Ninh chẳng hạn, khối trường mầm non đa số là ngoài công lập, hiện đang thiếu trầm trọng, tới hàng chục nghìn người, mà không có nguồn để tuyển.
Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Thái Nguyên, cũng nêu băn khoăn về việc làm thế nào để đảm bảo cân bằng cung - cầu khi mà theo định mức của Bộ GD-ĐT, Thái Nguyên thiếu hơn 5.000 GV nhưng biên chế Chính phủ giao cho thì thấp hơn rất nhiều. Kể cả được phép đăng ký theo nhu cầu thực tế (theo định biên Bộ GD-ĐT quy định), thì lực lượng SV SP ra trường chưa có việc làm trong xã hội còn lớn, giả sử Thái Nguyên được giao thêm 5.000 biên chế thì có thể tuyển ngay được, không cần đào tạo thêm.
Ông Hưng đặt câu hỏi: "Giả sử chúng ta cứ đặt hàng theo nhu cầu thực, nhưng sau khi họ tốt nghiệp 2 năm mà chúng ta không tuyển dụng họ thì làm thế nào? Chẳng lẽ bắt họ bồi hoàn kinh phí như NĐ 116 yêu cầu?".
Đấu thầu: Đề phòng hệ lụy khôn lường về chất lượng
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo GV theo nhu cầu xã hội được quy định tại NĐ 116, UBND cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng GV mới, lập dự toán và bố trí kinh phí, thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc (nếu có), đặt hàng (hoặc đấu thầu) đào tạo GV với các cơ sở đào tạo GV khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng GV của địa phương.
Chưa có chỉ tiêu sư phạm là bất cập
Từ đầu cầu Đà Nẵng, PGS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết ý kiến của các đại biểu ở đầu cầu này cho rằng hội nghị triển khai NĐ 116 diễn ra quá muộn. Hiện nay thí sinh đã bắt đầu đăng ký xét tuyển ĐH mà các trường SP còn chưa ra được chỉ tiêu là rất bất cập. Ngoài ra, đầu cầu Đà Nẵng cũng có thắc mắc tương tự đầu cầu Hà Nội, SV được đào tạo theo đơn đặt hàng nhưng lại không trúng tuyển khi thi viên chức (theo NĐ 115) thì xử lý thế nào?
Đại biểu đại diện đầu cầu TP.HCM cũng truyền đạt 4 băn khoăn của các đại biểu đầu cầu này. Thứ nhất là mong muốn Bộ có một giải pháp để điều phối cung - cầu trong đào tạo - sử dụng GV - đăng ký của SV. Thứ hai, cần có một hướng dẫn chi tiết hơn cả về tài chính và xác định nhu cầu của địa phương. Thứ ba, về vấn đề học phí, cần phải có giải pháp khi mà học phí của các trường khác nhau thì có mức khác nhau, trong khi hỗ trợ học phí chỉ là một mức. Thứ tư, phải có quy định nhằm đảm bảo việc tuyển dụng phải mang tính cạnh tranh.
Các bộ/ngành có cơ sở đào tạo GV chủ trì và phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo trực thuộc lập dự toán và bố trí kinh phí cho việc đào tạo GV của cơ sở đào tạo trực thuộc và thực hiện các nội dung khác theo NĐ 116.
Với quy định về các đấu thầu và tham gia đấu thầu, theo GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, có 2 vấn đề cần lưu ý, đó là năng lực của cơ sở đào tạo và giá. Tất nhiên mỗi cơ sở đều đã được kiểm định và đảm bảo các yêu cầu; cơ sở nào cũng tuyên ngôn đào tạo chất lượng cao cả. Như vậy, rất khó nói về năng lực thế nên vấn đề còn lại là giá, tất nhiên giá phải theo trần quy định. "Cạnh tranh về giá có những mặt tích cực, nhưng nếu thiếu thận trọng thì sẽ có những tiêu cực, mà tiêu cực để ra đời những thế hệ nhà giáo chất lượng không cao thì hệ lụy khôn lường", GS Nguyễn Văn Minh khuyến cáo.
Ngổn ngang "đặt hàng" đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội Câu chuyện thừa thiếu giáo viên và tình trạng sinh viên sư phạm ra trường làm trái ngành nghề đào tạo đã tồn tại nhiều năm nay, để lại những hệ lụy không tốt. Giải quyết bài toán thừa, thiếu giáo viên, ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP, quy định việc đặt hàng đào tạo giáo viên phải theo...