Điểm sáng giáo dục tại Mỹ Latinh
Cuba và Bolivia là 2 quốc gia có tỉ lệ GDP đầu tư cho giáo dục cao nhất tại khu vực Mỹ Latinh. Việc đầu tư thích đáng cho giáo dục cũng đưa 2 quốc gia này đi đầu khu vực về thành tựu giáo dục.
ảnh minh họa
Bolivia đưa GD thành lĩnh vực ưu tiên trọng điểm
Bolivia dành khoảng 9% GDP cho giáo dục, chi cho giáo dục chiếm 15% tổng ngân sách quốc gia.
Xét về mức độ đầu tư cho giáo dục, Bolivia chỉ xếp thứ hai sau Cuba tại Mỹ Latinh.
Phó Tổng thống Bolivia Garcia Linera nhấn mạnh: “Trong khi ở nhiều quốc gia khác, giáo viên đình công đòi lương cao – thì giáo viên Bolivia luôn được hưởng mức lương xứng đáng”.
Trong giai đoạn điều hành đất nước của Tổng thống Evo Morales, tỉ lệ mù chữ của Bolivia đã giảm từ 13,3% năm 2001 xuống 2,9% năm 2016 – đây là tỉ lệ thấp nhất trong lịch sử Bolivia.
Kể từ khi nắm quyền 11 năm trước, chính phủ của ông Morales đã coi giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên đặc biệt.
Trong thập kỉ qua, Bolivia đã xây hơn 4.000 trường tiểu học, 700 trường kĩ thuật và 27 trường THPT.
Trước nhiệm kì Tổng thống Morales, đầu tư cho giáo dục công là 434 triệu USD, mức đầu tư hiện tại là 3,2 tỉ USD.
Giáo dục – khía cạnh ưu việt của Cuba
Cuba không chỉ đứng đầu danh sách Mỹ Latinh về đầu tư cho giáo dục mà cũng giữ số 1 tỉ lệ đầu tư trên GDP theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2009 – 2013.
Theo Ngân hàng Thế giới, Cuba dành tới 13% GDP cho giáo dục. Theo chính sách phúc lợi của Cuba thì trẻ em được hưởng lợi rất nhiều, từ đồng phục, sách vở tới các học liệu, phòng học bộ môn… mà không phải đóng một khoản phí nào.
Những thành tựu giáo dục của Cuba được thế giới ngưỡng mộ. Vào năm 2010, giáo trình xoá mù chữ của Cuba được 28 quốc gia Mỹ Latinh, Caribe, châu Phi, châu Âu và châu Đại dương áp dụng.
Với dân số khoảng 11 triệu người, Cuba có hơn 1 triệu cử nhân đại học – đây là một kì tích trong bối cảnh Cuba chịu cấm vận kinh tế của Mỹ trong nhiều thập kỉ.
Video đang HOT
Kể từ khi cuộc cách mạng Cuba nổ ra vào thập niên 1950, hệ thống giáo dục nước này đã được cải thiện về cơ bản. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xếp Cuba là nước có hệ thống giáo dục tốt nhất châu Mỹ Latinh, bất chấp việc Cuba là một trong những quốc gia kém phát triển nhất khu vực.
Giáo dục ở Cuba được cung cấp miễn phí cho tất cả người dân. Do vậy, tỷ lệ biết đọc, biết viết lên đến gần 100% dân số.
Trước khi cuộc cách mạng mang đến những thay đổi to lớn, dân số ở vùng nông thôn Cuba ít có cơ hội tiếp cận giáo dục cơ bản. Ngày nay, trường học xuất hiện tại mọi ngóc ngách trên đảo quốc này.
Vì các cơ sở giáo dục thường do chính quyền điều hành nên trường tư thục và quốc tế rất hiếm. Chỉ có vài trường quốc tế ở Cuba như Trường quốc tế Havana hoặc Trường học Pháp ở thủ đô.
Chính phủ Cuba đang có kế hoạch cải cách giáo dục đại học trong giai đoạn 2016 – 2017. Mục tiêu đặt ra là cải thiện các chương trình học kéo dài quá lâu. Chúng dự kiến được rút ngắn lại còn 4 năm như ở nhiều nước khác. Một mục tiêu quan trọng không kém là nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên trước khi tốt nghiệp. Trên thực tế, nhiều chuyên gia Cuba không có khả năng nói tiếng Anh thành thục.
Theo Giaoducthoidai.vn
Mỹ đã lãng quên sân sau chiến lược Mỹ Latinh?
Các quốc gia từng là đồng minh chiến lược tại khu vực Mỹ Latinh đang ở đâu trong chính sách của Washington?...
Mỹ đã lãng quên khu vực Mỹ Latinh?
Theo The Economist, sau khi nhậm chức, ngày 18/4/2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định tham dự Hội nghị Thượng đỉnh 34 nước châu Mỹ tại Trinidad, với kỳ vọng mở ra "một kỷ nguyên mới cho quan hệ đối tác" với Mỹ Latinh.
Thông điệp của nhà lãnh đạo Mỹ gửi tới sự kiện ngoại giao quốc tế quan trọng này là kết thúc các "cuộc tranh luận cũ và xung đột về ý thức hệ cũ" giữa Mỹ với các đồng minh chiến lược và đối tác tiềm tàng tại sân sau chiến lược của mình.
Tổng thống Obama đã không thể hiện thực hoá thông điệp mới với khu vực Mỹ Latinh
Giới phân tích từng cho rằng, việc giữ được lời hứa là không hề dễ dàng đối với ông Obama, song vẫn kỳ vọng Washington sẽ thổi được làn gió mới vào mối quan hệ với những đối tác rất quan trọng của mình. Song mọi việc đã tan thành mây khói.
Ngày 8/9/2017, The Global American, trang tin chuyên về chính sách đối ngoại của Mỹ đã cho rằng chính sách của Mỹ đối với sân sau chiến lược không bao giờ rõ ràng và dường như không còn nhiều ý nghĩa với nước Mỹ.
Washington đã đạt tầm quan trọng của Mỹ Latinh kém xa so với các quốc gia hoặc khu vực khác như Pakistan, Iran, Bắc Hàn hoặc không gian hậu Xô viết. Chính phủ Mỹ đã thực sự tạo ra sự đóng băng trong quan hệ với Mỹ Latinh.
Không những các chuyến viếng thăm cấp cao tới khu vực này quá ít và các tuyên bố cũng chỉ mang tính xã giao, mà cho đến lúc này, khu vực Mỹ Latinh còn là khu vực nhận được hỗ trợ, tài trợ ít nhất của Mỹ ở nước ngoài.
Khi chính quyền Tổng thống Donald Trump được trao quyền lực thì vấn đề bị xem là còn tệ hại hơn nữa. Không chỉ là sự thiếu quan tâm, mà Wasington còn áp dụng một chính sách ngoại giao cực đoan và có thể dẫn tới tuyệt giao tại khu vực này.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện có tới 17 đại sứ Mỹ ở khu vực này vẫn chưa được bổ nhiệm. Thậm chí những công việc quan trọng của các vị trí bị bỏ trống đang được những nhân viên người nước ngoài thực hiện.
Hiện nay các đại sứ quán Mỹ ở Argentina, Belize, Canada, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominican, Haiti, Honduras, Jamaica, Paraguay, Trinidad và Tobago đang không có Đại sứ. Đó là không tính Bolivia và Venezuela - những quốc gia mà Mỹ muốn tuyệt giao.
Theo The Global American, khi Nhà Trắng không có các nhà hoạch định chính sách cho Mỹ Latinh, mà Tổng thống không bổ nhiệm đại diện tại nhiều quốc gia trong khu vực thì làm sao Nhà Trắng có cái nhìn chuẩn xác về sân sau chiến lược của mình.
Tái kết nối bang giao với Cuba là thành quả lớn nhất của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh hàng thập kỷ qua
Không những vậy, Washington cũng không tích cực tham gia những sự kiện chính trị quan trọng liên quan tới khu vực Mỹ Latinh. Gần đây nhất là việc Ngoại trưởng Mỹ từ chối tham dự cuộc họp Đại hội đồng Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (OAS) tại Cancun hồi tháng 6/2017.
"Trong một khu vực có nhiều lợi ích chồng chéo thì điều này là rất quan trọng, ngay cả chỉ có tính biểu tượng. Nhưng Ngoại trưởng Mỹ đã từ chối - cũng là Bộ trưởng Ngoại giao duy nhất vắng mặt tại sự kiện này", The Global American bình luận.
Với thực tế như vậy, giới phân tích cho rằng, phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến công du Mỹ Latinh hồi tháng 8/2017 rằng Mỹ "sẽ không đứng vững nếu Venezuela sụp đổ" chỉ là nhằm chuẩn bị cho hành động quân sự.
Như vậy, vấn đề cốt lõi của Mỹ tại Mỹ Latinh là nhằm khai thác hiệu ứng bất lợi từ công hiệu của củ cà rốt và cây gậy Mỹ, mà nước đi cuối cùng là áp đặt lệnh trừng phạt với các thực thể đối nghịch, dù bị cho là lố bịch.
"Các quốc gia từng là đồng minh chiến lược của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh đang ở đâu trong chính sách của Washington đối với khu vực quan trọng này? Phải chăng Mỹ đã thực sự quên sân sau chiến lược của mình, theo The Global American.
Nhà Trắng bất lực hay thực sự không còn quan tâm tới khu vực chiến lược Mỹ Latinh?
Theo The Economist, chính quyền Mỹ chỉ thực hiện được một số sáng kiến khiêm tốn ở Mỹ Latinh, bởi mối quan hệ đối tác Mỹ - Mỹ Latinh là "nạn nhân" của cuộc đấu đá nội bộ liên quan tới lợi ích giữa các đảng phái chính trị ở Washington.
Dưới thới chính quyền Bush, khi phe Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đã khiến hàng loạt những lợi ích của Mỹ tại Mỹ Latinh đã không thể được khai thác, mà cụ thể nhất là Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ - Colombia, Mỹ - Panama gặp nhiều cản trở từ cơ quan lập pháp Mỹ trong quá trình đàm phán.
Dước chính quyền Obama thì Quốc hội Mỹ do phe Cộng hoà chi phối, những lợi ích của Mỹ tại sân sau chiến lược vẫn bị bỏ ngỏ, trong đó có số phận của Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ - Colombia, Mỹ - Panama.
Ngoại trưởng Tillerson đã từ chối tham gia cuộc họp của Đại hội đồng các Quóc gia Châu Mỹ ngay phút chót, cho thấy Washington chưa thực sự quan tâm tới khư vực này
Ông Michael Shifter thuộc Tổ chức Đối thoại Liên Mỹ cho rằng: "Những người Cộng hòa cảm thấy chính quyền quá gắn bó với OAS. Song OAS không truyền cảm hứng cho Washington, nên chính phủ bị hoài nghi về lập trường với chủ nghĩa đa phương".
Thành quả lớn nhất của 8 năm làm Tổng thống Mỹ của ông Obama chỉ là thoả thuận tái kết nối bang giao với Cuba, song lại đang gặp rất nhiều sóng gió dưới thời chính quyền Donald Trump.
Ngày 15/8/2017, khi Tổng thống Trump đang lo xử lý "Dư chấn bạo lực Virginia" thì Phó Tổng thống Pence đã thực hiện chuyến công du tới Mỹ Latinh, mà trọng tâm được cho là chỉ tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela.
"Tôi ở đây, thay mặt cho Tổng thống, mà nói với các bạn rằng dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ sẽ luôn đặt an ninh và thịnh vượng của Mỹ Latinh lên trên hết. Không có Mỹ Latinh thì không có Mỹ. Sự hiện diện của tôi ở đây đã chứng minh điều đó".
Tuy nhiên, thông điệp mà vị Phó Tổng thống Mỹ gửi tới các đồng minh tại khu vực sân sau chiến lược của Mỹ đã bị phóng viên Tamara Keith của NPR - tháp tùng ông Pence - lật tẩy và chỉ ra đó chỉ là đầu môi chót lưỡi.
"Thật thú vị, ông cũng đã từng nói như thế trong chuyến thăm đến Estonia một vài tuần trước. Chuyến đi nào ông cũng truyền tải các giá trị của tự do - dân chủ và chia sẻ sự thịnh vượng".
Chính quyền Trump chỉ quan tâm tới việc trừng phạt thực thể đối nghịch tại Mỹ Latinh
Như vậy, dường như chính quyền Mỹ đã không còn xem trọng khu vực mà bao năm qua được xem là sân sau chiến lược của Mỹ, ngoài việc tìm cách trừng phạt những thực thể đối nghịch tại khu vực này phản ứng tiêu cực với cây gậy của Mỹ.
Giới phân tích từng cho rằng, tại khu vực Mỹ Latinh có tới ba quốc gia tham gia TPP là Mexico, Peru và Chile nên kỳ vọng Washington sẽ thay đổi chính sách với khu vực chiến lược này.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi TPP và tái đàm phán Hiệp định thương mại Tự do Bắc Mỹ với Mexico thì có thể thấy chính quyền Mỹ đã không còn quan tâm đúng mức tới các đối tác tại Mỹ Latinh nữa.
Khi Mỹ để trống sân sau chiến lược thì các thực thể khác chắc chắn sẽ nhảy vào và khiến cho nước Mỹ phải gánh chịu thiệt hại. Điều đó diễn ra như thế nào, xin phép được giới thiệu ở phần tiếp theo.
Theo Ngọc Việt
Báo Đất việt
Chủ tịch Raul Castro sắp mãn nhiệm, ai sẽ lãnh đạo Cuba? Một số gương mặt được dự đoán sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Cuba sau khi Chủ tịch Raul Castro mãn nhiệm vào tháng 4 năm sau. Chủ tịch Cuba Raul Castro (Ảnh: AFP) Quốc hội Cuba hôm qua 21/12 đã thông qua đề xuất cho phép kéo dài quá trình chuyển giao quyền lực của ban lãnh đạo cũ...