Điểm sáng duy trì tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh
Phát triển công nghiệp, nhất là khai thác than hiện đang được coi là điểm sáng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Quảng Ninh.
Đầu tháng Tư này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tính đến kịch bản không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 12% trong năm 2020 do nền kinh tế đang phải chịu ảnh hưởng xấu của dịch COVID-19.
Để đạt được “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 12%, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành than, để đơn vị tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay.
Việc phát triển công nghiệp, nhất là khai thác than hiện đang được coi là điểm sáng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Quảng Ninh.
Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, quý 1 vừa qua, tổng lượng than nguyên khai sản xuất đạt 10,4 triệu tấn, bằng 25,7% kế hoạch năm; than tiêu thụ: 11,63 triệu tấn, bằng 24% kế hoạch; trong đó: tiêu thụ trong nước đạt 11,44 triệu tấn.
Riêng than cấp điện đạt 9,89 triệu tấn, bằng 24% kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ, tăng tương ứng 1,1 triệu tấn. Doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 30.215 tỷ đồng.
Theo đó, tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án Nhà máy tuyển than Khe Chàm, Mỏ than Mông Dương, Bãi thải Bàng Nâu.
Video đang HOT
Đồng thời, tỉnh tổ chức làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép một số mỏ than đủ điều kiện khai thác vượt công suất theo quy định; nhập khẩu than và thực hiện nghiền sàng phối trộn than tại các bến, cảng trên địa bàn tỉnh; bố trí tàu biển có trọng tải trên 70.000DWT vào làm hàng tại vùng neo chuyển tải Hòn Nét cảng Cẩm Phả để giảm chi phí vận tải, giảm thời gian bốc xếp…
Bên cạnh đó, Quảng Ninh chủ động cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xác định công nghiệp chế tạo là một trong những trọng tâm phát triển.
Thời gian này, Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục bám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư và mở rộng của các dự án sản xuất động lực, sớm đưa vào hoạt động một số nhà máy công nghiệp chế biến chế tạo.
Trong số các nhà máy trên phải kể đến các dự án như Nhà máy sản xuất hạt nhựa và bao bì tại khu công nghiệp Hải Yên, Nhà máy sản xuất gạch không nung, khuôn viên cây xanh và hồ điều hòa khu công nghiệp Cái Lân, Nhà máy sản xuất linh kiện loa và tai nghe của Công ty Tonly Electronics Technology Limited (Hong Kong) thuộc tập đoàn TCL… bù đắp cho sự khó khăn, sụt giảm trong những tháng đầu năm.
Hết quý 1 vừa qua, Quảng Ninh có tới 4/6 chỉ tiêu kinh tế không hoàn thành kế hoạch. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,2% (thấp hơn 1% so với kịch bản). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thấp hơn 211 tỷ đồng.
Khách du lịch giảm trên 1 triệu khách, doanh thu du lịch giảm 1.828 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 80,5 triệu USD./.
Năm 2020: Bức tranh thị trường bất động sản vẫn còn nhiều gam màu sáng
Nhận định chung về tình hình thị trường bất động sản trong năm 2020, các chuyên gia và nhà đầu tư đều cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục sàng lọc, tăng trưởng chậm hơn.
Sáng nay (6/1), diễn đàn Đầu tư và Phát triển kinh doanh 2020: "Cơ hội tăng tốc và bứt phá" vừa được tổ chức tại TP.HCM. Tại đây, các chuyên gia trong ngành kinh tế, ngân hàng, bất động sản đều đánh giá rằng, bức tranh thị trường bất động sản năm 2020 vẫn còn nhiều gam màu sáng, không quá bi quan.
Cụ thể, tại phiên làm việc thứ 2 với chủ đề: "Những giải pháp làm đòn bẩy cho thị trường tài chính và bất động sản 2020", TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết, không chỉ tại TP.HCM, mà cả Hà Nội, thị trường bất động sản trong năm qua cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, ở một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Bình Thuận trong năm qua lại ghi nhận sự tăng trưởng rất tốt, nhà đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh này. Do đó, thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình cơ bản sàng lọc, chức không đến mức độ bị quan như mọi người vẫn nghĩ.
Theo TS.Cấn Văn Lực, một trong những nguyên nhân dẫn đền việc sụt giảm tại thị trường bất động sản là do thể chế, chính sách không theo kịp sự phát triển của bất động sản. Nguyên nhân thứ hai là liên quan đến rà soát, thanh tra kiểm tra tại các địa phương trong thời gian qua.
Liên quan đến vấn đề tài chính bất động sản, tín dụng cho bất động sản tăng bình quân 14,5% trong năm qua. Ông Lực cho biết, bản thân nhiều chủ đầu tư của chúng ta hiện nay đang có vấn đề, việc quản lý tài chính và truyền thông chưa tốt, nhưng những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thì làm ăn khá tốt, giá cổ phiếu tăng bình quân 13%.
"Như vậy là tăng lên chứ không phải giảm", ông Lực nói và cho biết thêm, Thông tư 22 của Ngân hàng nhà nước sẽ giúp thị trường bất động sản tích cực hơn, vay mua nhà, sửa chữa nhà vẫn chỉ chịu hệ số rủi ro 50%. Còn kinh doanh bất động sản thì hệ số rủi ro vẫn ở mức 200%.
Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán vừa sửa đổi cho phép quỹ đầu tư bất động sản hoạt động, điều này sẽ giúp thu hút nhiều hơn vốn vào ngành này. Đặc biệt là đối với dòng vốn đầu tư từ tư nhân, hộ gia đình.
Chia sẻ về những định hướng của Ngân hàng Nhà nước về cung tiền, lãi suất, tỷ giá... trong năm 2020, bà Dương Thị Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước cho biết, khi xây dựng chỉ tiêu định hướng năm 2020, Ngân hàng Nhà nước dựa trên đánh giá tổng thể nhiều yếu tố. Theo đó, dự kiến tổng phương tiện thanh toán tăng 13%, tăng trưởng tín dụng đạt 14%, các chỉ tiêu này cũng linh hoạt điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Trong quá trình điều hành, Ngân hàng nhà nước cũng rất linh hoạt, bám sát diễn biễn thị trường để điều chỉnh lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế bởi mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng nhà nước đặt ra là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
"Về Thông tư 22, trong quá trình ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã có sự lắng nghe cũng như phân tích tình hình thực tế của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng, nên đã xây dựng lộ trình cụ thể để các ngân hàng điều chỉnh cơ cấu về vốn để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững hơn", bà Bình nói.
Dưới góc độ là chủ đầu tư, doanh nghiệp trực tiếp tham gia thị trường, bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phúc Land cho biết, thị trường bất động sản hiện nay đang có nhiều nốt trầm. Nguyên nhân do bất động sản là chiến lược đầu tư dài hạn nhưng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố.
Theo bà Hương, các doanh nghiệp bất động sản nên chú ý rằng, thị trường bất động sản luôn có 2 nhu cầu chính, đó là ở và đầu tư. Trong đó, nhu cầu ở luôn luôn tăng trong hiện tại và tương lai. Nhu cầu thứ 2 là đầu tư, sẽ có đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định rõ dòng sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu nào.
Nếu doanh nghiệp hoạch định sản phẩm của mình mang tính đầu tư cao (khoảng 70%), thì chắc chắn sẽ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài khi thị trường có biến động. Còn khi hoạch định sản phẩm mang tính đầu tư bền vững, mang lại giá trị thực sự cho người dân, sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Bên cạnh sự biến động của thị trường thì giá trị sản phẩm vẫn tăng.
"Bức tranh thị trường năm 2020 là sáng hay trầm là do người vẽ nên bức tranh, trong đó có trách nhiệm hành động của doanh nghiệp. Do đó, cần tăng cường năng lực đầu tư, đầu tư cho nhân sự và bắt kịp xu hướng của người dân. Chúng ta buộc phải hành động, hành động để năm 2020 sẽ có bức tranh thị trường có gam màu sáng hơn và tốt hơn", bà Hương nói.
Việt Dũng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Bất động sản biển sở hữu lâu dài sẽ lên ngôi trong năm 2020 Sau thời kỳ bùng nổ condotel, bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay đang xuất hiện theo xu hướng mới, đó là các sản phẩm căn hộ biển, nhà phố thương mại biển với tiềm năng kinh doanh lớn từ sự gia tăng chóng mặt của khách du lịch. Theo thống kê, với tốc độ tăng trưởng du lịch chóng mặt như hiện...