Điểm sàn xét tuyển ĐH khối ngành y, dược từ 19-22 có phù hợp?
Bộ GD-ĐT vừa công bố điểm sàn xét tuyển đại học khối ngành sức khỏe dao động từ 19-22 điểm tùy từng ngành.
Theo đó, nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, ngưỡng đảm bảo chất lượng ngành Y khoa và Răng – Hàm – Mặt là 22 điểm, ngành Dược học và Y học cổ truyền là 21 điểm, các ngành Sức khỏe gồm: Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật phục hình răng là 19 điểm.
Nhận xét về mức điểm sàn này, PGS. TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo đại học, ĐH Y Hà Nội đánh giá cao kết quả thảo luận để đưa ra kết luận ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhóm ngành sức khỏe cấp chứng chỉ hành nghề. Quyết định được đưa ra dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn. Bao gồm: phân tích tổng điểm của các môn Toán, Hóa, Sinh thuộc tổ hợp B00 và so sánh với kết quả các năm 2020, 2021, phân tích đánh giá mức độ khó, mức độ phân hóa của các môn Toán, Hóa, Sinh 2022 so với các năm 2020, 2021; xét đến các điều kiện tổ chức học tập của bậc phổ thông, nhất là trong thời kỳ bị dịch bệnh ảnh hưởng liên tục từ năm 2019 đến nay.
PGS. TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo đại học, ĐH Y Hà Nội cho rằng mức điểm sàn khối ngành sức khỏe năm nay khá phù hợp.
“Trên cơ sở tổng chỉ tiêu của các trường có đào tạo ngành sức khỏe, cả công lập và ngoài công lập, chúng tôi cho rằng mức điểm này là phù hợp. Một là đảm bảo được chất lượng để các em có thể theo đuổi, học được các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe mà không ảnh hưởng đến việc đáp ứng các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Hai là đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và yêu cầu đổi mới của chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng sức khỏe người dân và nâng cao hiệu quả chăm sóc y tế của đất nước trong thời gian tới, tầm nhìn đến năm 2025-2030″, PGS.TS Lê Đình Tùng nhấn mạnh.
Theo thầy Tùng, năm 2022, Trường ĐH Y Hà Nội xác định chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo của nhà trường tương tự như năm 2020, ổn định xu hướng đến năm 2025 bao gồm cả ngành đạo tạo và tổng quy mô đào tạo. Trường áp dụng 5 phương thức theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT. Đề án tuyển sinh của trường đã nói rất rõ, khi các phương thức tuyển thẳng không tuyển đủ chỉ tiêu thì sẽ chuyển chỉ tiêu này để xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Do đó, thí sinh cao có thể mạnh dạn lựa chọn, đăng ký vào trường trên cơ sở tổng điểm 3 môn Toán, Hóa, Sinh mà các em đã được biết. Đối với những ngành thấp hơn ở ngưỡng điểm trên 26 điểm hoặc trên 23 điểm thì cần thận trọng sắp xếp nguyện vọng cho phù hợp.
“Do số lượng thí sinh sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển đại học cao hơn năm 2021, để tránh quá tải hệ thống, sau khi tìm hiểu, các em nên suy nghĩ và đăng kí nguyện vọng sớm, không nên để dồn vào những ngày cuối cùng.
Đây là thời điểm để lựa chọn những người phù hợp, cam kết theo đuổi ngành nghề và thực sự yêu thích ngành nghề này, vì mục đích nâng cao sức khỏe, tầm vóc của người Việt nói riêng, của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân nói chung. Ngành chăm sóc sức khỏe là ngành đặc biệt, tuyển dụng đặc biệt, đào tạo đặc biệt, đãi ngộ đặc biệt và chính những đặc biệt ấy đòi hỏi những người đảm bảo cơ bản về kiến thức để có thể theo đuổi được ngành nghề này.
Chúng tôi vẫn mong các em có kết quả học tập THPT xuất sắc và có đam mê, ý thức trách nhiệm với sức khỏe người dân sẽ mạnh dạn theo đuổi ngành nghề này. Ngành nghề nào cũng vất vả và để trở thành xuất sắc thì không có lao động bình thường mà xuất sắc được. Còn với những khó khăn về học phí, học bổng, Trường ĐH Y Hà Nội đã thảo luận, trao đổi trên cơ sở tìm kiếm tối đa các nguồn hỗ trợ sinh viên để các em có thể yên tâm theo đuổi đam mê, kỳ vọng của gia đình, cá nhân, phục vụ mục đích cao cả”, PGS.TS Lê Đình Tùng nhấn mạnh.
Còn theo TS Vũ Văn Thành, Phó Hiệu trưởng ĐH Điều dưỡng Nam Định, công tác xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề năm nay khá phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Đặc biệt khóa học sinh tốt nghiệp năm 2022 phải chịu tác động nặng nề của dịch bệnh COVID-19, điều này ảnh hưởng một phần đến chất lượng học tập của các em. Tuy nhiên, cấu trúc và nội dung đề thi tốt nghiệp THPT phù hợp đã cho ra một phổ điểm phân bố chuẩn, đây là điều kiện rất tốt để các trường đại học xét tuyển.
Video đang HOT
TS Vũ Văn Thành, Phó Hiệu trưởng ĐH Điều dưỡng Nam Định.
TS Thành cũng lưu ý, theo quy chế tuyển sinh đại học, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng cần nhớ rằng đăng ký nguyện vọng đầu tiên phải là ngành/trường mình yêu thích và muốn học nhất căn cứ vào điểm sàn mà Bộ GD-ĐT cũng như các trường vừa công bố.
Theo đề án tuyển sinh, Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định năm nay xác định hơn 900 chỉ tiêu, phân bổ cho 3 phương thức xét tuyển: xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả điểm học bạ và xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
“Các em học sinh có nguyện vọng học tập tại trường, nếu đăng ký xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì các em cần có điểm thi cao hơn điểm sàn và phải đặt nguyện vọng vào trường là nguyện vọng cao nhất”, TS Vũ Văn Thành cho biết thêm./.
Điểm sàn đại học 2022 được tính thế nào?
Điểm sàn năm nay không dao động nhiều so với năm trước và vẫn tăng hơn ở những ngành hot.
Hiện nay, hầu hết các trường đại học đang và tiếp tục công bố ngưỡng chất lượng đầu vào (điểm sàn) để làm căn cứ cho thí sinh (TS) đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến.
Đây là năm có nhiều thay đổi lớn trong tuyển sinh, khi Bộ GD&ĐT thực hiện lọc ảo chung khiến việc xác định điểm sàn ở các trường không phải dễ dàng.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nhiều trường tốp trên có điểm sàn tăng
Theo công bố mới nhất của Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), trường sẽ nhận hồ sơ xét tuyển của những TS có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp đạt từ 23 điểm trở lên. Mức điểm sàn này áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo.
Đáng nói, mức công bố mới được trường điều chỉnh theo hướng tăng 1 điểm sau khi có kết quả thi do Bộ GD&ĐT công bố và đây là một trong ít trường có điểm sàn cao nhất hiện nay, mức này cũng cao hơn năm 2021 là 1 điểm nhưng cao hơn năm 2020 đến 4 điểm.
Tương tự, theo công bố của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, năm nay mức điểm nhận hồ sơ vào trường tối thiểu là 18 điểm, tăng 1 điểm so với năm 2021. Đây là mức đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và mức này cũng áp dụng cho tất cả các ngành/chương trình đào tạo.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm nay cũng có điểm sàn xét tuyển cho tất cả các ngành hệ đại trà là 19 điểm, tăng 0,5 điểm so với năm trước. Riêng các ngành chương trình chất lượng cao, liên kết quốc tế 2 2 có điểm sàn là 18 điểm. Tại Phân hiệu Quảng Ngãi, điểm sàn của tất cả các ngành là 17 điểm.
Tại khu vực phía Bắc, nhiều trường cũng đã công bố điểm sàn với mức khá cao. Như ĐH Quốc gia Hà Nội có điểm sàn từ 20 điểm/tổ hợp xét tuyển.
Tại khu vực phía Bắc, nhiều trường cũng đã công bố điểm sàn với mức khá cao. Như ĐH Quốc gia Hà Nội có điểm sàn từ 20 điểm/tổ hợp xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số).
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay cũng quy định điểm sàn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT khá cao khi lấy tới 23 điểm, áp dụng cho cả chín tổ hợp gồm: A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29.
Còn Trường ĐH Ngoại thương, năm nay, tại trụ sở chính Hà Nội và TP.HCM, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển ở các tổ hợp đều từ 23,5 điểm. Riêng bốn tổ hợp A00, A01, D01, D07 tại Cơ sở Quảng Ninh có điểm sàn là 20 điểm.
Tuy nhiên, bên cạnh một số trường có điểm sàn cao và tăng hơn, nhiều trường có điểm sàn tương tự năm 2021, thậm chí giảm hơn.
Như Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM năm nay lấy điểm sàn từ 16 đến 20 điểm, giảm 1 điểm so với năm trước.
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết năm nay do thời điểm công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp diễn ra trong thời gian TS đăng ký xét tuyển nên hầu như không có trường nào nắm được số lượng TS đăng ký để xác định điểm sàn như mọi năm. Do đó, điểm sàn năm nay trường ấn định tương tự năm trước để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Điểm sàn khối sức khỏe, sư phạm ra sao?
Tối 29-7, Bộ GD&ĐT đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên và khối sức khỏe.
Trong đó, nhóm ngành đào tạo giáo viên có mức điểm tương tự năm 2021, ở nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học là 19 điểm, cao đẳng của ngành giáo dục mầm non là 17 điểm. Riêng đối với ngành giáo dục thể chất, ngành sư phạm âm nhạc và ngành sư phạm mỹ thuật có điểm sàn tăng hơn 1 điểm, 19 điểm. Mức điểm này áp dụng đối với tổ hợp xét tuyển ba môn văn hóa, các tổ hợp xét tuyển khác thực hiện theo quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành.
Còn với khối ngành sức khỏe, Bộ GD&ĐT đã quyết định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển năm nay từ 19 đến 22 điểm, bằng với năm trước.
Trong đó, y khoa và răng - hàm - mặt là hai ngành có điểm sàn cao nhất ở nhóm ngành sức khỏe với 22 điểm. Ngành y học cổ truyền và dược học là 21 điểm, các ngành còn lại có điểm sàn là 19 điểm.
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn này, PGS-TS Lê Đình Tùng, Trưởng Phòng quản lý đào tạo đại học Trường ĐH Y Hà Nội, cho rằng điểm sàn của khối sức khỏe năm nay rất phù hợp khi dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn. Bao gồm: Phân tích tổng điểm của các môn toán, hóa, sinh thuộc tổ hợp B00 và so sánh với kết quả các năm 2020, 2021; phân tích, đánh giá mức độ khó, mức độ phân hóa của các môn toán, hóa, sinh năm 2022, điều kiện tổ chức học tập của bậc phổ thông trong tình hình dịch bệnh và tổng chỉ tiêu khối ngành này.
Đối với Trường ĐH Y Hà Nội, PGS-TS Lê Đình Tùng khuyên các em điểm cao thì cứ mạnh dạn lựa chọn, đăng ký vào trường trên cơ sở tổng điểm ba môn toán, hóa, sinh. Đối với những ngành thấp hơn ở ngưỡng điểm trên 26 điểm hoặc trên 23 điểm thì cần thận trọng sắp xếp nguyện vọng cho phù hợp.
Dựa vào điểm sàn này, TS Vũ Văn Thành, Phó Hiệu trưởngTrường ĐH Điều dưỡng Nam Định, lưu ý TS đăng ký nguyện vọng đầu tiên phải là ngành/trường mình yêu thích và muốn học nhất. Tuy nhiên, các em cần có điểm thi cao hơn điểm sàn để có cơ hội trúng tuyển.
Phía Bộ GD&ĐT cũng lưu ý đối với các ngành khác ngoài nhóm ngành sức khỏe, sư phạm, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định và chịu trách nhiệm giải trình.
Điểm sàn là điều kiện cần để TS có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường nhằm đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh.
Hơn 900.000 thí sinh xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, năm nay cả nước có hơn 900.000 TS tham gia xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Tổng chỉ tiêu đại học năm nay chỉ hơn 550.000 TS.
Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, thời hạn để TS đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng trực tuyến trên hệ thống hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia là đến 17 giờ ngày 20-8.
Sau đó, từ ngày 21-8 đến 17 giờ ngày 28-8, TS phải xác nhận số lượng, thứ tự và nộp lệ phí trực tuyến các nguyện vọng xét tuyển.
Hệ thống sẽ thực hiện lọc ảo từ ngày 4-9 đến 17 giờ ngày 15-9. Trước 17 giờ ngày 17-9, các cơ sở đào tạo xác nhận điểm trúng tuyển và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) công bố điểm sàn Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm sàn xét tuyển 2022. Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố điểm sàn. (Nguồn: TT) Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) thông báo điểm sàn...