‘Điểm sàn không thể quá thấp’
Trao đổi với VnExpress, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên Đào Trọng Thi cho rằng, điểm sàn không thể hạ quá thấp để đảm bảo tuyển chọn thí sinh đủ năng lực theo học đại học và đã đến lúc bỏ ba chung.
- Thưa ông, mới đây Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập kiến nghị Bộ Giáo dục hạ điểm sàn để tuyển đủ chỉ tiêu, ông suy nghĩ thế nào về việc này?
- Điểm sàn được xây dựng căn cứ vào quy mô tuyển sinh, lựa chọn điểm sàn đảm bảo sao cho các trường đều đủ nguồn tuyển. Hiện nay chúng ta đang xét điểm sàn dựa trên kết quả thi, xác định đến mức điểm sao cho các em có đủ tiêu chuẩn theo học đại học.
Điểm sàn các năm không giống nhau, có thể thay đổi tùy tình hình. Tôi biết việc các trường đại học ngoài công lập đề nghị bỏ điểm sàn, thế nhưng việc này cần thận trọng vì có thể trường cần người học nên hạ điểm sàn quá mức, không đảm bảo tuyển chọn thí sinh đủ năng lực.
Nếu chấp nhận những em không đủ năng lực học tập, một thời gian sau các em không theo được, bị buộc thôi học, sẽ gây lãng phí cho gia đình, xã hội. Còn nếu các em học tiếp được thì người dân lại nghi ngờ chất lượng đào tạo.
- Hiện nay việc ra đề thi đã định mức bao nhiêu câu dành cho các em học lực trung bình, bao nhiêu câu khá. Vậy tại sao chúng ta không xây dựng điểm sàn dựa trên đề thi mà phải đợi kết quả mới công bố gây lo lắng cho thí sinh?
Ông Đào Trọng Thi: “Đã đến lúc bỏ 3 chung trong tuyển sinh đại học”. Ảnh: H.K.
- Nếu chỉ dựa trên yếu tố mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và đảm bảo đề thi ra tốt thì chúng ta có thể lấy điểm trung bình là điểm sàn, 15 điểm. Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo yêu cầu tối thiểu về năng lực theo học thì chúng ta còn phải tạo đủ nguồn tuyển vào các nhà trường.
Video đang HOT
Việc phân bổ thí sinh dự thi ở các trường lại khác nhau. Có trường quy mô nhỏ nhưng uy tín nên nhiều người thi, nhiều em điểm cao nhưng vẫn trượt vì điểm chuẩn trường đó cao hơn sàn rất nhiều.
Còn đại học ngoài công lập uy tín chưa đủ, chưa hấp dẫn, chưa được xã hội tín nhiệm nên ít học sinh giỏi đăng ký thi. Vì thế số em đạt điểm cao rất ít mà dưới điểm sàn thì nhiều. Trong hoàn cảnh đó, 3 chung sẽ điều phối lại cơ cấu thí sinh ở các trường thông qua nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.
Ngoài ra, chúng ta còn phải đảm bảo cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu nên phải công bố điểm sàn sau khi đã có kết quả thi. Nếu đưa điểm sàn ngay sau khi có đề thi, trong trường hợp chúng ta đánh giá hơi lệch năng lực học sinh, đề khó thì số trên sàn ít sẽ không đủ nguồn tuyển. Nhưng nếu đề dễ hơn một chút thì trên sàn lại nhiều quá, các trường tuyển sẽ khó bởi hiện nay chúng ta không đủ năng lực tuyển đủ chỉ tiêu theo điểm từ cao xuống thấp. Có em điểm thấp nhưng chọn đúng trường vẫn đỗ.
- Nhiều đại học ngoài công lập đang muốn mở đầu vào vì cho rằng mình đủ khả năng đào tạo, điều này sẽ gây hệ lụy thế nào?
- Nếu để họ thỏa mãn điều đó thì rất có thể họ sẽ vi phạm các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Thậm chí nếu có em chỉ vài ba điểm mà cho nhận là họ nhận ngay. Như vậy khi ra thị trường, nguồn nhân lực sẽ không đảm bảo yêu cầu. Còn nếu trường có nhiều chỗ cho học sinh học và có khả năng sàng lọc để quản lý đầu ra, thì sẽ có em vào học rồi không ra được. Lúc đó lại gây lãng phí cho các em, gia đình và xã hội. Tôi cho rằng trong điều kiện hiện nay tốt nhất không nên để sự lãng phí như vậy.
- Việc lựa chọn môn thi vào đại học hiện nay chưa hợp lý. Đơn cử các khối Kinh tế thi Toán là cần thiết nhưng Hóa thì hầu như các em không dùng đến, trong khi tiếng Anh lại rất quan trọng. Theo ông nên thay đổi theo hướng nào?
- Tôi nghĩ nên thay đổi. Bây giờ chúng ta đang thi khối A, B, C sử dụng cho nhiều trường đại học. Nếu giao quyền chủ động cho từng trường thì họ có thể đặt ra những môn thi riêng cho từng ngành học phù hợp. Khi đó khối A trường này không nhất thiết phải giống khối A của trường kia.
Tôi cũng cho rằng đã đến lúc giao quyền chủ động tuyển sinh cho các trường để họ tự tuyển theo đúng yêu cầu về chuyên môn, kiến thức, năng lực và yêu cầu đào tạo của từng trường.
- Nhưng giao quyền tự chủ cho các trường sẽ mâu thuẫn với ý ông nói trước đó rằng sẽ thả lỏng chất lượng đầu vào?
- Khi giao quyền tự chủ cho các trường thì không còn 3 chung nữa. Lúc đó chúng ta phải tìm giải pháp khác để khắc phục tình trạng lỏng lẻo đầu vào. Tuy nhiên, xu hướng chung giao quyền tự chủ cho các trường là con đường đi đúng và được nhiều hơn mất.
Tôi nghĩ đã đến lúc bỏ 3 chung rồi nhưng nếu phải sử dụng thì chúng ta vẫn tận dụng được những ưu thế của nó như điểm sàn hay mặt bằng chung.
Theo VNE
Ngày hội thông tin tuyển sinh NV2-3 ĐH Quốc tế Bắc Hà.
Là Trường đại học ngoài công lập theo chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, với hệ thống các tín chỉ trong chương trình học được các trường đại học uy tín trên thế giới ở Anh, Pháp, Úc công nhận tương đương, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà với sứ mệnh đem đến những cơ hội học tập khác nhau và mang lại một môi trường đào tạo tốt nhất cho sinh viên Việt Nam.
Vào lúc 8h ngày 11 tháng 08 năm 2011 tại Khách sạn Công đoàn, 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội
Là Trường đại học ngoài công lập theo chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, với hệ thống các tín chỉ trong chương trình học được các trường đại học uy tín trên thế giới ở Anh, Pháp, Úc công nhận tương đương, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà với sứ mệnh đem đến những cơ hội học tập khác nhau và mang lại một môi trường đào tạo tốt nhất cho sinh viên Việt Nam, chúng tôi xin hân hạnh mời bạn và quý phụ huynh đến tham dự Ngày hội thông tin tuyển sinh NV2-NV3 với các ngành đào tạo:
Tài chính - Ngân hàng
Kế toán
Quản trị kinh doanh
Công nghệ thông tin
Điện tử - Truyền thông
Và các hệ đào tạo tại Đại học Quốc tế Bắc Hà:
Đại học chính quy
Cao đẳng chính quy
Du học chuyển tiếp (mô hình 2-2, 3-1)
Liên thông đại học
Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn và phụ huynh được cung cấp một cách đầy đủ nhất về thông tin các chương trình, cũng như điều kiện và thủ tục theo học tại Đại học Quốc tế Bắc Hà.
Mọi thông tin chi tiết xin xem thêm trên:
Website: www.bhiu.edu.vn
Theo PLXH
'Đại học ngoài công lập đứng trước nguy cơ tan rã' Sáng 5/8, tại Hà Nội, lãnh đạo các đại học ngoài công lập đã có buổi thảo luận, trao đổi về kiến nghị điểm sàn gửi lên Bộ GD&ĐT. Nhiều người cho rằng các trường ngoài công lập đang chết dần bởi không có nguồn tuyển. Ngay sau khi hiệp hội các trường đại học ngoài công lập kiến nghị Bộ Giáo dục...