Điểm sàn khối ngành sức khỏe, sư phạm: Yếu tố quyết định là chất lượng chứ không phải nguồn tuyển
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các ngành được bộ này quy định điểm sàn đều dư nguồn tuyển, dù hệ số dư khác nhau giữa các ngành. Tuy nhiên, yếu tố quyết định điểm sàn là chất lượng chứ không phải là số dư nguồn tuyển.
Bà Phụng cho biết: “Căn cứ chủ yếu để các hội đồng tư vấn của Bộ GD-ĐT giúp Bộ trưởng xác định điểm sàn là yêu cầu về chất lượng đối với nguồn tuyển của các ngành cần quy định điểm sàn và phổ điểm thi của thí sinh (TS). Bên cạnh đó còn tham khảo các yếu tố về chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng TS lựa chọn, điểm ưu tiên… Sau khi có quyết định điểm sàn, chúng tôi cũng được nghe một số ý kiến tỏ ra lo lắng về nguồn tuyển của các trường liên quan khi mà điểm sàn có vẻ cao… Như tôi vừa nói, căn cứ chủ yếu để xác định điểm sàn là yêu cầu về chất lượng đối với nguồn tuyển của ngành sư phạm và sức khỏe, để đảm bảo và nâng cao chất lượng đội ngũ thầy cô giáo, thầy thuốc và cán bộ y tế”.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Ảnh: Quý Hiên
Ngăn chặn một số trường lấy điểm quá thấp
Ngưỡng đảm bảo này sẽ tác động như thế nào tới việc nâng cao chất lượng đào tạo y dược, sư phạm cũng như nguồn tuyển của hai khối ngành này?
Điểm sàn sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn tuyển, chất lượng đầu vào của các ngành quan trọng là đào tạo thầy cô giáo và đào tạo đội ngũ thầy thuốc, cán bộ y tế – những người có vai trò quyết định tới trí tuệ, thể chất và sức khỏe của các thế hệ trẻ nói riêng và toàn dân tộc nói chung. Đặc biệt là chính sách điểm sàn sẽ ngăn chặn một số trường do thiếu nguồn tuyển nên có thể lấy điểm quá thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực nói chung. Từ việc nâng cao chất lượng đầu vào sẽ tác động đến chất lượng dạy và học, chất lượng đầu ra, đến việc làm của sinh viên tốt nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, có sức cạnh tranh trong thị trường lao động ngày càng không biên giới.
Thưa bà, số dư nguồn tuyển của các ngành trên là bao nhiêu?
Ở trình độ ĐH, số dư nguồn tuyển của các ngành đào tạo giáo viên khoảng 1,51/1 chỉ tiêu tuyển sinh. Số dư của các ngành khác như sau: y khoa khoảng 1,77; răng hàm mặt 5,08; y học cổ truyền 1,25; dược học 1,29; các ngành điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng có số dư là 1,18. Số dư nguồn tuyển chênh lệch giữa các ngành phản ánh tính hấp dẫn và nhu cầu của người học đối với ngành đó. Điều đó cũng chứng tỏ điểm sàn chủ yếu để đáp ứng mục đích đảm bảo yêu cầu chất lượng của các ngành, có tham khảo nhưng không phụ thuộc vào số dư nguồn tuyển.
Sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Không nên đánh đổi chất lượng để lấy số lượng nguồn tuyển
Năm 2019 là năm thứ hai điểm sàn tuyển sinh do trường quyết định, trừ ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe. Bộ có kiểm soát được chất lượng đầu vào của các trường hay không?
Theo quy định của pháp luật, điểm sàn của các trường do các trường tự chủ quyết định nhưng phải đưa vào đề án tuyển sinh và công khai trên cổng thông tin quốc gia của Bộ GD-ĐT để thanh, kiểm tra và xã hội giám sát. Các thông tin này cũng phải khai báo trên trang nghiệp vụ tuyển sinh để phần mềm theo dõi, lọc các TS không đủ điểm sàn ra khỏi nguồn xét tuyển của các trường. Sau khi TS trúng tuyển, các trường phải cập nhật danh sách nhập học lên cơ sở dữ liệu tuyển sinh để thống kê và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện xét tuyển. Quy trình trên hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình xác định và thực hiện điểm sàn của các trường.
Thực tế, trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, một số ít trường có thể xác địnhđiểm sàn thấp để đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu. Đối với những trường hợp này, chúng tôi đã có trao đổi với lãnh đạo nhà trường những thông tin chung về nguồn tuyển, phổ điểm, đánh giá chất lượng của từng ngưỡng xét tuyển… để khuyến cáo các trường cân nhắc trong việc quyết định chính sách chất lượng của trường mình. Nếu xác định điểm sàn quá thấp cũng đồng nghĩa với việc các trường tự xác định vị thế chất lượng thấp của mình trong hệ thống.
Năm 2018, khoảng hơn 30 trường có ngành lấy điểm sàn đến 13, chủ yếu là các trường tư thục, trường thuộc một số tỉnh ở địa bàn khó khăn và trường đào tạo khối ngành nông lâm, thủy lợi… Điểm sàn thấp đồng nghĩa với chất lượng đầu vào thấp, nhưng không phải tất cả trường lấy điểm sàn thấp đều là những trường kém chất lượng. Nhưng mặt khác, cũng phải xác định giáo dục ĐH là giáo dục bậc cao, dù trong hoàn cảnh nào thì các trường cũng không nên đánh đổi chất lượng để lấy số lượng nguồn tuyển.
Vậy theo bà năm nay điểm sàn ở mức nào sẽ được coi là thấp?
Năm nay, đề thi đáp ứng tiêu chí 60% là kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp phổ thông. Phân tích phổ điểm cho thấy đề có độ phân hóa tốt. Kết quả phân tích dữ liệu điểm thi 2019 cho thấy số thí sinh đạt ngưỡng 13 điểm năm nay là 96%, tương đương với ngưỡng 12 điểm của năm 2018 (cũng đạt 96%). Do vậy, nếu căn cứ vào tỷ lệ TS đạt từng ngưỡng điểm thì trường nào xác định điểm sàn 13 chỉ tương đương với mức 12 điểm của năm 2018.
Ý kiến
Video đang HOT
Ủng hộ điểm sàn khối ngành sức khỏe
“Trường ủng hộ Bộ GD-ĐT khi Bộ đặt ngưỡng sàn là 21 điểm với ngành y khoa, 20 điểm với dược khoa. Đây là các ngành đào tạo quan trọng, nên đòi hỏi cao về chất lượng tuyển sinh là hợp lý”.
(Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội)
Có thể yên tâm về chất lượng
“Việc Bộ GD-ĐT đưa ra được ngưỡng đảm bảo chất lượng như năm nay là rất tốt. Nếu so với chỉ tiêu, điểm sàn mà Bộ đặt ra là không cao, nhưng so với “sàn” các ngành khác (chỉ 14 điểm) thì sàn của ngành y dược đã có thể khiến những người quan tâm tới đào tạo y dược yên tâm về chất lượng đầu vào khối ngành này”.
GS Nguyễn Hữu Tú
(Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội)
Không ảnh hưởng trường công lập
Điểm sàn các ngành sức khỏe là một cách sàng lọc TS đầu vào và mức điểm này tương đối phù hợp. Mức điểm sàn này với các trường công lập sẽ không ảnh hưởng gì.
(Trưởng phòng Đào tạo – Trường ĐH Y Dược TP.HCM)
Mức sàn sư phạm là phù hợp
Điểm sàn các ngành của trường đều tăng so với năm ngoái một phần do phổ điểm thi năm nay cao hơn và quan trọng là trường xác định điểm sàn khá sát với điểm chuẩn. Do vậy, ngưỡng điểm tối thiểu Bộ đưa ra ở mức phù hợp với các trường.
(Phó trưởng phòng Đào tạo – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Phương án hợp lý
“Các mức sàn ngành sức khỏe năm nay mà Bộ GD-ĐT đặt ra là phương án hợp lý nhất, vừa đạt yêu cầu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành y dược, vừa đảm bảo nguồn tuyển so với tổng chỉ tiêu của khối ngành này và chỉ tiêu của trường”.
(Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Hải Phòng)
Mức sàn chung chưa thuyết phục
Một mức sàn chung 18 điểm cho các ngành sư phạm bậc ĐH là chưa thực sự thuyết phục. Bởi lẽ, phổ điểm thi THPT quốc gia năm nay khá chênh lệch ở các tổ hợp môn, đặc biệt là giữa tổ hợp có điểm trung bình cao nhất với tổ hợp có điểm trung bình thấp nhất. Vì vậy, đưa ra một mức chung cho tất cả tổ hợp là chưa phản ánh được sự tương đồng.
Trưởng phòng Đào tạo một trường ĐH có đào tạo ngành giáo viên
Quý Hiên – Hà Ánh (ghi)
Nhiều trường đã công bố điểm sàn
Hôm qua 21.7, một số trường ĐH có đào tạo khối ngành sức khỏe, sư phạm đã công bố mức điểm sàn xét tuyển theo kỳ thi THPT quốc gia.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM có 3 mức sàn: cao nhất là 21 điểm, áp dụng cho 3 ngành: y khoa, dược học và răng hàm mặt. Ngành y học cổ truyền xét từ 20 điểm. Các ngành còn lại cùng mức 18 điểm.
Trường ĐH Lạc Hồng công bố điểm sàn ngành dược là 20 điểm.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng thông qua điểm sàn hôm qua với 3 ngành điểm cao nhất 21 (cao hơn sàn của Bộ GD-ĐT 3 điểm), gồm sư phạm toán, sư phạm hóa và sư phạm tiếng Anh.
Trường ĐH Sài Gòn điểm sàn cao nhất ở các ngành: sư phạm toán học, sư phạm hóa học, sư phạm vật lý và giáo dục mầm non, cùng 20 điểm.
Hà Ánh – Đăng Nguyên
Theo Thanh niên
Trường đại học nào ở TP.HCM thi năng khiếu?
Do ngành tuyển đặc thù nên một số ngành thuộc các trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao, ĐH Kiến trúc... yêu cầu thí sinh phải dự thi các môn năng khiếu kết hợp kết quả thi THPT quốc gia mới được xét tuyển.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thi năng khiếu ngày 7/7
Hai ngành học phải thi năng khiếu mới được xét tuyển gồm: Giáo dục Mầm non và Giáo dục Thể chất. Trong đó, thí sinh tham dự đều phải thi 2 phần. Điểm môn thi năng khiếu được tính là trung bình cộng của 2 phần thi.
Thí sinh thi năng khiếu vào ngành Sư phạm mầm non của trường ĐH Sài Gòn năm 2018
Ngành Giáo dục thể chất: Thí sinh trải qua phần 1 gồm kiểm tra thể hình, phát âm gồm: cột sống, tay chân, mắt, phát âm và các dị tật khác. Phần 2, thí sinh thực hiện các đánh giá thể lực chung gồm: chạy cự li ngắn, lực kế bóp tay và bật xa tại chỗ.
Ngành Giáo dục mầm non: thí sinh thi phần thi: Hát và Đọc, kể diễn cảm.
Nội dung thi Hát có phần thi bắt buộc thí sinh hát một bài tự chọn, không có nhạc đệm. Phần thi không bắt buộc, thí sinh độc tấu một bài nhạc tự chọn trên đàn phím (organ hoặc piano).
Lưu ý, phải hát đúng giai điệu (đúng lời, cao độ, trường độ); hát có cảm xúc (diễn đạt tốt sắc thái, tình cảm của bài hát); thể loại bài hát được sử dụng: tất cả các bài hát được lưu hành theo quy định cho phép của Bộ VH&TTDL, ngoại trừ cải lương, tuồng, chèo, hát bội. Thí sinh tự mang theo đàn Organ nếu có ý định thi thêm phần không bắt buộc.
Nội dung thi Đọc, Kể diễn cảm gồm: Kể một câu chuyện tự chọn chuẩn bị trước (nội dung truyện phù hợp với lứa tuổi mầm non và có ý nghĩa giáo dục); Đọc diễn cảm 1 câu chuyện/bài thơ theo kết quả bốc thăm tại phòng thi.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công bố thời gian dự kiến tổ chức thi các môn năng khiếu: ngày 7/7/2019.
Trường ĐH Sài Gòn tổ chức thi năng khiếu trong 3 ngày
Trường này có 4 ngành đào tạo bắt buộc thí sinh xét tuyển phải thi năng khiếu gồm: Thanh nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm Nhạc và Giáo dục Mầm non. Thí sinh ứng tuyển vào các ngành này phải thi 2 môn năng khiếu. Cụ thể:
Ngành Thanh nhạc sẽ thi Kiến thức âm nhạc và Thanh nhạc. Ngành Sư phạm Âm nhạc thi Hát - Xướng âm và Thẩm âm - Tiết tấu. Ngành Sư phạm Mỹ thuật thi: Hình hoạ và Trang trí. Ngành Giáo dục Mầm non thi Kể chuyện - Đọc diễn cảm và Hát - Nhạc.
Theo kế hoạch của nhà trường, thời gian thi năng khiếu diễn ra trong 3 ngày từ 3-5/7/2019.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM thi năng khiếu từ ngày 1-3/7/2019
Trường này có 9 ngành đào tạo với điều kiện tuyển sinh phải thi môn năng khiếu kết hợp với kết quả thi THPT quốc gia. Đó là các ngành: Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Kiến trúc cảnh quan, Thiết kế nội thất, Mỹ thuật đô thị, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang và Thiết kế đô thị (chương trình tiên tiến học tiếng Anh).
Trong 9 ngành này, 3 ngành yêu cầu thí sinh thi môn năng khiếu là Vẽ trang trí màu, còn 6 ngành còn lại thi môn Vẽ Mỹ thuật.
Trường thông báo lịch thi năng khiếu sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 1-3/7/2019, trong đó môn Vẽ Mỹ thuật thi sáng ngày 2/7, môn Vẽ Trang trí thi sáng ngày 3/7.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thi năng khiếu đối với 3 ngành
Theo đó, 3 ngành học phải thi năng khiếu là Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ và Kiến trúc. Các môn phải thi là Vẽ Đầu tượng và Vẽ Trang trí. Nhà trường thông báo lịch thi môn năng khiếu năm 2019 sẽ tổ chức trong thời gian 2 ngày 30/6 và 1/7/2019.
Các trường ĐH cũng thi năng khiếu gồm trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM tổ chức thi ngày 5-6/7/2019; trường ĐH Công nghệ TP.HCM thi năng khiếu Vẽ trong 4 đợt (29/6, 13/7, 27/7 và 10/8); trường ĐH Nguyễn Tất Thành thi năng khiếu đối với 8 ngành đào tạo trong 3 đợt (29-30/6, 13-14/7, 27-28/7).
Lê Phương
Theo Dân trí
Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Siết chuẩn đầu vào để nâng chất lượng Cùng với khối ngành sư phạm thì khối ngành sức khỏe trong năm 2019 Bộ GD-ĐT sẽ khống chế bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn). Động thái này cho thấy Bộ GD-ĐT muốn kiểm soát chất lượng đầu vào của khối ngành sức khỏe. Thông tư 02 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển...