Điểm sàn giữ nguyên, nửa triệu thí sinh trượt đại học
Sau hơn 2 giờ tranh luận, sáng nay, Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn đại học khối A và D là 13, khối B và C là 14, tương đương năm 2009. Khoảng nửa triệu thí sinh dưới điểm sàn và phải tìm kiếm cơ hội ở các bậc học khác.
Đây là mức điểm sàn đối với học sinh phổ thông khu vực 3, chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Khu vực kế tiếp được giảm 0,5 điểm, đối tượng kế tiếp được giảm 1 điểm. Theo quy định, nếu dưới sàn, thí sinh chính thức trượt đại học, không được tham gia xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào các trường đại học.
Điểm sàn bậc cao đẳng thấp hơn bậc đại học 3 điểm, tương ứng với từng khối thi.
Sau khi Bộ GD&ĐT có điểm sàn, các trường sẽ công bố điểm chuẩn. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngay sau khi Bộ Giáo dục công bố mức sàn, các trường đại học sẽ công bố điểm trúng tuyển.
Mùa thi này, cả nước có hơn 1,2 triệu thí sinh dự thi, trong đó đợt 1 (khối A) là hơn 650.000 thí sinh, đợt 2 (khối B, C, D…) có hơn 580.000 thí sinh dự thi, và đợt tuyển sinh cao đẳng có hơn 300.000 thí sinh dự thi. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH, CĐ 2010 là xấp xỉ 500.000 sinh viên.
Trưa nay, trao đổi với báo chí, Vụ trưởng Giáo dục Đại học Trần Thị Hà cho hay, Bộ phải dựa trên dữ liệu tổng hợp từ các trường để xem với mức điểm này, các trường lấy được bao nhiêu, thiếu bao nhiêu chỉ tiêu… Trước khi hội đồng điểm sàn họp, nhiều ý kiến cho rằng đề thi khó hơn, điểm thấp hơn nên điểm sàn phải thấp hơn.
“Tuy nhiên, qua phân tích thì hội đồng điểm sàn thấy rằng đề năm nay khá hay, khả năng phân loại tương đối tốt bởi những thí sinh có điểm 28 trở lên không nhiều như năm ngoái. Mặt khác, những thí sinh có điểm từ 13, 14 đến 19, 20 không thay đổi nhiều so với năm 2009″, bà Hà cho biết thêm.
Cũng theo bà Hà, các trường sau khi tuyển xong NV1 mà chưa tuyển đủ hoặc dành chỉ tiêu NV2 thì phải có báo cáo về Bộ, sau đó Bộ sẽ thông báo công khai. Dù quyền đưa ra điểm chuẩn tùy thuộc vào từng trường nhưng Bộ vẫn khuyến khích các trường lấy điểm ở mức đảm bảo chất lượng đào tạo.
Đề cập tới việc giải quyết hậu quả vụ tạm ngừng tuyển sinh của ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) và ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam), Phó thanh tra Phạm Ngọc Trúc cho biết, số lượng thí sinh đăng ký NV1 của hai trường này chỉ khoảng 30 em. Bộ đã đề nghị hai trường này gửi danh sách các em về Bộ để gửi hồ sơ về các trường xét tuyển NV1 mà không tổ chức thi.
“Chúng tôi đang hoàn thiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2011 để trình lãnh đạo Bộ. Chủ trương là sẽ tập trung vào quá trình đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện 3 công khai cũng như hoạt động liên kết trong nước và nước ngoài. Trường nào không đảm bảo các yêu cầu thì sẽ nghiêm khắc xử lý”, ông Trúc nói.
Điểm sàn 5 năm trở lại đây. Năm
2005
2006
2007
Video đang HOT
2008
2009
Khối A
15
13
15
13
13
Khối B
15
14
15
15
14
Khối C
14
14
14
14
14
Khối D
14
13
13
13
13
Tiến Dũng – Hoàng Thùy
Theo VnExpress
Không còn chuyện điểm thi cao mà vẫn trượt!
Với đột biến trong khâu ra đề thi ĐH, Bộ GD muốn đạt mục tiêu phân loại thí sinh rõ nét hơn. Phổ điểm 5-6 dành cho những thí sinh có học lực trung bình khá trở lên, vùng phổ điểm 8-10 là cuộc đua tranh của những học sinh khá giỏi.
Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí- Bộ GD-ĐT, với cơ cấu ra đề như vậy thì năm nay sẽ khó có tình trạng thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt NV1.
Với đề thi phân loại thí sinh rõ nét thì sẽ không còn chuyện điểm thi cao vẫn trượt ĐH.
Các trường "ngán" điểm chuẩn cao
"Đề thi dễ thì dẫn đến việc điểm chuẩn sẽ tăng cao. Bên cạnh đó việc phân loại thí sinh khó khăn hơn. Chính vì thế chúng tôi cũng không "khoái" điểm chuẩn quá cao" - PGS.TS. Nguyễn Hữu Tú, phó hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội chia sẻ.
Theo PGS. Tú thì đề thi cần đủ độ khó để phân loại thí sinh rõ nét. Việc đề thi dễ dẫn đến tính trạng trường không đánh giá được năng lực thực của thí sinh. Thậm chí có những em có trình độ cao hơn nhưng không thể hiện được mình ở những đề thi dễ.
Dẫn chứng về vấn đề này, PGS. Tú cho biết, trước kia dự thi vào trường Y lúc đó điểm chuẩn chỉ là 16-16,5 điểm nhưng chất lượng sinh viên khá tốt. Trong khi đó những năm gần đây điểm chuẩn của trường ĐH Y Hà Nội luôn ở mức rất cao nhưng số sinh viên đáp ứng được nhu cầu học và chuyên môn thì lại không có quá nhiều.
"Theo tôi thì đề thi cần có độ khó nhất định. Không nên dễ quá. Tuy nhiên cũng nhìn nhận một vấn đề là nếu đề thi khó thì thí sinh ở nông thôn sẽ chịu nhiều thiệt thòi, khó có thể đạt điểm cao", PGS. Tú chia sẻ.
Thầy Tú giải thích: "Ở thành phố các em có thời gian ôn luyện nhiều, tiếp cận được nhiều dạng toán khó nên nếu đề thi khó thí sinh thành phố có lợi nhất. Trong khi đó thí sinh ở nông thôn không có cơ hội tiếp cận với việc ôn tập này nên chắc chắn sẽ làm bài sẽ không tốt bằng"
Cùng chung quan điểm trên, GS.TS. Nguyễn Hữu Dư - phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tâm sự: " Nếu chúng ta chỉ tính điểm 3 môn thi không nhân hệ số thì tổng điểm tối đa là 30. Nếu mức điểm chuẩn càng gần với cận 30 nhiều thì khả năng phân loại thí sinh càng thấp"
"Theo tôi thì nên cơ cấu đề thi theo hình thức 30-40-30. Nghĩa là 30% câu hỏi tương đối dễ dành cho tất cả các thí sinh, 40% tiếp theo dành cho những thí sinh có kiến thức vững chắc. Khoảng 30% còn lại dành cho những thí sinh thực sự xuất sắc. Với cơ cấu như vậy thì các trường sẽ dễ phân loại thí sinh hơn", GS. Dự nhấn mạnh.
Hệ lụy của việc ra đề thi "khó"
Các chuyên gia tuyển sinh nhận định, nếu ra được đề thi để phân loại thí sinh tốt thì Bộ GD-ĐT đành phải chấp nhận với thực tế là điểm sàn có thể thấp hơn 13 điểm. Tuy nhiên điều được lại là khá lớn: Thứ nhất không còn chuyện thí sinh điểm cao nhưng vẫn trượt. Thứ 2, sẽ giảm thiểu hiện tượng 8 điểm/3 môn vẫn đỗ ĐH.
Bên cạnh đó các trường ngoài công lập sẽ phải có sự cạnh tranh khốc liệt hơn về chất lượng nhằm hút thí sinh có trình độ ĐKĐT để tránh việc tuyển thiếu chỉ tiêu. Đây rõ ràng là một việc làm cần thiết trong thời điểm hiện tại khi mà chất lượng giáo dục ĐH đang được xã hội mổ xẻ một cách khá gay gắt.
Theo GS.TS. Nguyễn Hữu Dư thì không nên quá quan trọng về việc điểm sàn cao hay thấp. Thậm chí điểm sàn ĐH là 10 điểm cũng chẳng sao miễn là kì thi được tổ chức nghiêm túc và phân loại được thí sinh.
Giải thích về vấn đề này, GS. Dư nêu ví dụ: Nhiều kì thi Olympic Quốc tế các thí sinh cách khá xa với mức tối đa nhưng vẫn nhận được huy chương vàng. Đến kì thi quốc tế họ còn dám chấp nhận như vậy thì tại sao chúng ta không đối mặt với thực tế đề thi khó thì điểm sàn sẽ thấp.
Cũng theo đánh giá của giới chuyên môn, nếu năm nay đạt được mức điểm sàn ổn định như năm 2009 thì Bộ GD-ĐT sẽ nhận sự chỉ trích từ phía xã hội khi mà "độ vênh" giữa kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ khá lớn. Qua đó hình ảnh về căn bệnh thành tích ở kì thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được hiển thị rõ hơn.
Không những thế nó cũng sẽ là một minh chứng để khẳng định: Không thể sát nhập hai kì thi thành một vì tính chất của mỗi kì thi là hoàn toàn khác nhau.
Theo dân trí
Nghiện 'tiền boa' ở vũ trường Có lúc Tuấn được "boa" rất nhiều tiền của khách đến bar. Cậu nhận ra rằng: cuộc sống ở đây thật khác với bên ngoài. "Tỉnh người" sau những "tháng ngày đen tối" sống trong khổ đau, làm bạn với rượu, game, Tuấn lao vào làm thêm để quên đời buồn và cả tìm niềm vui mới. Nỗi đau nối tiếp nỗi đau...