Điểm sàn đầu vào đại học nhóm ngành sư phạm: Học lực giỏi lớp 12 mới đủ điều kiện xét tuyể
Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp xét tuyển nhóm ngành đào tạo giáo viên, học sinh phải tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp từ khá trở lên.
ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT đã ban hành dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) hệ chính quy; tuyển sinh đào tạo nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.
Theo đó, khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực có sự điều chỉnh so với quy định hiện hành. Cụ thể, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1 điểm; giữa hai khu vực kế tiếp, mức điểm chênh lệch trúng tuyển giảm còn 0,25 (quy định hiện hành 0,5 điểm) tương ứng với tổng đểm 3 bài thi/môn thi trong tổ hợp xét tuyển, không nhân hệ số theo thang điểm 10.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào taọ giáo viên ở các trình độ ĐH, cao đẳng, trung cấp thì căn cứ vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các bài thi/môn thi văn hoá sử dụng để xét tuyển.
Đối với các ngành khác, các trường tự xác định ngwongx đảm bảo chất lượng đầu vào, công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Video đang HOT
Về tổ chức xét tuyển được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyể ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo. Nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
Các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm. Đề án tuyển sinh của các đợt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển 15 ngày.
Trước các ngày cuối cùng của tháng chẵn, các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và danh sách thí sinh nhập học của các đợt tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào nhóm ngành đào tạo giáo viên cũng được sửa đổi theo hướng: Đối với trình độ ĐH xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên. Đối với trình độ cao đẳng, trung câp xét tuyển nhóm ngành đào tạo giáo viên, học sinh phải tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp từ khá trở lên.
Dự thảo Thông tư được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến đến ngày 28/2. Sau thời gian này, dự thảo được điều chỉnh thông qua để áp dụng vào công tác tuyển sinh ĐH hệ chính quy, tuyển sinh đào tạo nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, năm 2018.
Theo Kinhtedothi.vn
Năm 2018: Nhiều điểm mới được ngành Giáo dục áp dụng
Quy định "điểm sàn" cho ngành Sư phạm và bỏ việc cấm thi vào lớp 6 nằm trong kế hoạch mà Bộ GD&ĐT sẽ áp dụng trong năm 2018.
ảnh minh họa
Ngành sư phạm có "điểm sàn"
Tuy không còn điểm sàn xét tuyển đại học nhưng từ năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) riêng với các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên. Mức này dự kiến sẽ cao hơn điểm sàn chung.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng sẽ rà soát, quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm; đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với nhóm/ngành đào tạo giáo viên dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương và điều kiện bảo đảm chất lượng của từng trường.
Bộ GD&ĐT cũng triển khai các giải pháp khác để nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp, bậc học. Đồng thời, nhiều chính sách đãi ngộ cũng sẽ được thực hiện đối với đội ngũ nhà giáo và những người học ngành sư phạm để tạo động lực và thu hút nhân tài hơn cho ngành này.
Các trường được phép kiểm tra đầu vào lớp 6
Từ năm học 2018 - 2019, các trường sẽ được phép thi tuyển, dựa vào học bạ và kết quả học tập các năm của học sinh để tuyển sinh vào lớp 6. Quy định này dự định thay thế quy định trước đó trong Chỉ thị chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học năm 2014, Bộ GD&ĐT quy định các trường không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6 dưới mọi hình thức.
Theo đó, năm 2018, các trường có thể tổ chức những bài kiểm tra đánh giá năng lực bằng tiếng Anh và tự luận để việc xét tuyển dễ dàng hơn, tránh tình trạng đau đầu khi phải chọn lựa quá nhiều hồ sơ giống nhau.
Quy định mới này được nhận định sẽ tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh chất lượng và công bằng hơn.
Ban hành chương trình mới các môn học
Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, năm 2018 sẽ hoàn thiện dự thảo các chương trình môn học; tiếp tục tổ chức góp ý, thực nghiệm, thẩm định chương trình môn học; trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới (gồm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học) đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tinh giản và khả thi. Các chương trình môn học phải đảm bảo thống nhất với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và xác định rõ hơn yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; kết hợp đổi mới nội dung giáo dục với đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá để giảm tải, dễ dạy, dễ học và giúp người học tự học suốt đời.
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, sẽ hoàn chỉnh dự thảo các chương trình môn học để xin ý kiến rộng rãi của nhân dân trước ngày 12/1/2018. Bộ trưởng cũng yêu cầu các vụ chức năng có văn bản hướng dẫn cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hoàn thành trước ngày 30/4/2018.
Theo Baodansinh.vn
Để học sinh chọn ngành sư phạm Hiện nhiều trường đang khởi động mùa tuyển sinh ĐH 2018. Để cải thiện đầu vào ngành sư phạm, năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ giao chỉ tiêu cho các trường đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại, việc giao chỉ tiêu này liệu có quay trở lại cơ chế "xin - cho". ảnh minh họa Theo TS Lê Viết...