Điểm sàn đại học, cao đẳng: Bỏ hay giữ?
Cho dù có nhiều nỗ lực cải tiến phương án điểm sàn trong tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng đến năm 2014 lại một lần nữa ngành GD&ĐT loay hoay tìm phương án mới: Bỏ hay giữ điểm sàn?
Chưa có lời giải
Ông Văn Đình Ưng, chuyên viên Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) khẳng định: Hiệp hội chúng tôi kiên trì giữ quan điểm là không có lý do gì để giữ (ĐS). Nếu Bộ vẫn tổ chức thi ba chung nên cho các trường tự đặt ra ngưỡng của mình, tức là ĐS của từng trường mà không nên chỉ cho ra một điểm sàn chung cho tất cả các trường.
Theo đó, các trường tự đặt sàn xét tuyển cho phù hợp. Đặt cao hay đặt thấp là tùy thương hiệu và uy tín của trường. Nếu trường nào để ĐS bi đát quá thì sẽ mất uy tín.
Theo ông Vũ Quốc Thái, Phó Ban Đào tạo ĐHQG HN, ĐS được đặt ra là do mục tiêu quản lý đầu vào của Bộ. Tuy nhiên, khá nhiều trường không quan tâm, vì ĐS không ảnh hưởng việc tuyển sinh. Ông Thái cũng cho biết, Bộ đang có đề án đổi mới tuyển sinh theo một lộ trình đổi mới căn bản toàn diện hơn.
Trường nào để điểm sàn bi đát quá thì sẽ mất uy tín
Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG HN thì cho rằng, nên giữ ĐS nhưng phải cải thiện thế nào để phù hợp tùy theo trường, tùy theo lĩnh vực nhưng không được quá thấp. Ông Nghĩa lấy ví dụ ở nước ngoài, có trường lấy điểm IELTS là 6,5 có trường lấy 5,5 và chắc chắn chả có trường nào lấy 3,0 cả.
“Nhìn chung chúng ta còn lúng túng về điểm sàn. Lý do là chưa rõ đường hướng của khoa học đánh giá, đo lường trong giáo dục- chưa nghiên cứu kỹ mới lúng túng như vậy”Phó Giám đốc ĐHQGHN_ Nguyễn Hội Nghĩa
Theo ông Nghĩa, nếu thi chung thì phải có ĐS, nếu xét tuyển thì phải có ngưỡng đảm bảo chất lượng riêng được công nhận. Ông Nghĩa nhận xét, “nhìn chung chúng ta còn lúng túng về ĐS. Lý do là chưa rõ đường hướng của khoa học đánh giá, đo lường trong giáo dục- chưa nghiên cứu kỹ mới lúng túng như vậy”.
GS TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc ĐHQG HN, nay là Chủ tịch Hội đồng đảm bảo chất lượng ĐHQG HN cho rằng, mục tiêu của ĐS là đặt ngưỡng tối thiểu; nếu không có ĐS thì bất kỳ người nào cũng có thể đỗ và thi bao nhiêu điểm cũng đỗ.
TS Nhuận nhấn mạnh: Vấn đề ở chỗ là cần giải bài toán để các ngành, các trường khó tuyển có thể tuyển đủ người học. Theo ông Nhuận, các trường ĐH, CĐ, cả công lập lẫn ngoài công lập, phải nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội để nâng cao uy tín…. chứ không phải hạ điểm sàn xuống để đạt mục tiêu có người học.
Xuất hiện cách làm mới
“Điểm sàn là cái ngưỡng tối thiểu để chọn được những thí sinh có khả năng vào học ĐH, CĐ. Vì vậy, thi ba chung không thể bỏ ĐS. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang lắng nghe và lấy ý kiến đóng góp từ dư luận xã hội”.Thứ trưởng Bộ GD&ĐT_ Bùi Văn Ga
Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, do đặc thù ở miền núi, học sinh không có nhiều điều kiện học tập như ở miền xuôi nên năm nay, ĐH Thái Nguyên kết hợp cả thi tuyển lẫn xét tuyển cho các ngành khác nhau.
Đối với các ngành thuộc khối nông-lâm, hệ CĐ và một số ngành hệ ĐH sẽ không thi tuyển và chỉ xét tuyển dựa vào kết quả 3 môn học của 5 học kỳ (từ lớp 10 đến học kỳ 1 lớp 12) và sẽ xét thêm theo kết quả ba chung theo quy chế của Bộ nếu chưa đủ thí sinh.
Với các ngành sư phạm, nhạc họa, giáo dục thể chất, nuôi dạy mẫu giáo mầm non sẽ vừa tổ chức thi năng khiếu với môn năng khiếu và xét tuyển những môn văn hóa phù hợp yêu cầu. Những ngành trọng điểm và có yêu cầu cao như ngành Y thì nhất định phải thi, ông Kim Vui nói, và nhất định phải có một ngưỡng đảm bảo chất lượng, đó là ĐS.
Ông Vui chia sẻ: Theo kinh nghiệm đào tạo, nếu thí sinh đạt điểm yếu, đào tạo rất vất vả; nếu nền kiến thức cơ bản không đủ để tiếp thu kiến thức của một bậc học, ngành học thì là thảm họa. Vì vậy, xét tuyển hay thi tuyển phải tùy từng ngành và đã thi ba chung, phải có ĐS!
Theo Tiền Phong
Học lực trung bình khá vẫn có cơ hội vào khối ngành kỹ thuật - công nghệ
Buổi truyền hình trực tuyến trong chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh với chủ đề "Chọn ngành nghề phù hợp" do báo Thanh Niên tổ chức vào chiều 18.2 với nội dung những lưu ý thi khối ngành kỹ thuật và công nghệ đã giải đáp nhiều thắc mắc và cung cấp những thông tin bổ ích cho các học sinh và phụ huynh.
Năm nay, lần đầu tiên, song song với chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra ở các tỉnh thành, Báo Thanh Niên còn tổ chức các buổi tư vấn truyền hình trực tuyến tại địa chỉ www.thanhnien.com.vn với chủ đề "Chọn ngành nghề phù hợp" vào các buổi chiều thứ ba và thứ năm hằng tuần.
Buổi tư vấn truyền hình trực tuyến đầu tiên sẽ diễn ra lúc 14 giờ 30 hôm nay (18.2) với nội dung những lưu ý thi khối ngành kỹ thuật và công nghệ.
Ngay trước 14 giờ 30 phút, đông đảo học sinh trường Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) đã có mặt tại tòa soạn báo Thanh Niên để bắt đầu buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến.
Nhà báo Thùy Ngân cho biết, cùng tham gia buổi trực tuyến hôm nay có đại diện 6 trường ĐH có đào tạo những ngành liên quan đến kỹ thuật, công nghệ.
Mỗi trường có những đặc thù, thế mạnh khác nhau. Để giúp các thí sinh biết được trường nào phù hợp với bản thân, đại diện các trường sẽ cho biết những điểm lưu ý, đặc thù về khối ngành này.
Tham dự buổi tư vấn có các chuyên gia đến từ nhiều trường ĐH, CĐ gồm:
TS Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCMTS Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCMThS Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCMThS Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc HồngThS Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCMThầy Khương Đại Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCMCác chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc của thí sinh và phụ huynh về việc chọn lựa ngành và trường dự thi liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.
Bạn đọc quan tâm, ngay từ bây giờ có thể gửi câu hỏi về chương trình qua địa chỉ: www.thanhnien.com.vn hoặc tòa soạn Báo Thanh Niên, 248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM.
Toàn cảnh buổi tư vấn trực tuyến tại tòa soạn Báo Thanh Niên - Ảnh: Khả Hòa
Phụ huynh và học sinh có thể đăng ký tham gia chương trình trực tiếp tại tòa soạn.
Đúng 14 giờ 30, chương trình tư vấn trực tuyến chính thức diễn ra.
Theo nhà báo Thùy Ngân, Phó Ban Thanh niên - Giáo dục, Báo Thanh Niên, chọn học ngành gì là một câu hỏi quan trọng đối với tất cả các học sinh lớp 12 chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ hay các trường trung cấp chuyên nghiệp. Chọn học ngành theo sở thích, đúng sở trường hay theo nhu cầu xã hội. yếu tố nào cũng có những giá trị của nó. Tuy nhiên, trước khi có quyết định chính thức, điều cần thiết nhất là mọi người, đặc biệt là các phụ huynh, học sinh phải có đủ thông tin.
Video đang HOT
Các thầy giáo đại diện các trường tham gia chương trình tư vấn - Ảnh: Khả Hòa
Nhà báo Thùy Ngân cho biết, nhằm cung cấp cho thí sinh thêm thông tin và tạo cầu nối giúp các bạn có điều kiện trao đổi trực tiếp với các trường đa dạng ngành nghề, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "Chọn ngành nghề phù hợp", dự kiến 10 buổi. Mỗi buổi là các nhóm ngành nghề khác nhau.
Mở đầu chương trình có nhà báo Võ Ba, Trưởng ban Thanh niên - Giáo dục, Báo Thanh Niên gửi tặng những bó hoa tươi thắm cho các thầy tham dự chương trình.
Đặc điểm riêng từng trường khối ngành kỹ thuật, công nghệ
Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM:
Giới thiệu sơ qua về trường, Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết trường có truyền thống về các môn khoa học cơ bản, về các ngành như: toán, lý, hóa, sinh, địa chất. Trường đã phát triển một số ngành công nghệ mũi nhọn, CNTT, sinh học, công nghệ cao... để tạo điều kiện cho các em có cơ hội chọn lựa.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, trường luôn cập nhật kiến thức mới nhất để các em khi tốt nghiệp được học lên cao ở trong, ngoài nước và ứng dụng với thực tế.
TS Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM giải đáp thắc mắc cho các thí sinh - Ảnh: Khả Hoà
Khối thi của trường là khối A, A1, B..., mỗi chuyên ngành đều có thế mạnh để các em phát huy sở trường của mình.
ĐH Bách Khoa TP.HCM:
Tiến sĩ Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo cho biết: Bách Khoa là trường đào tạo về kỹ thuật tương đối lâu đời nhất trong nước. Ở trường có khá nhiều khối ngành kỹ thuật, đào tạo dạng tín chỉ từ lâu, nên đặc điểm lớn nhất của trường là các em có thể đăng ký tín chỉ và học ở các khoa khác nhau.
Trong chương trình đạo tạo có nền tảng chung, trường cho phép các em tự chọn ngành yêu thích. Đa số các ngành Bách Khoa đào tạo thì các trường khác cũng đào tạo như công nghệ thông tin, điện, tự động hóa, xây dựng, công nghệ hóa học... Do vậy năm nay 2014, Bách Khoa có nêu đặc điểm khác biệt của các ngành mà trường đạo tạo so với các trường đào tạo khác tại trang web của trường. Các em có thể lên xem và tham khảo.
ĐH Giao thông vận tải TP.HCM:
Trong khi đó, Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM thông tin: Trường có một số nét đặc trưng riêng, trực thuộc Bộ GTVT nên điều kiện thực tập, thực hành có sự ủng hộ của các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT.
Trường được thành lập dựa trên phân hiệu của Trường ĐH Hàng Hải phía Nam. Trường có các ngành truyền thống liên quan đến hàng hải như điều khiển tàu biển, vận hành khai thác máy tàu thủy,...
Ngoài ra, trường còn có các ngành đặc thù khác như lĩnh vực xây dựng có chuyên ngành xây dựng đường sắt và metro lĩnh vực kinh tế thì có kinh tế vận tải biển gần đây có chuyên ngành mới thuộc nhóm ngành kinh tế là logistics và vận tải đa phương thức,...
Các em có thể tham khảo chi tiết trên website của nhà trường để xem cụ thể các ngành và chuyên ngành đào tạo.
Học sinh đặt câu hỏi trực tiếp với các khách mời tại buổi tư vấn - Ảnh: Khả Hòa
Trường ĐH Lạc Hồng:
Đại diện trường ĐH nổi lên gần đây với các danh hiệu xuất sắc trong các cuộc thi Robocon trong nước và quốc tế, thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cho biết: trường đa ngành nhưng về khối kỹ thuật trường ĐH Lạc Hồng tuyển sinh các ngành: điện tử, tự động hóa, hóa sinh, hóa thực phẩm, công nghệ môi trường, xây dựng...
Theo thầy Hiển, thế mạnh của trường là đóng ở Đồng Nai - nơi có nhiều khu công nghiệp. Do đó trường thường tuyển sinh theo nhu cầu của doanh nghiệp.
ThS Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng trả lời các thắc mắc của thí sinh - Ảnh: Khả Hòa
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM:
Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng gửi đến nhiều thông tin mới, bổ ích cho chương trình.
Theo thầy Quốc Anh, Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) đào tạo đa ngành như: quản lý, kinh tế, kỹ thuật, kiến trúc... Thế mạnh của trường là khối ngành kỹ thuật công nghệ như cơ khí, công nghệ thực phẩm, xây dựng, công trình giao thông... Đặc biệt, trường có những sinh viên năng động vì chúng tôi chú trọng đào tạo phát triển toàn diện kỹ năng của sinh viên như kỹ năng thực hành bằng cách trang bị, các phòng thí nghiệm mở trong khối ngành công nghệ kỹ thuật.
Bên cạnh đó, trường chú trọng đào tạo các kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm để trang bị cho sinh viên hành trang toàn diện khi ra trường.
ThS Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trả lời các câu hỏi của thí sinh - Ảnh: Khả Hòa
Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM:
Thầy Khương Đại Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM giới thiệu, thế mạnh nhất của trường chắc chắn là khối CNTT. Trường còn chia làm 2 khối: Điện tử viễn thông và kinh tế.
Theo đó, ngành CNTT có thế mạnh nhất so với các trường cao đẳng khác là thực hành. Có 3 ngành: CNTT, truyền thông mạng máy tính và hệ thống thông tin. Tỷ lệ đào tạo lý thuyết và thực hành là 50/50. Trường còn phối hợp với các công ty lớn về CNTT để sinh viên thực tập và làm việc sau khi ra trường.
Theo thầy Khương Đại Thắng, nhóm ngành công nghệ của trường có ngành công nghệ kỹ thuật tự động hóa và kỹ thuật máy tính là các ngành mới.
Sau phần giới thiệu chung của các trường, các học sinh tham dự chương trình đã hào hứng đặt câu hỏi trực tiếp với đại diện các trường.
Những thắc mắc ngành CNTT, kỹ thuật, điện tử, xây dựng
"Em học 12, thi khối A1, chọn ngành CNTT. Tuy nhiên em chưa biết rõ học CNTT là học gì, ra làm gì, chưa dự tính thi được trường nào, mong thầy cô tư vấn giúp?" - một học sinh tại hội trường đặt câu hỏi.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết: vai trò của CNTT rất quan trọng để phát triển hầu hết các ngành khoa hoc, nhu cầu về ngành này rất lớn cả trong và ngoài nước. Nhà nước cũng có nhiều chủ trương chính sách đào tạo ngành này. Một số chuyên ngành nằm trong ngành CNTT như hệ thống máy tính, truyền thông mạng máy tính, thị giác máy tính...
Theo Tiến sĩ Quang, điều quan trọng là bản thân các học sinh phải xem xét rằng: trường đó có phù hợp với năng lực của mình không, điểm đầu vào của các trường khác nhau, cho nên mỗi em phải xét lại năng lực rồi mới tính tiếp.
Thầy Quang cũng mong rằng các em yêu thích ngành học nào, trường nào nên nỗ lực để đạt được mong muốn của mình.
TS Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM trả lời các câu hỏi của thí sinh - Ảnh: Khả Hòa
Tiến sĩ Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thì tư vấn: khoa CNTT của trường đổi thành khoa học và kỹ thuật máy tính. Trước đây trường đào tạo thiên về phần kỹ thuật và ứng dụng, ít nghiên cứu về khoa học nhưng giờ đã rút ngắn khoảng cách này. Ngược lại ở trường ĐH Khoa học tự nhiên, một số khoa cũng đưa vào ngành nghề kỹ thuật ứng dụng vào đào tạo. Hai trường cũng thường xuyên trao đổi với nhau liên quan đến chuyên ngành CNTT.
Tiến sĩ Lê Thanh Hưng lưu ý thêm: khi học ngành CNTT, học sinh cần phải tự hỏi lại mình, thích cái gì ở trong đó.
"Ở trường tôi có những em học giữa chừng rồi bỏ để đi học những mảng gì cụ thể hơn. Còn ở mức độ đại học học thiên về kiến thức nền tảng hơn nên có thể học 3-4 năm chưa thấy gì. Nếu muốn làm trang web hay sản phẩm gì cụ thể ngay và luôn, thì em nên suy nghĩ lại. Trong trường hợp này thì chứng chỉ ngắn hạn về CNTT lại phù hợp với các em hơn" - thầy Hưng cho lời khuyên
Trong khi đó, thầy Khương Đại Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM thì cho rằng nguồn gốc của CNTT là toán. Cho nên thầy Thắng khuyên các em cần xét về trình độ tư duy, lý luận, logic xem mình có thể theo học được ngành này không? Nếu các em cảm thấy không theo được trình độ đại học thì nên học cao đẳng. Hiện trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM có nhiều mảng ngành CNTT về cả phần cứng và phần mềm.
Thông qua website www.thanhnien.com.vn, một bạn đọc tên Bình đặt câu hỏi khá thú vị cho ĐH Lạc Hồng: "Cho em hỏi các ngành kỹ thuật điện, điện tử, cơ điện tử, tự động hóa tại Trường ĐH Lạc Hồng cấp bằng kỹ sư hay cử nhân, có tạo điều kiện cho sinh viên đi tham quan thực tế hay không?".
Thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng trả lời: chúng tôi có đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, cơ khí, điện - điện tử,... đào tạo 4,5 năm. Ngoài học ở trường cũng có chương trình tham quan thực tế tùy ngành nghề. Có thể là ở các nhà máy, các công ty gần trường về điện tử, cơ khí,... để định hình ngành nghề của mình. Trong chương trình học, yêu cầu sinh viên ứng dụng thực tế nhiều nên phải thực hành nhiều".
Theo thầy Hiển, cuối chương trình đào tạo, trường ĐH Lạc Hồng còn có chương trình thực tập 6 tháng ở các doanh nghiệp và đây cũng chính là là yêu cầu của các doanh nghiệp. Qua đó sinh viên vừa có kiến thức, vừa có thu nhập, có thêm kinh nghiệm làm việc.
Liên tục nhiều câu hỏi được gửi về chương trình liên quan đến các lĩnh vực tự động hóa, xây dựng giao thông, xây dựng công nghiệp được nhà báo Thùy Ngân đặt ra cho các khách mời:
Thầy Khương Đại Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM đang trả lời trực tuyến - Ảnh: Khả Hòa
"Học ngành tự động hóa ở trường ĐH Giao thông vận tải ra trường làm việc gì? Ra trường cơ hội làm việc có cao không? Điểm chuẩn ra sao?".
"Em quan tâm đến ngành Kỹ thuật xây dựng giao thông vận tải em cần những kỹ năng gì để có thể bước vào nghành này một cách vững chắc? Và tỉ lệ xin được việc làm sau khi ra trường có cao không?".
"Em định thi nghành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Học lực của em chỉ khá. Vậy em nên thi trường nào?"
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM trả lời chung cho cả 3 câu hỏi trên:
Trường được giao nhiệm vụ đặc biệt là cung cấp nhân lực ngành GTVT nên trường có khuynh hướng cho sinh viên học những học phần ứng dụng cụ thể hơn về GTVT như: ngành điện - điện tử đi sâu vào điện tàu thủy để làm hàng hải, tự động hóa. Ngoài kiến thức chung về hệ thống tự động cơ, điện thì năm nay trường đầu tư thêm kiến thức để chuẩn bị nhân lực xây dựng đường sắt Metro.
Đối với ngành kỹ thuật công trình xây dựng trường có những chuyên ngành như kết cấu công trình, nền móng..., phần nền tảng cũng giống các chuyên ngành xây dựng khác ngoài ra có đi sâu kiến thức về xây dựng các công trình dân dụng nhà cửa.
ThS Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM trả lời các câu hỏi của thí sinh - Ảnh: Khả Hòa
Một học sinh khác ở Bình Dương đặt câu hỏi: Nghe nói trước đây trường ĐH Công nghệ TP.HCM có tên là trường ĐH Kỹ thuật công nghệ, nay vì sao thay đổi? Vậy trường có còn đào tạo ngành kỹ thuật nữa không?
Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết: từ năm 2013, trường chính thức đổi tên, với định hướng không chỉ ngành kỹ thuật công nghệ mà là đa ngành nghề. Bên cạnh khối kỹ thuật công nghệ, trường tập trung phát triển các ngành kinh tế, quản trị, makerting, dịch vụ khách sạn, lữ hành, ăn uống....
Một câu hỏi được tiếp tục nêu ra: Em có dự định sẽ thi vào khối V ngành Kiến trúc trường ĐH công nghệ hoặc Đại học Tôn Đức Thắng. Được biết khối V năm 2014 trường Đại học Kiến Trúc đã thay đổi thay môn Lý bằng môn Văn, nghĩa là khối V thi Toán- Văn-Vẽ. Vậy khối V thi ngành Kiến trúc của các trường khác như thế nào?
Bây giờ bảo các em chọn nghề là rất khó vì theo thầy còn bị ảnh hưởng bởi ba mẹ, anh chị... Các em có thể học ngành mình chọn, rồi chúng ta còn nhận kiến thức bên cạnh để bổ sung. Chẳng hạn như thầy, từ học cơ khí, thầy chuyển sang học ngành công nghệ thông tin từ chuyện mê chơi game. Trong xã hội, mỗi ngành nghề đều gắn bó với nhau nên các em càng biết rộng càng dễ tiến vào xã hội"
Trả lời câu hỏi này, thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thông tin: Hiện trường vẫn tuyển sinh khối V ngành kiến trúc. Theo thông tin ban đầu thì các bạn thi khối V của các trường sẽ thi riêng. Thông tin chính thức sẽ được công bố sau ngày 10.3.
Tiếp tục chương trình, nhà báo Thùy Ngân đề nghị các thầy có mặt tại buổi tư vấn trực tuyến chia sẻ với các bạn thí sinh những tố chất cần thiết cho thí sinh khi thi vào khối ngành kỹ thuật công nghệ.
Những lời khuyên cho thí sinh khối kỹ thuật, công nghệ
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM chia sẻ: thời điểm này nhiều học sinh đã có thể lựa chọn và có nhiều cơ hội để tham khảo thông tin cho riêng mình. Hiện nay có một số trang web của một số học giả trắc nghiệm sở thích ngành nghề mà các em có thể tham khảo. Các em cố gắng tìm trường nào đào tạo uy tín, phù hợp để đến tận nơi tìm hiểu.
Các em có thể tự xác định những thói quen, sở thích của bản thân để liên hệ với ngành nghề có thể mình phù hợp. Ví dụ khi thích ngành khoa học công nghệ kỹ thuật thì người đó thường hay tìm hiểu, tò mò những thiết bị xung quanh mình. Đặc điểm thành công của khoa học công nghệ đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo.
Nếu không đủ năng khiếu hay sức khỏe lĩnh vực nào đó không có nghĩa chúng ta không theo được. Người ta có thể thiết kế nhiều máy móc chỉ bằng ngồi lập trình trên máy. Lĩnh vực nặng nề như dầu khí nhưng không có nghĩa là ra giàn khoan mà có thể ngồi trong phòng lạnh để làm việc với máy tính.
Nếu yêu thích lĩnh vực đó, không hội tụ đủ năng khiếu, sức khỏe thì vẫn có thể phát huy sở trường khác của mình.
Định hướng chuyên ngành gì, ngành gì thì chính các em phải tự định hướng. Đó là "nỗi khổ" ai cũng phải trải qua khi chưa được trải nghiệm ngành nghề thực sự nào đó. Những bạn có tố chất để đi theo lĩnh vực khoa học công nghệ thì nên mạnh dạn lựa chọn.
Nhiều học sinh quan tâm đến những thông tin mà buổi tư vấn mang lại - Ảnh: Khả Hòa
Tiến sĩ Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thì nhấn mạnh: đa số các ngành về kỹ thuật như xây dựng, cơ khí.. thì cần về toán rất nhiều. Do đó muốn học ngành kỹ thuật bắt buộc phải học toán nhiều. Toán ở đại học lại khó hơn rất nhiều nên làm kỹ sư phải biết tính toán, phải biết tự lập trình để tính.
Về việc chọn nghề yêu thích thì đây là vấn đề vẫn được thường xuyên nhắc đến. Vấn đề khó khăn là nhiều em không biết thích cái gì. Việc chọn sai là hơi nhiều nên các em không nên quá băn khoăn, cần dựa trên ý kiến của cha mẹ, thầy cô và ở chính các em để lựa chọn trường, nghề mà các em cảm thấy thích.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM lưu ý thêm: cách hiểu ngành công nghệ kỹ thuật phải làm ngành nghề vận động chân tay nhiều hiện đã lỗi thời. Bất cứ ngành nghề gì đều có nhiều lĩnh vực, bộ phận khác nhau. Ví dụ như nói ngành hàng hải của trường suốt ngày phải lênh đênh trên biển là không đúng mà còn làm nhiều việc khác nữa.
Nhiều học sinh đắn đo định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân - Ảnh: Khả Hòa
Các thầy có thể định hướng còn việc học, nắm kiến thức chuyên môn là nhiệm vụ của các em. Việt Nam giờ đã hội nhập nên kiến thức chuyên môn có rất nhiều trên mạng, sách vở hay trong nhà trường. Các em cần lưu ý học ngoại ngữ để có thể nghiên cứu được tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
Tiếp tục chương trình, một bạn đọc ở Đồng Nai hỏi: Chỉ thích làm công việc ở nhà liên quan đến khoa học công nghệ thì có thể học ngành gì?
Thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng chia sẻ: trong giai đoạn hiện nay muốn học kỹ thuật phải học giỏi Toán, Lý, Hóa. Người theo kỹ thuật cần có đầu óc mô hình vì khi đi làm ngành điện tử thường làm việc bằng bản vẽ, ngành xây dựng cũng thế. Thích làm việc ở nhà thì chỉ có một ngành có thể là công nghệ thông tin. Với sự phát triển của Internet thì có những công việc có thể làm ở nhà và chuyển qua đường mạng, hoặc là buôn bán hàng trên mạng.
Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM lưu: "Thầy muốn nhắn nhủ em nào muốn đi theo khối ngành kỹ thuật công nghệ thì cần có điều quan trọng nhất là đam mê. Không có đam mê thì rất khó thành công trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Nếu các bạn dễ buông xuôi, dễ bỏ qua thì chắc chắn không thành công được".
Còn thầy Khương Đại Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM đúc kết: khối ngành kỹ thuật công nghệ đều có điều khiển tự động hóa. Muốn học được điều khiển tự động phải có lập trình, muốn lập trình phải có tư duy về toán. Lĩnh vực này, yếu tố tư duy các thí sinh cần phải có.
Cũng theo thầy Thắng, vấn đề sinh ngữ cụ thể là tiếng Anh thì phải nắm chắc để giúp các em tự tin bước vào thế giới.
"Bây giờ bảo các em chọn nghề là rất khó vì theo thầy còn bị ảnh hưởng bởi ba mẹ, anh chị... Các em có thể học điều mình chọn rồi chúng ta còn nhận kiến thức bên cạnh để bổ sung. Chẳng hạn như thầy, từ học cơ khí, thầy chuyển sang học ngành công nghệ thông tin từ chuyện mê chơi game. Trong xã hội, mỗi ngành nghề đều gắn bó với nhau nên các em càng biết rộng càng dễ tiến vào xã hội" - thầy Thắng bày tỏ.
Phụ nữ học ngành kỹ thuật - công nghệ có hợp không? Một bạn đọc đặt câu hỏi qua chương trình: Nếu là nữ nhưng thích học kỹ thuật công nghệ thì có thể học những ngành nghề nào? Có bị giới hạn không? Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM trả lời: trong tuyển sinh thì ngành khoa học kỹ thuật cũng không hạn chế nữ. Khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển rất rộng nên có những chuyên ngành có thể nam thuận lợi hơn nhưng cũng có nhiều nữ có thể thành công ví dụ như ngành địa chất thường đi vào thực địa, trực tiếp tới hiện trường nhưng cũng có những nữ địa chất rất thành công ở những phòng thí nghiệm địa chất. Tiến sĩ Quang nhấn mạnh: nữ không có hạn chế, ngay cả trong CNTT vốn đòi hỏi tư duy logic, toán học... thì nữ vẫn có thể làm tốt. Nhiều công ty phần mềm vẫn tuyển nữ làm lập trình viên. Nhiều em nữ có đam mêm nghề nghiệp, cần cù thì vẫn có khả năng sáng tạo. Vì vậy, có thể khẳng định nữ không bị hạn chế khi thi vào các ngành khoa học kỹ thuật. Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho biết: từ năm 2002 các ngành đi biển không tuyển nữ. Bây giờ hội nhập rồi và các nước không còn hạn chế. Từ 2013 và năm nay nhà trường chủ trương không giới hạn nam nữ trong tất cả các ngành của trường. Những ngành có đặc thù riêng nên vào lớp số lượng nữ hơi ít nhưng có ngành có số lượng nữ áp đảo như nhóm ngành kinh tế. Còn thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng thì cho rằng tất cả ngành nghề của trường không giới hạn nữ. Một số ngành nữ tưởng không có ưu thế nên không dám vào nhưng thực tế lại khác. Như điện tử thì nữ có thể kiểm tra các dây chuyền vì cẩn thận, siêng năng. Các ngành kỹ thuật nữ vẫn có ưu thế và thế mạnh của nữ vẫn cần cho nhiều ngành. Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM khẳng định: Các ngành khoa học kỹ thuật gần như không phân biệt nam hay nữ. Các khối ngành liên quan hóa như môi trường, sinh học, công nghệ thực phẩm,... thì gần như nữ chiếm đông hơn cả nam. Các bạn vẫn có thể làm chuyên gia tư vấn ở các nhà máy, xí nghiệp. Ưu thế của nữ là dễ tiếp xúc, dễ tư vấn, dễ thuyết phục, dễ thu hút khách hàng hơn trong các lĩnh vực. Các bạn nữ vẫn có thể tham gia tư vấn, giám sát lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Thầy Khương Đại Thắng lưu ý thêm: đội ngũ giảng viên khoa CNTT đội ngũ nữ chiếm đa số so với nam. "Chúng ta không phân biệt nam và nữ học ngành gì. Ngành nấu ăn thường do phụ nữ nhưng trong lớp ngoài nữ vẫn có nam. Thành công nhiều hơn lại là nam, chẳng hạn như ...Yan Can Cook. Điều đó cho thấy chúng ta thích gì thì làm cái đó, làm đúng theo sở thích và sẽ chắc chắn thành công" - thầy Thắng đúc kết.
Học lực trung bình có dễ đậu không?
Câu hỏi cuối cùng do nhà báo Thùy Ngân đặt ra cho đại diện các trường là: với những học sinh có học lực trung bình, cơ hội nào vào ngành kỹ thuật công nghệ sẽ thế nào? Khả năng đậu có cao không?
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang tư vấn: các em yêu thích ngành nghề kỹ thuật nếu không thể đi vào trình độ đại học thì thi vào các trường cao đẳng trung cấp. Nếu các em có tay nghề xuất sắc hơn cả kỹ sư thì vẫn được trọng dụng, xã hội đãi ngộ.
Tiến sĩ Lê Thanh Hưng: Điểm thông thường của Bách Khoa có 3 mức: khoảng trên 20 - 21 điểm, khoảng giữa khoảng 18 điểm, còn ở top dưới là 16 điểm như ngành trắc địa.. Bách Khoa có những ngành như vật liệu xây dựng cũng là ngành hay, điểm cũng không quá cao, khoảng 16 điểm. Tuy nhiên, khi học những ngành của Bách khoa thì những em tuyển vào với điểm thấp học cũng khá vất vả.
"Tôi muốn nói không phải những em học đại học lại có trình độ cao hơn cao đẳng. Ví như những em học rất giỏi nhưng lại muốn học cái gì để có thể làm liền phù hợp với nhiều ngành ở bậc cao đẳng, có những người phù hợp kiến thức hàn lâm thì theo bậc đại học" - TS Quang đúc kết.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ: Điểm trúng tuyển phụ thuộc nhiều yếu tố như số lượng thí sinh đăng ký, năng lực thí sinh. Nếu các em có đam mê thì cứ mạnh dạn tuy nhiên cần cân nhắc năng lực của mình và các điểm trúng tuyển qua một vài năm của một ngành nào đó để so sánh. Ở trường ĐH Giao thông vận tải cũng đào tạo các ngành cao đẳng nên các em có thể xem và lựa chọn ngành phù hợp.
Thạc sĩ Lâm Thành Hiển: Trường chúng tôi hướng đến đối tượng học lực trung bình khá. Các ngành của trường lấy điểm bằng điểm sàn (trừ ngành dược). Chương trình học được điều chỉnh một chút để các em có thể ứng dụng được những kiến thức vào thực tế. Ngành kỹ thuật đang có hướng học một buổi, thực hành một buổi, giảm lý thuyết cho phù hợp. Các bạn học lực trung bình, trung bình khá có thể không học được những trường danh tiếng thì còn có các trường khác và hệ cao đẳng hoặc trung cấp.
Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh: Bất cứ ngành nào thì cũng đòi hỏi năng lực của các em. Tuy nhiên, thời đại hiện nay, năng lực và học lực chỉ chiếm một phần trong thành công công việc sau này. Trường hiện đang mong muốn đào tạo sinh viên theo 2 hướng: tự khám phá năng lực bản thân (có sự nhạy bén, tư duy,...) phương pháp và kỹ năng làm việc.
Thầy Khương Đại Thắng: Đối với trình độ cao đẳng thì học trung bình vẫn có thể học trường liên quan đên kỹ thuật - công nghệ. Nếu không học cao đẳng thì học trung cấp. Không được nữa thì các em có thể học nghề, để chính cái nghề sẽ dạy cho ta. Khi học cao đẳng, được vừa học vừa làm, kiến thức lý thuyết và thực tế có tỷ lệ 50/50. Nhà trường tạo mọi điều kiện để các em thực hiện được ước mơ của mình.
Đúng 16 giờ 30, buổi tư vấn trực tuyến kết thúc. Hẹn các bạn đọc, phụ huynh học sinh trong buổi truyền hình trực tuyến tư vấn vào chiều thứ năm (20.2) với các vấn đề liên quan đến khối ngành: kinh tế, ngân hàng, tài chính và luật.
Theo TNO
Thêm 2 trường cao đẳng công bố tuyển sinh riêng Sáng 17.2, thêm 2 trường cao đẳng đã công bố đề án tuyển sinh riêng. Trường Cao đẳng Công kỹ nghệ Đông Á Nhà trường kết hợp hai hình thức tuyển sinh để tuyển đủ chỉ tiêu được giao: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đại học và cao đẳng chính quy theo hình thức ba chung của Bộ GD-ĐT (chiếm 30%...