Điểm sàn đại học 2022 được tính thế nào?
Điểm sàn năm nay không dao động nhiều so với năm trước và vẫn tăng hơn ở những ngành hot.
Hiện nay, hầu hết các trường đại học đang và tiếp tục công bố ngưỡng chất lượng đầu vào (điểm sàn) để làm căn cứ cho thí sinh (TS) đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến.
Đây là năm có nhiều thay đổi lớn trong tuyển sinh, khi Bộ GD&ĐT thực hiện lọc ảo chung khiến việc xác định điểm sàn ở các trường không phải dễ dàng.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nhiều trường tốp trên có điểm sàn tăng
Theo công bố mới nhất của Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), trường sẽ nhận hồ sơ xét tuyển của những TS có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp đạt từ 23 điểm trở lên. Mức điểm sàn này áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo.
Đáng nói, mức công bố mới được trường điều chỉnh theo hướng tăng 1 điểm sau khi có kết quả thi do Bộ GD&ĐT công bố và đây là một trong ít trường có điểm sàn cao nhất hiện nay, mức này cũng cao hơn năm 2021 là 1 điểm nhưng cao hơn năm 2020 đến 4 điểm.
Tương tự, theo công bố của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, năm nay mức điểm nhận hồ sơ vào trường tối thiểu là 18 điểm, tăng 1 điểm so với năm 2021. Đây là mức đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và mức này cũng áp dụng cho tất cả các ngành/chương trình đào tạo.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm nay cũng có điểm sàn xét tuyển cho tất cả các ngành hệ đại trà là 19 điểm, tăng 0,5 điểm so với năm trước. Riêng các ngành chương trình chất lượng cao, liên kết quốc tế 2 2 có điểm sàn là 18 điểm. Tại Phân hiệu Quảng Ngãi, điểm sàn của tất cả các ngành là 17 điểm.
Tại khu vực phía Bắc, nhiều trường cũng đã công bố điểm sàn với mức khá cao. Như ĐH Quốc gia Hà Nội có điểm sàn từ 20 điểm/tổ hợp xét tuyển.
Tại khu vực phía Bắc, nhiều trường cũng đã công bố điểm sàn với mức khá cao. Như ĐH Quốc gia Hà Nội có điểm sàn từ 20 điểm/tổ hợp xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số).
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay cũng quy định điểm sàn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT khá cao khi lấy tới 23 điểm, áp dụng cho cả chín tổ hợp gồm: A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29.
Còn Trường ĐH Ngoại thương, năm nay, tại trụ sở chính Hà Nội và TP.HCM, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển ở các tổ hợp đều từ 23,5 điểm. Riêng bốn tổ hợp A00, A01, D01, D07 tại Cơ sở Quảng Ninh có điểm sàn là 20 điểm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh một số trường có điểm sàn cao và tăng hơn, nhiều trường có điểm sàn tương tự năm 2021, thậm chí giảm hơn.
Như Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM năm nay lấy điểm sàn từ 16 đến 20 điểm, giảm 1 điểm so với năm trước.
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết năm nay do thời điểm công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp diễn ra trong thời gian TS đăng ký xét tuyển nên hầu như không có trường nào nắm được số lượng TS đăng ký để xác định điểm sàn như mọi năm. Do đó, điểm sàn năm nay trường ấn định tương tự năm trước để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Điểm sàn khối sức khỏe, sư phạm ra sao?
Tối 29-7, Bộ GD&ĐT đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên và khối sức khỏe.
Trong đó, nhóm ngành đào tạo giáo viên có mức điểm tương tự năm 2021, ở nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học là 19 điểm, cao đẳng của ngành giáo dục mầm non là 17 điểm. Riêng đối với ngành giáo dục thể chất, ngành sư phạm âm nhạc và ngành sư phạm mỹ thuật có điểm sàn tăng hơn 1 điểm, 19 điểm. Mức điểm này áp dụng đối với tổ hợp xét tuyển ba môn văn hóa, các tổ hợp xét tuyển khác thực hiện theo quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành.
Còn với khối ngành sức khỏe, Bộ GD&ĐT đã quyết định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển năm nay từ 19 đến 22 điểm, bằng với năm trước.
Trong đó, y khoa và răng – hàm – mặt là hai ngành có điểm sàn cao nhất ở nhóm ngành sức khỏe với 22 điểm. Ngành y học cổ truyền và dược học là 21 điểm, các ngành còn lại có điểm sàn là 19 điểm.
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn này, PGS-TS Lê Đình Tùng, Trưởng Phòng quản lý đào tạo đại học Trường ĐH Y Hà Nội, cho rằng điểm sàn của khối sức khỏe năm nay rất phù hợp khi dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn. Bao gồm: Phân tích tổng điểm của các môn toán, hóa, sinh thuộc tổ hợp B00 và so sánh với kết quả các năm 2020, 2021; phân tích, đánh giá mức độ khó, mức độ phân hóa của các môn toán, hóa, sinh năm 2022, điều kiện tổ chức học tập của bậc phổ thông trong tình hình dịch bệnh và tổng chỉ tiêu khối ngành này.
Đối với Trường ĐH Y Hà Nội, PGS-TS Lê Đình Tùng khuyên các em điểm cao thì cứ mạnh dạn lựa chọn, đăng ký vào trường trên cơ sở tổng điểm ba môn toán, hóa, sinh. Đối với những ngành thấp hơn ở ngưỡng điểm trên 26 điểm hoặc trên 23 điểm thì cần thận trọng sắp xếp nguyện vọng cho phù hợp.
Dựa vào điểm sàn này, TS Vũ Văn Thành, Phó Hiệu trưởngTrường ĐH Điều dưỡng Nam Định, lưu ý TS đăng ký nguyện vọng đầu tiên phải là ngành/trường mình yêu thích và muốn học nhất. Tuy nhiên, các em cần có điểm thi cao hơn điểm sàn để có cơ hội trúng tuyển.
Phía Bộ GD&ĐT cũng lưu ý đối với các ngành khác ngoài nhóm ngành sức khỏe, sư phạm, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định và chịu trách nhiệm giải trình.
Điểm sàn là điều kiện cần để TS có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường nhằm đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh.
Hơn 900.000 thí sinh xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, năm nay cả nước có hơn 900.000 TS tham gia xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Tổng chỉ tiêu đại học năm nay chỉ hơn 550.000 TS.
Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, thời hạn để TS đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng trực tuyến trên hệ thống hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia là đến 17 giờ ngày 20-8.
Sau đó, từ ngày 21-8 đến 17 giờ ngày 28-8, TS phải xác nhận số lượng, thứ tự và nộp lệ phí trực tuyến các nguyện vọng xét tuyển.
Hệ thống sẽ thực hiện lọc ảo từ ngày 4-9 đến 17 giờ ngày 15-9. Trước 17 giờ ngày 17-9, các cơ sở đào tạo xác nhận điểm trúng tuyển và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
Hàng loạt phương thức xét tuyển, thí sinh như 'đứng giữa ngã ba đường'
Nhiều trường đại học đã công bố điểm sàn xét tuyển. Trong khi đó, trước ma trận các phương thức tuyển sinh, nhiều thí sinh đang lúng túng không biết lựa chọn phương thức nào để tăng tỷ lệ đỗ đại học vào ngành mong muốn.
Điểm chuẩn vào các ngành hot, trường hot sẽ tăng nhẹ
Thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào xét tuyển theo điểm Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. Đây là mức điểm đủ điều kiện tiếp nhận hồ sơ xét tuyển.
Theo thông báo của Đại học Quốc gia Hà Nội, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của trường là 20 điểm (đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng, chưa nhân hệ số).
Các trường thành viên xác định điểm sàn tối thiểu bằng mức điểm sàn chung của hệ thống. Hiện trong hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế đã công bố mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp là 23 điểm.
Các trường tư vấn thí sinh lựa chọn ngành học trong Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2022 do Bộ GDĐT tổ chức mới đây.
Năm nay, Trường Đại học Ngoại thương có hai phương thức xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi này là xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp, xét tuyển dựa vào điểm thi.
Trường công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển tại trụ sở chính Hà Nội là 23,5 điểm, xét các tổ hợp A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07. Đây cũng là mức điểm sàn cho cơ sở TP Hồ Chí Minh, xét các tổ hợp A00, A01, D01, D06, D07.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng vừa công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 và điểm thi đánh giá tư duy.
Đối với điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 9 tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 là 23 điểm. Thêm vào đó, học bạ bậc THPT của thí sinh cần có tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 42 trở lên.
Theo dự báo của các chuyên gia giáo dục, điểm chuẩn vào các trường đại học năm nay có thể tăng nhẹ so với năm 2021.
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, năm nay đề thi tốt nghiệp THPT độ phân hóa tương đối tốt, thí sinh khó để đạt điểm 9 - 10 ở các môn.
Ngoài xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT, năm nay các trường cũng đưa ra rất nhiều phương thức khác để tuyển sinh. Do đó với các ngành hot, trường hot, điểm chuẩn sẽ không tăng hoặc có tăng cũng không đáng kể so với năm ngoái.
Thí sinh mong sớm ổn định phương thức xét tuyển
Năm 2022, phương thức xét tuyển có nhiều sự thay đổi, các trường giảm số chỉ tiêu ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, tăng các chỉ tiêu theo các phương thức xét tuyển khác. Theo thống kê của Bộ GDĐT, năm nay các trường đại học sử dụng 20 phương thức xét tuyển. Thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển nhiều phương thức khác nhau ở cùng 1 trường.
Mặc dù thời điểm này, nhiều trường đã công bố điểm sàn xét tuyển nhưng giữa "ma trận" phương thức tuyển sinh nhưng nhiều thí sinh lúng túng trong việc lựa chọn, sắp xếp nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học mong muốn.
Thí sinh tham gia Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2022.
Nguyện vọng vào học ngành Kinh tế nhưng em Trịnh Hoàng Quỳnh Phương, học sinh lớp 12A4, Trường THPT Bắc Kạn (Bắc Kạn) chỉ đạt 22 điểm từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. So với điểm chuẩn vào các trường ở khối ngành này, cơ hội trúng tuyển không nhiều.
Phương cho biết, hiện em đang phân vân giữa các phương thức xét tuyển khác như xét tuyển học bạ. Theo phương thức này thì em được 24 điểm. Tuy nhiên, em đang không biết nên lựa chọn phương án nào.
"Mặc dù đa dạng các phương thức xét tuyển sẽ giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển đại học nhưng cũng khiến chúng em bị loạn, đắn đo suy nghĩ rất nhiều".
Em Nguyễn Hồng Phương, thí sinh Hà Nội cũng cho biết, em đang gặp khó trong việc điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp bởi các trường đưa ra nhiều phương thức tuyển sinh.
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, mặt tích cực của việc đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh là giúp các thí sinh có nhiều lựa chọn nghề nghiệp, cơ hội đỗ vào trường mong muốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng có mặt tiêu cực.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, khi học sinh chưa xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, các em có thể luôn "đứng núi này trông núi nọ", mơ hồ xác định nghề nghiệp. Có em tham gia rất nhiều các kỳ thi khác nhau. Lúc đó, các em bị phân tán sức lực, thời gian và công sức dẫn tới kết quả ko tốt.
Về vấn đề này, TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Chính trị và công tác sinh viên, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay: "Về lâu dài các trường sẽ có lộ trình để làm thế nào ổn định các phương thức tuyển sinh, giúp cho thí sinh dễ theo dõi tìm được phương thức tuyển sinh phù hợp nhất đối với tình hình hiện nay".
Trường ĐH Tài chính- Marketing công bố điểm sàn, điểm chuẩn Trường ĐH Tài chính - Marketing vừa công bố điểm sàn xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: H. Lân Với phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp...