Điểm sàn các trường đại học khối ngành y, dược bằng ngưỡng điểm do Bộ GD-ĐT công bố
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành y, dược, các trường cũng đã đồng loạt công bố điểm sàn.
Hầu hết các trường đều có điểm sàn bằng ngưỡng điểm do Bộ GD-ĐT công bố, trong khi điểm chuẩn có thể cao hơn nhiều.
Ngưỡng điểm cao hơn những năm trước nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành y dược
Theo Bộ GD-ĐT, ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đào tạo với ngành y đa khoa và răng hàm mặt năm nay là 22 điểm; ngành y học cổ truyền và dược học 21 điểm; nhóm ngành điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng có điểm sàn là 19 điểm. Năm 2019, điểm sàn của các ngành này lần lượt tương ứng là 21, 20 và 18 điểm.
Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đào tạo là mức điểm tối thiểu để các trường nhận hồ sơ cũng như xét tuyển vào trường. Ngay sau khi Bộ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng, các trường y, dược cũng đã lần lượt công bố điểm sàn các ngành sức khỏe có yêu cầu chứng chỉ nghề nghiệp.
Theo Đại học Y Hà Nội, điểm sàn của trường năm nay từ 19 đến 23 điểm tùy ngành trong khi năm 2019, mức điểm sàn giao động từ 18 đến 21 điểm. Cụ thể, ngành có điểm sàn cao nhất là các ngành Y khoa, Y khoa phân hiệu Thanh Hóa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng với cùng mức 23 điểm (năm 2019 là 21 điểm), cao hơn mức điểm sàn chung của Bộ một điểm. Các ngành còn lại có mức điểm sàn chung là 19 điểm (năm 2019 là 18 điểm). Điểm sàn 23 điểm cũng là mức sàn cao nhất của khối ngành y trên cả nước. Hầu hết các trường còn lại đều công bố điểm sàn ở ngưỡng tối thiểu, bằng với điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định, kể cả các đại học tốp trên. Theo đó, điểm sàn dao động quanh mốc từ 18 đến 22 điểm. Khối ngành Y khoa và Răng-hàm-mặt là 22 điểm trong khi các ngành còn lại ở mức 18-19 điểm.
Video đang HOT
Đại học Y dược TP.HCM cũng tăng điểm sàn từ 1 đến 2 điểm so với năm 2019, tùy theo từng ngành. Ngành Y khoa và Răng-hàm-mặt tăng 2 điểm, từ 21 điểm (2019) lên 23 điểm. Các ngành còn lại đều tăng một điểm so với 2019. Riêng ngành Dược học vẫn giữ nguyên mức điểm sàn là 21 điểm…
Theo lãnh đạo các trường, điểm sàn chỉ là điểm để nhận hồ sơ xét tuyển. Điểm chuẩn sẽ được lấy từ cao xuống thấp nên điểm chuẩn có thể cao hơn nhiều so với điểm sàn, đặc biệt ở các trường tốp trên. Việc đưa ra điểm sàn thấp sẽ giúp các trường đảm bảo nguồn tuyển nhưng lại là bài toán khó với thí sinh. Càng ở các ngành, trường tốp trên, khoảng cách giữa điểm sàn và điểm chuẩn càng xa.
Năm 2019, điểm sàn của Đại học Y Hà Nội chỉ ở mức 18 đến 21 điểm, nhưng điểm chuẩn đều cao hơn điểm sàn ít nhất gần 2 điểm. Ngành Y khoa có điểm sàn 21, nhưng điểm chuẩn là 26,75 điểm, ngành Răng-hàm-mặt có điểm chuẩn 26,4 điểm. Điểm sàn Đại học Y dược Cần Thơ năm 2019 ở mức từ 18 đến 21 điểm, nhưng chỉ ngành Y tế dự phòng có điểm chuẩn 18, tất cả các ngành còn lại đều có điểm chuẩn từ 20 điểm trở lên, trong đó điểm chuẩn ngành Y khoa là 24,3 điểm. Vì thế, lãnh đạo các đại học cho rằng thí sinh phải cân nhắc kỹ điểm số của mình so với điểm chuẩn của các trường những năm trước đây để đăng ký trường phù hợp.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ 19-9, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 7 ngày (từ ngày 19 đến 25-9). Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tiếp bằng phiếu là 9 ngày (từ ngày 19 đến 27-9).
Tuyển sinh đại học: Đang cào bằng điểm sàn?
Các trường đại học bắt đầu công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thực tế cho thấy, điểm sàn nhận hồ sơ và điểm chuẩn trúng tuyển thường có độ vênh rất lớn tùy theo ngành học.
Thí sinh, phụ huynh nghe tư vấn tuyển sinh tại một trường đại học ở TPHCM. Ảnh: Nguyễn dũng
Bộ GD&ĐT dự kiến ngày 17/9 sẽ công bố điểm sàn đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên. Năm 2019, điểm sàn nhóm ngành này từ 18 đến 21 điểm. Các trường cũng lấy luôn mức điểm này làm điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển. Trong khi đó, điểm trúng tuyển của trường Đại học (ĐH) Y Hà Nội cao nhất là 26,75 điểm, thấp nhất là 19, 9 điểm, cao hơn mức điểm sàn thấp nhất gần 2 điểm. Cùng năm, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào các trường công an như Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, ĐH Phòng cháy chữa cháy đều ở mức 17,75 điểm, riêng đối với nhóm ngành Y gửi đi đào tạo là 18 điểm.
Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào 18 trường quân đội dao động từ 15 đến 23 điểm tùy ngành. Trong khi đó, điểm trúng tuyển của khối trường công an ở mức cao nhất 25,5 điểm đối với nam, 26,65 điểm đối với nữ, chênh rất nhiều so với điểm sàn. Đặc biệt, ở khối ngành an ninh, quân đội, đối tượng dự thi cơ bản đã được các trường nắm rất rõ, do chỉ nhận thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 và đã qua sơ tuyển. Vì thế, với khối trường này, tỷ lệ ảo rất thấp.
Ngày 15/9, trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển phương thức thi tốt nghiệp THPT là 19 điểm cho các ngành đào tạo ĐH chính quy đại trà và 18 điểm với các ngành đào tạo theo chương trình tiên tiến. Trong khi đó, điểm chuẩn năm 2019 của trường này cao nhất là 25,75 điểm. Chỉ có 5 ngành lấy điểm chuẩn bằng đúng điểm sàn (điểm sàn năm 2019 là 18 điểm).
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố mức điểm sàn cho 53 ngành đào tạo là 18 điểm. Nếu so với điểm chuẩn năm trước của trường, mức điểm sàn này chênh ít nhất hơn 3 điểm và nhiều nhất 8 điểm. Trường dự báo điểm chuẩn năm 2020 sẽ tăng hơn năm 2019, nhưng mức điểm sàn năm nay vẫn giữ nguyên như năm trước.
Trước tình trạng nhiều trường cào bằng mức điểm sàn, nhận hồ sơ xét tuyển như hiện nay để đảm bảo an toàn cho nguồn tuyển của mình, nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng, thí sinh nên xem điểm sàn nhận hồ sơ chỉ là điều kiện cần, quan trọng phải so sánh điểm thi của mình với điểm chuẩn các năm trước của ngành, trường đó. Không nên thấy điểm sàn nhận hồ sơ của một số trường quá thấp mà ngộ nhận mình có cơ hội đỗ rồi vội vàng điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.
PGS.TS Đô Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, nói rằng, nhiều trường ĐH hiện nay vì lo sợ không có nguồn tuyển nên cố tình để điểm sàn thấp, thậm chí cách điểm chuẩn dự kiến đến 5 điểm. "Muốn giúp thí sinh tiết kiệm kinh phí và khỏi rớt oan thì điểm sàn không chỉ là ngưỡng đảm bảo chất lượng chung cho cả trường mà phải thay đổi theo ngành.
Các trường ĐH phải biết cách phân tích dữ liệu cả điểm chuẩn của 3 năm, số thí sinh đăng ký năm nay, dữ liệu điểm thi của các địa phương mà thí sinh đăng ký vào trường mình, từ đó đưa ra điểm sàn phù hợp. Tốt nhất là phải tính toán khoa học sao cho mức chênh lệch giữa điểm chuẩn và sàn không quá 2 điểm", ông Dũng nói. Theo ông, làm như vậy, các trường vất vả một chút, nhưng thí sinh được lợi. Hiện nay, để đăng ký nguyện vọng, thí sinh phải mất phí xét tuyển là 30.000 đồng/nguyện vọng. Nếu để thí sinh ngộ nhận thì ngoài việc mất thời gian, ảnh hưởng tâm lý, còn ảnh hưởng tài chính của gia đình.
Năm nay, một số trường ĐH tốp trên đã xác định điểm sàn ở mức rất cao như ĐH Ngoại thương (có ngành lên đến 27 điểm), ĐH Bách khoa Hà Nội (dự báo điểm chuẩn có ngành lên đến 29 điểm). Những dự báo này từ phía trường đã giúp thí sinh lượng trước được sức mình để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp từ ngày 19/9 tới.
Chọn chất lượng hay số lượng?
Có những trường ĐH chỉ cần chưa đến 5 điểm/môn là trúng tuyển hầu hết các ngành. Điểm chuẩn ĐH Hải Dương, ĐH Xây dựng miền Trung, ĐH Xây dựng miền Tây đều ở mức 13 điểm. ĐH Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ) lấy điểm chuẩn tất cả các ngành là 13,5 điểm. Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT về bức tranh tuyển sinh đợt I năm 2019, khoảng 49% đơn vị tuyển sinh có số thí sinh trúng tuyển từ đủ chỉ tiêu trở lên; 26% đơn vị tuyển được dưới 50% chỉ tiêu và 7% đơn vị không có thí sinh trúng tuyển, không tham gia lọc ảo. Như vậy, với 334 mã trường xét tuyển từ điểm thi THPT Quốc gia 2019, hơn 20 trường rơi vào tình trạng này.
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng ĐH FPT, nói: "Các trường có thể chọn phương án chất lượng hoặc số lượng khi tuyển sinh. Nếu chọn chất lượng, trường ấn định mức điểm nhận hồ sơ từ đầu, minh bạch tiêu chí để thí sinh biết mình có đủ điều kiện đăng ký xét tuyển không. Nhưng trường có thể tuyển không đủ chỉ tiêu.
Chọn số lượng, chất lượng không đảm bảo, sớm muộn xã hội cũng phát hiện. Lúc đó, việc tuyển sinh càng khó. Chọn chất lượng, trường có thể gặp khó khăn ban đầu nhưng định hình được uy tín trong xã hội. Hơn nữa, tuyển sinh không phải vấn đề đáng ngại khi chỉ tiêu một trường chỉ chiếm 1-2% số thí sinh có nguyện vọng học ĐH của cả nước". Thực tế, một số trường vẫn chạy theo số lượng, tìm cách tuyển đủ chỉ tiêu như kế hoạch. "Quan niệm này tồn tại ở cả trường công lẫn trường tư. Một số trường hạ điểm chuẩn, thậm chí xuống rất thấp, vì tuyển không đủ", ông Tùng nói.
Một phó giáo sư đầu ngành sức khỏe cho rằng, nhiều trường ĐH công lập tốp giữa, tốp dưới đang đối mặt bài toán mâu thuẫn: chất lượng đào tạo và tuyển sinh. Nhưng muốn có chất lượng, trước hết phải tuyển sinh được. Có trường đang phải ăn đong trong tuyển sinh thì làm thế nào để có chất lượng? "Nếu không ăn đong, trường sẽ không có kinh phí để tồn tại", vị phó giáo sư nói.
Tự chủ đại học, trong đó có tự chủ tuyển sinh, bên cạnh những thuận lợi, cơ hội cho các trường, vẫn còn đó những khoảng mờ. Khi những khoảng mờ này tồn tại, thí sinh luôn là người chịu thiệt.
Điểm chuẩn Đại học Y Dược Hải Phòng 2020 tăng theo xu thế chung Năm nay, số lượng thí sinh đạt trên 27 điểm ở các tổ hợp xét tuyển truyền thống tăng mạnh, phổ điểm lệch phải. Nhiều chuyên gia dự đoán điểm chuẩn khối ngành y dược cũng sẽ tăng cao. Trao đổi với Infonet, PGS.TS Nguyễn Văn Khải - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cho rằng, năm nay nhiều biến...