Điểm qua cục diện DOTA 2 thế giới ở thời điểm hiện tại
DOTA 2 The Shanghai Major đã khép lại cách đây không lâu với những kết quả khá bất ngờ và hoàn toàn trái ngược với suy đoán của đại đa số người hâm mộ.
Thất bại toàn diện của người Trung Quốc, cùng với đó là sự thăng hoa của khu vực SEA, cũng như việc Team Secret vượt mặt toàn bộ những tên tuổi để đăng quang một cách xứng đáng đã góp phần phản ánh cũng như vẽ lên toàn cảnh bức tranh DOTA 2 thế giới ở thời điểm hiện tại.
Trung Quốc trong giai đoạn thoái trào và chuyển giao
Sau khi EHOME vô địch MarsTV, chức vô địch quốc tế đầu tiên của người Trung Quốc sau gần một năm, tất cả đều đã nghĩ ngay đến việc nền DOTA 2 của khu vực lâu đời này sẽ có những bước đột phá. Nhưng kỳ vọng lắm thì thất vọng càng nhiều, giải đấu quốc tế lớn tiếp theo, The Shanghai Major lại chứng kiến bước thụt lùi đến thê thảm của các đội tuyển Trung Quốc.
Sau vòng đấu bảng, mặc dù đóng góp tới 5 đại diện nhưng chỉ duy nhất LGD.Gaming là lọt vào nhánh thắng của vòng Main Event, 4 đội tuyển còn lại, bao gồm cả những ông lớn như EHOME hay Vici Gaming cũng đều bị đẩy xuống nhánh thua sau những màn thể hiện nhạt nhòa của họ.
Trong khi CDEC cùng Newbee phải tương tàn trong trận đấu giữa hai người đồng hương, EHOME dễ dàng vượt qua một Archon yếu đuối thì Vici Gaming đụng phải đối thủ rắn mặt nhất, Virtus Pro và bất ngờ để bị loại khỏi giải đấu. Ông lớn một thời với những tên tuổi như iceiceice, fy rời khỏi The Shanghai Major với hành trang là chuỗi 3 trận thua liên tiếp.
LGD.Gaming ở nhánh trên cũng không khá khẩm gì hơn, khi họ bị hủy diệt hoàn toàn bởi MVP.Phoenix, rồi tiếp đó bị CoL nhỏ bé loại sau trận Bo1 may rủi. Vòng thứ hai của Main Event cũng được coi là một ngày đen tối của DOTA 2 Trung Quốc, khi tất cả những ứng viên còn lại đều bị loại một cách đầy cay đắng.
EHOME gục ngã trước một Alliance tinh quái, trong khi Newbee chịu chung số phận với LGD.Gaming khi ngã ngựa bởi một đội tuyển của khu vực SEA: Fnatic.
Thất bại tại The Shanghai Major cũng kéo theo một trào lưu thay máu đội hình của các đội tuyển, đồng thời cũng phản ánh sự khan hiếm tài năng của nền DOTA 2 này. CDEC đã đánh mất sự bất ngờ từ sau The International 5, trong khi VG, LGD.Gaming dần dần già cỗi và trở nên thiếu sức sống.
Video đang HOT
Newbee cũng không khá hơn là bao. EHOME được kỳ vọng nhất cũng chưa chứng tỏ có thể thi đấu tốt trước áp lực. Kể từ sau lứa Cty, Maybe, DOTA 2 Trung Quốc vẫn chưa sản sinh ra cái tên nào thật sự nổi bật nếu so với những w33, Miracle hay Sumail của các đội phương Tây.
Giờ có lẽ là lúc mà DOTA 2 Trung Quốc cần phải nhìn nhận và thay máu nếu không muốn tiếp tục trượt dài tại những giải đấu tiếp theo.
Khu vực Bắc Mỹ
EG vẫn giữ vững thành tích của mình, khi ngoài chức vô địch The International 5, họ vẫn lọt sâu và để lại khá nhiều dấu ấn tại các giải đấu sau đó. Trong khu vực, ngôi vị độc tôn của EG cũng có lẽ phải còn khá lâu nữa mới có thể bị phá vỡ.
Trong khi DC dù rất ồn ào về những cái tên mới cập bến, tiêu biểu là Resolution, nhưng đổi lại thành tích cũng như phong độ của họ gần đây khá im ắng. Archon dù không thi đấu thành công tại The Shanghai Major nhưng cũng khẳng định được đôi phần thực lực. Đổi lại, CoL xứng đáng là đội tuyển xếp thứ 2 trong khu vực sau EG, đặc biệt là sau chiến tích lẫy lừng tại The Shanghai Major khi họ loại cả LGD.Gaming lẫn Alliance.
Khu vực châu Âu
Sau chức vô địch The Shanghai Major, Puppey cùng đồng đội đã và đang trên đỉnh thế giới và đương nhiên là họ đã đòi lại vị trí độc tôn châu Âu từ tay OG. Cùng với đó là thành công của Team Liquid, đứng đầu là đội trưởng Kuroky.
Chính họ đã loại OG cũng như EG, hai vật cản có thể nói là khó nhọc nhất tại giải đấu để bước vào trận chung kết với Team Secret. Và mặc dù để thua, nhưng những gì mà những FATA, Kuroky làm được cũng đã góp phần khẳng định đẳng cấp của họ trong thời điểm hiện tại sau biết bao nghi ngờ.
Thất bại của OG và Virtus Pro tại The Shanghai Major không làm thay đổi trật tự của hai đội tuyển này là mấy, trong bối cảnh mà số đội top đầu của khu vực này không có nhiều thay đổi, các đội top dưới như Vega, Na`vi vẫn chưa thể hiện được nhiều tiến bộ.
Khu vực SEA
Trong bối cảnh mà DOTA 2 thế giới đang tương đối thiếu điểm nhấn thì nét chấm phá của các đội như MVP.Phoenix hay Fnatic thật sự đã mang lại luồng gió mới cho các các fan hâm mộ. Không những chỉ là những chú ngựa ô đầy cá tính, cả hai đội tuyển đều đã mang lại những màn thể hiện đầy cá tính cũng như gây ấn tượng mạnh, góp phần làm thay đổi cách nhìn của mọi người về SEA – nơi vốn được coi là vùng trũng của DOTA 2 thế giới.
Chắc chắn là trong tương lai, nếu vẫn cứ giữ nguyên được nhiệt huyết và phong độ như hiện tại, MVP.Phoenix cùng Fnatic sẽ còn tiến xa và hứa hẹn tạo ra những bất ngờ hơn nữa.
Theo GameK
DOTA 2: Những vị tướng đang được ưa chuộng tại The Shanghai Major
Qua vòng bảng và vài trận đấu tại vòng playoff của The Shanghai Major, xu hướng chiến thuật cũng như các vị tướng hot của giải đấu DOTA 2 này đã dần dần bộc lộ.
Cũng không có gì khó hiểu khi hầu hết đều là những lựa chọn thông dụng và đặc biệt là cực kỳ phù hợp với phiên bản và meta game hiện tại của DOTA 2.
Outworld Destroyer
Ở vị trí solo mid, OD đang tỏ ra là một lựa chọn cực kỳ chất lượng và khá bá đạo. Với việc được thay đổi cách thức vận hành bộ skill ở phiên bản 6.86, OD vốn từ trước đã nổi tiếng là một hero đi lane mạnh thì nay càng trở nên khó chịu hơn khi có thể cướp intelligent từ đối thủ liên tục qua những đòn đánh tay cơ bản với skill 1.
Đặc biệt hơn, trong phiên bản hiện tại, không mấy vị tướng có khả năng đì đọt hero này trong những kèo solo 1-1 ở mid. Có chăng, hero này chỉ hạn chế đôi chút bởi tốc độ regen tương đối chậm, tuy nhiên những hero có khả năng harass mạnh như QoP hay Viper thì gần đây đều không được ưa chuộng lắm.
Ngoài việc đi lane mạnh, OD còn sở hữu khả năng dồn sát thương cực khủng, đặc biệt là khi đã có đủ item ở giai đoạn late game. Hero này cũng sở hữu bộ kỹ năng khá phù hợp, khi có thể chụp để giữ chân đối thủ hoặc cứu đồng đội, còn ultimate Sanity's Esclipse thật sự mạnh mẽ và đáng sợ cho không chỉ các support bên phía đối thủ mà ngay cả với những tanker hay carry có lượng intelligent khiêm tốn.
Faceless Void
Với việc được thay đổi khá triệt để bộ skill ở phiên bản 6.86, ngay từ khi được đưa trở lại với đấu trường chuyên nghiệp, Faceless Void đã dần dần chứng tỏ được vị thế của mình tại mọi giải đấu. Mặc dù đã từng có thời được sử dụng như một offlane ở một vài phiên bản trước đó, nhưng lần tái xuất này, Faceless Void không còn được ưa chuộng với lối chơi carry quen thuộc mà thay vào đó là phong cách hỗ trợ đồng đội nhiều hơn.
Timewalk được làm lại giúp Faceless Void mặc dù mất đi thương hiệu Backtrack nhưng vẫn có khả năng tank vô cùng ổn định, nếu được sử dụng một cách hợp lý. Ngoài ra, ultimate Chronosphere vẫn là một trong những kỹ năng khủng nhất DOTA 2 có thể làm thay đổi cục diện cả một combat.
Tuy nhiên, thay vì những MoM hay búa sét như trước, trong phiên bản 6.86 này, Void offlane thường được build theo hướng hỗ trợ combat với các item như Vladimir hay Blink Dagger hoặc Iron Talon để có thể farm rừng sớm ở đầu game. Ở giai đoạn late game, khi đã có một số item cơ bản, những pha đánh bass của hero này vẫn giữ được sự thốn và khó chịu như xưa.
Lone Druid
Một trong những hero được buff nhất ở trong phiên bản này, gấu chó đang ngày càng xuất hiện dày đặc trong list ban pick của các đội. Hầu hết mỗi trận đấu diễn ra, hero này không bị ban thì sẽ luôn được ưu tiên nằm trong những lượt pick đầu tiên của các đội. Có thể chơi đa dạng ở cả vị trí offlane, solo mid cũng như hard carry, Lone Druid bên cạnh sức mạnh đáng sợ ở phiên bản này còn có thêm sự cơ động cần thiết với meta game.
Nhắc tới sự cơ động thì không thể bỏ qua Savage Roar, kỹ năng mới được Valve đưa vào cho hero này. Với skill này, khả năng sống sót cũng như chạy trốn của Lone Druid được nâng cao rõ rệt, khi ngay cả Spirit Bear cũng có thể sử dụng kỹ năng này để hù dọa, khiến đối thủ chạy về hướng nhà chính của mình.
Với xu hướng build Hand of Midas sớm, cùng với việc có thể farm rừng ngay từ những level đầu với các bãi creep cũng như Ancient ở vj trí offlane, Lone Druid không gặp quá nhiều khó khăn ngay cả khi bị đẩy xuống lane khó. Cơ động, mạnh mẽ, push trụ, rat nhà hay đánh late đều ổn, Lone Druid đang là một trong những lựa chọn an toàn và phổ biến nhất tại The Shanghai Major.
Enchantress
Ở vị trí support trong phiên bản này, những hero có khả năng jungle từ sớm như Chen, Enchantress hay Engima rất hay được sử dụng, trong đó Enchantress nổi lên như ứng viên hàng đầu cho một slot hot support.
Sức mạnh của Enchantress tuy không được buff nhiều ở phiên bản này, nhưng với việc những item cực kỳ bổ trợ sức mạnh cho hero này như Dragon Lance được đưa vào, tầm xa của những pha Impetus nay càng trở nên xa và thốn hơn rất nhiều. Tuy chỉ thi đấu ở vị trí support, nhưng nếu có đủ lượng item cần thiết, lượng damage mà hero này gây ra ở giai đoạn mid hay late game cũng không phải là nhỏ.
Ngoài ra, với Untouchable cùng khả năng hồi máu từ Nature's Attendant, Enchantress tuy sở hữu lượng máu mỏng manh nhưng cũng khá khó để tiêu diệt và có thể tank Roshan từ sớm cho đồng đội. Ở vị trí support, khả năng roam gank đầu game của Enchantress thậm chí còn tốt hơn Chen, khi mà lượng đệ ở những level đầu của hero này dư dả và có thời gian triệu hồi đủ lâu để gây áp lực lên các lane.
Theo GameK
DOTA 2: Nhìn lại những chiến thuật được ưa chuộng nhất vòng bảng Shanghai Major Kết thúc vòng bảng DOTA 2 The Shanghai Major, các đội đã dần dần định hình được cho mình chiến thuật cụ thể. Có thể thấy, trào lưu người người push trụ, nhà nhà push trụ như cái thời mà phiên bản DOTA 2 6.86 mới ra mắt đã dần dần suy thoái. Không phải ai cũng làm được như cái cách mà...