Điểm mới trong tuyển sinh của các trường khối quân đội
Ngày 16/3, Đại tá Vũ Xuân Tiến – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng) cho biết, công tác tuyển sinh khối quân đội có nhiều thay đổi so với năm 2014.
Cách đăng ký sơ tuyển
Năm 2015, mỗi thí sinh thi vào trường quân đội phải làm 2 bộ hồ sơ gồm: Đăng ký sơ tuyển do Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phát hành và đăng ký dự thi THPT Quốc gia của Bộ GD-ĐT.
Thanh niên ngoài quân đội mua hồ sơ sơ tuyển tại ban tuyển sinh quân sự cấp huyện, thực hiện trước hoặc sau khi đăng ký thi THPT quốc gia.
Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương. Thí sinh thực hiện sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn mới được đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia.
Trình độ văn hóa thực hiện theo quy chế thi của Bộ GD-ĐT.
Việc đăng ký sơ tuyển được thực hiện trước ngày 30/4. Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng một vào một trường quân đội.
Tổ hợp môn xét tuyển
Video đang HOT
Các trường không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành. Trường quân đội chỉ nhận hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng, dự kỳ thi THPT quốc gia.
Xét tuyển nguyện vọng một: Ngay sau khi có kết quả xét tốt nghiệp THPT và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, các trường công bố điều kiện xét tuyển.
Các trường quân đội chỉ nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng một vào hệ ĐH, CĐ quân sự những thí sinh đã qua sơ tuyển đủ tiêu chuẩn. Hồ sơ gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng một, phong bì dán tem ghi địa chỉ liên lạc, các giấy tờ liên quan về trường đã sơ tuyển.
Xét tuyển nguyện vọng bổ sung: Chỉ tuyển những thí sinh đã qua sơ tuyển vào các trường quân đội, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, không trúng tuyển nguyện vọng một, đăng ký tuyển nguyện vọng bổ sung theo quy chế của Bộ GD-ĐT.
Kết thúc mỗi đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không trúng tuyển được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.
Các trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, cập nhật dữ liệu đăng ký xét tuyển vào trường và công bố trên website 3 ngày một lần.
Tuyển sinh HV Biên phòng và Sỹ quan Không quân
Năm nay, Học viện Biên phòng xác định chỉ tiêu đến từng quân khu. Theo đó, tuyển 55% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc (từ Quảng Bình trở ra). Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh phía Nam được xác định đến từng quân khu: Quân khu 4 (tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế): 4%, Quân khu 5: 11%, Quân khu 7: 14% và Quân khu 9: 16%.
Trường Sĩ quan Không quân điểm tuyển 85 chỉ tiêu đào tạo đại học, trong đó đào tạo Phi công quân sự: 65; Sĩ quan dù: 20.
Phương thức xét tuyển theo 2 miền Bắc – Nam, lấy từ thí sinh có điểm cao nhất đến đủ chỉ tiêu. Tuyển đủ ngành Phi công quân sự, sau đó tuyển đến ngành Sĩ quan Dù.
90 chỉ tiêu đào tạo cao đẳng quân sự
Năm 2015, chỉ có trường Sĩ quan Không quân tuyển 90 chỉ tiêu vào đào tạo cao đẳng quân sự.
Thí sinh nam phải qua sơ tuyển. Điểm chuẩn xác định theo 2 miền Nam – Bắc, lấy từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu (phía Bắc từ Quảng Bình trở ra, phía Nam từ Quảng Trị trở vào).
Chuyển sang hệ dân sự nếu không đủ sức khỏe
Nếu thí sinh trúng tuyển mà không đủ sức khỏe, nhà trường sẽ cấp giấy xét tuyển bổ sung để nộp cho các trường ngoài quân sự, hoặc hệ dân sự trong các trường quân sự.
Theo Đại tá Vũ Xuân Tiến, số thí sinh trúng tuyển và không qua kỳ khám sức khỏe lần cuối chủ yếu bị bệnh tim, phổi. Nguyên nhân do khám sơ tuyển chưa chuyên sâu.
Theo Zing
Xin dạy thêm cả môn thể dục, giáo dục quốc phòng
Tại TP.HCM, nhiều trường báo cáo việc dạy thêm - học thêm không đúng thực tế; có trường còn xin phép dạy thêm cả môn thể dục, giáo dục quốc phòng.
Ngày 29/1, tại hội nghị sơ kết công tác chuyên môn bậc THPT do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở cho biết: Sở đã nhận được nhiều phản ánh về tình trạng dạy thêm học thêm.
Theo ông Hiếu, nhiều trường làm tờ trình, thực hiện xin phép dạy thêm học thêm chưa đúng quy trình, báo cáo không đúng thực tế, có trường còn xin phép dạy thêm cả môn thể dục, giáo dục quốc phòng...
Sở phải nhắc nhở, chấn chỉnh ngay và hướng dẫn cho các trường làm đúng. Về việc dạy kèm theo quy định của TP, phần lớn giáo viên đều có nhu cầu dạy thêm nên TP.HCM đã linh động cho giáo viên được dạy kèm tại nhà với số lượng 10 học sinh trở xuống. Hầu hết giáo viên đều có nhu cầu dạy kèm nhưng số lượng giáo viên có đăng ký xin phép rất ít. Sở sẽ xem xét cho giáo viên đăng ký dạy thêm trực tuyến để tiện cho giáo viên và quản lý hiệu quả.
Sở cũng ghi nhận có những trường hợp chuyển trường "lạ": trường chuyển đi và trường chuyển đến rất gần nhau.
Ông Hiếu nhấn mạnh: "Các trường phải chú ý xử lý những trường hợp chuyển trường cho đúng, không lý do gì nhận học sinh thuộc diện này. Bởi không tránh khỏi hiện tượng học sinh không đủ điểm trúng tuyển lớp 10 vào trường mong muốn, chọn vào lớp 10 ở một trường có đầu vào thấp, học tạm hết học kỳ hoặc một năm học rồi xin chuyển qua một trường khác có chất lượng đầu vào cao hơn".
Cũng theo nhận định của Sở GD-ĐT TP.HCM, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chưa đồng đều giữa các đơn vị, trường học. Cơ sở vật chất của một số trường chưa đáp ứng việc dạy học theo hướng đổi mới, trong đó nhiều trường còn thiếu phòng học bộ môn nên không thể tăng tiết thực hành.
Kết quả học kỳ 1, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở bậc THCS là 66,68% (tương đương cùng kỳ năm ngoái); tỷ lệ khá giỏi ở bậc THPT: 47,59% ( tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 44,49%).
Theo Gia Tuệ/Báo Phụ nữ TP.HCM
Trung Quốc: Nông dân giả tướng lĩnh lừa tiền Ba nông dân Trung Quốc đã giả làm một thứ trưởng quốc phòng, thượng tá và tướng thuộc Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) để thu phí của 19 doanh nghiệp muốn xây dựng căn cứ giáo dục quốc phòng ven biển. Các nông dân trên đến từ tỉnh Thiểm Tây và Sơn Đông. Họ giả làm các quan chức quân đội cấp...