Điểm mới trong chương trình đào tạo của Đại học Gia Định 2020-2021
Rút ngắn thời gian đào tạo từ 4 năm còn 3 năm, giảm thời lượng lý thuyết – tăng thời gian thực hành… là những điểm mới nổi bật, đột phá trong chương trình đào tạo hệ đại học chính quy của Đại học Gia Định mùa tuyển sinh 2020.
Sinh viên Đại học Gia Định tự tin – năng động – sáng tạo – hội nhập và phát triển
Đột phá trong thời gian đào tạo
Theo Quyết định được Chính phủ phê duyệt, khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó chương trình đào tạo đại học có thời gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung.
Theo đó, Trường Đại học Gia Định sẽ rút ngắn thời gian đào tạo từ 4 năm còn 3 năm, giảm lượng lý thuyết, tăng thời gian thực hành còn 120 tín chỉ/năm (chưa tính giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng) cho sinh viên khóa 2020-2021. Xây dựng mới khung chương trình đào tạo giúp sinh viên rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình học, sớm ra trường làm việc.
Tiến sĩ Hà Hữu Phúc – Hiệu trưởng trường Đại học Gia Định cho biết: “Để thực hiện tốt chương trình đào tạo rút ngắn này, nhà trường và các khoa tổ chức, thiết kế lại chương trình học lý thuyết và thực tập cho sinh viên sao cho phù hợp mới đảm bảo hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp của sinh viên”.
Ngoài ra, trong năm học mới 2020-2021 Trường Đại học Gia Định cũng có nhiều đổi mới hơn như nhà trường sẽ mời các doanh nhân tham gia giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy – học ngoại ngữ để nâng chuẩn đầu ra của ngoại ngữ.
Đồng thời đa dạng chương trình ngoại khóa, các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, tiếng Anh, thể dục thể thao… tích cực hoạt động đa dạng hóa sân chơi cho sinh viên.
Đại học Gia Định tuyển sinh 2020
Đại học Gia Định tuyển sinh 2020
Tuyển sinh 2020, Đại học Gia Định hiện đang tuyển sinh gồm 45 ngành và chuyên ngành, trong đó có các ngành nghề đáp ứng xu hướng chọn nghề của các bạn trẻ. Thế mạnh đào tạo của nhà trường hiện nay là các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh khách sạn, Marketing, Ngôn ngữ Anh, Luật…
Xem danh sách các ngành đào tạo của trường tại https://giadinh.edu.vn/tin-tuyen-sinh/dai-hoc-gia-dinh-tuyen-sinh-2020-nganh-va-to-hop-xet-tuyen-tung-chuyen-nganh-395
Những điểm nổi bật tại Đại học Gia Định:
- Học phí theo học kỳ: 11 triệu/học kỳ
- Học phí theo tín chỉ: 680.000 VNĐ/tín chỉ
- Thời gian học: 3 năm với 8 học kỳ
- Học phí không tăng trong suốt khóa học
- Học phí thấp nhất trong tất cả các trường đại học tư thục tại TP.HCM
- Học tập trung tại trung tâm TP.HCM
- 100% sinh viên được giới thiệu việc làm đúng ngành sau tốt nghiệp
- Chương trình đào tạo chú trọng ứng dụng, thực hành, trải nghiệm thực tế
Với cơ sở vật chất hiện đại, khang trang ngay trung tâm thành phố với nhiều tiện ích; đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm, nhiệt tình; giao lưu, trao đổi quốc tế và kết nối doanh nghiệp chặt chẽ, cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và ngay sau tốt nghiệp; phong trào sinh viên sôi nổi, năng động và khát khao khởi nghiệp.
Trường Đại học Gia Định (GDU) tuyển sinh đại học 2020 theo 3 phương thức:
Phương thức 1: Xét tuyển kết quả học bạ THPT hoặc tương đương.
- Hình thức 1: Điểm TB HK1/ lớp 11 Điểm TB HK2/ lớp 11 Điểm TB HK1/lớp 12>=15
- Hình thức 2: Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển HK1/ lớp 12>= 15 điểm
- Hình thức 3: Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển cả năm lớp 12>=15 điểm
Phương thức 2: Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020:
Tổ hợp môn xét tuyển>=15
Phương thức 3: Xét kết quả thi đánh giá năng lực năm 2020 ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức:>= 600 điểm
Xét tuyển học bạ để đăng ký hồ sơ xét tuyển vào Đại học Gia Định 2020.
Thí sinh cần đăng ký hồ sơ ngay để nhận những ưu đãi về học phí cũng như chính sách học bổng hấp dẫn của nhà trường.
Học sinh cần được dạy "đúng - sai" trên mạng xã hội
Sự cần thiết của mạng xã hội, nhất là đối với học sinh, sinh viên là không thể phủ nhận. Việc giáo dục học sinh phân biệt đúng - sai trên mạng xã hội, hay ứng xử như thế nào với một vấn đề mà mình không trực tiếp chứng kiến đang rất cần sự vào cuộc của gia đình và nhà trường.
Học sinh Trường THCS Dịch Vọng tại chương trình "Think before you share".
Hãy suy nghĩ trước khi chia sẻ
Dù các thầy cô giáo luôn lo lắng việc cho phép học sinh (HS) sử dụng mạng xã hội thì với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, ngăn cản trẻ tiếp cận với Internet là điều không thể. Do đó, thay vì cấm các thầy cô hãy "vẽ đường cho hươu chạy đúng" bởi hiểu biết về mạng thực sự có ích cho các em sau này.
"Think before you share" (Hãy suy nghĩ trước khi bạn chia sẻ) là chương trình ngoại khóa đã được Trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức. Tại chương trình này, HS được tìm hiểu về mạng xã hội với bốn vấn đề lớn: Chúng ta sử dụng mạng xã hội để làm gì; Mạng xã hội lớn tới đâu; Cài đặt riêng tư trên mạng xã hội; Tư duy phản biện và thấu cảm trên mạng xã hội là gì?
Qua buổi sinh hoạt ngoại khóa, HS đã phần nào ý thức được các nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng mạng xã hội không đảm bảo an toàn, những việc nên và không nên làm khi sử dụng mạng xã hội. Các em đã hiểu ra rằng chia sẻ là việc làm cần thực hiện một cách có trách nhiệm - không chỉ là trách nhiệm với bản thân, mà còn với cả cộng đồng.
Cô Lê Thị Thúy Nga - Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng cho biết: Nhà trường luôn khuyến khích HS tăng cường sử dụng mạng Internet để nâng cao và mở rộng kiến thức. Với những HS trong độ tuổi mới lớn này, việc định hướng cho các em là rất cần thiết. Nếu những chương trình thiện nguyện, nhân vật có tầm ảnh hưởng, gương người tốt việc tốt và sự kiện có giá trị nhân văn được nhân rộng sẽ góp phần hình thành xu hướng nhân cách tốt đẹp của HS. Sự chia sẻ của mạng xã hội rất quan trọng, chính sự tung hô của mạng xã hội sẽ khiến trẻ ngộ nhận giá trị đó là chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Ở lứa tuổi HS, nhất là HS phổ thông, các em thường muốn khẳng định bản thân. Các em dễ bị nhiễm độc trước thông tin tiêu cực, dễ bị hùa theo đám đông, làm những việc được nhiều người "like" bởi cho rằng nó đúng, hợp thời mặc dù bản thân các em không hiểu hết thông tin đó. Những mâu thuẫn, xung đột trên mạng xã hội giữa các cá nhân, nhóm bạn cũng diễn ra từ đó. Vì thế, để uốn nắn những việc làm chưa đúng hoặc những nguy cơ xấu có thể xảy ra mà không can thiệp quá sâu vào chuyện cá nhân của HS, ban giám hiệu, GV chủ nhiệm và tổ chức đoàn thể của trường học phải luôn tích cực nắm bắt, tìm hiểu đời sống HS trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, các GV cần hướng HS sử dụng thời gian và điện thoại, máy tính vào việc có ích, hoặc dùng mạng xã hội để tìm thông tin hay, phục vụ cho việc học tập. Quan trọng hơn cả là sự song hành của gia đình và nhà trường trong việc định hướng thông tin, làm gương để trẻ học tập, noi theo, từ đó có một thái độ ứng xử tích cực đối với mạng xã hội.
Học sinh, sinh viên rất cần trang bị các kiến thức về sử dụng mạng xã hội.
Khung quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho biết: Hiện nay, có một bộ phận HSSV chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng, dẫn tới trở thành lệ thuộc vào các giá trị ảo trên mạng. Điều này đặt ra đặt bài toán cho các thầy cô giáo, các nhà trường phải trang bị kiến thức cho các em tốt hơn khi tham gia sử dụng mạng xã hội.
Nhận thức được trách nhiệm lớn của ngành giáo dục trong việc trang bị các kiến thức, kỹ năng thái độ cho HSSV, năm 2014, Bộ GD&ĐT đã cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ký ban hành Kế hoạch phối hợp 1082, xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục, hướng dẫn cách sử dụng, khai thác thông tin trên Internet cho thanh thiếu niên trong trường học phục vụ việc nghiên cứu, học tập, giải trí lành mạnh, thiết thực.
Ngày 30/8/2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định 3296 phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng đến năm 2025" với mục tiêu nâng cao năng lực, kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin trên môi trường mạng; giảm thiểu tác động của những thông tin độc hại, sai trái trên môi trường mạng đối với HSSV.
Cũng trong năm 2018, Bộ GD&ĐT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1299 phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025". Tại Quyết định số 1299, một trong những giải pháp được ban hành có một nhiệm vụ rất quan trọng là Bộ GD&ĐT ban hành một khung quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục.
Trên cơ sở của Quyết định 1299, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 06/2019 quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Đây là lần đầu tiên một quy định khung về quy tắc ứng xử được quy định dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật. Tại mục 7, Điều 4 có quy định: "Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục".
Bộ GD&ĐT đã soạn thảo chuẩn bị ban hành thông tư về khen thưởng kỷ luật HS. Trong thông tư mới cập nhật tất cả các giá trị tinh thần của Luật Giáo dục 2019, Luật Trẻ em 2016, Luật An ninh mạng... Thông tư mới sắp ban hành cũng đưa ra một khung để trên cơ sở đó nhà trường sẽ cụ thể hóa và từ đó triển khai áp dụng trong cuộc sống. Trong đó, trách nhiệm tham gia mạng xã hội cũng là nội dung liên quan.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Trường lưu giữ vĩnh viễn văn bằng tốt nghiệp chưa phát cho người học Sở GD&ĐT Ninh Thuận ban hành quy chế quản lý phôi, cấp phát bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa/internet Trong đó quy định, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT (cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng...