Điểm mới của đề tham khảo Ngữ văn thi THPT quốc gia 2019
Phân tích đề thi tham khảo môn Ngữ văn Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 của Bộ GD&ĐT, thầy Trần Kim Chung – Chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Phú Thọ và cô Nguyễn Thị Thu Hà – Tổ trưởng Chuyên môn Trường THPT Từ Đà ( Phú Thọ) đã chỉ ra những điểm giống và khác của đề tham khảo năm nay so với năm 2018.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, đề tham khảo môn Ngữ văn 2019 vẫn giữ nguyên cấu trúc và thang điểm đề thi môn Ngữ văn năm 2017 và 2018 với 2 phần: Phần Đọc hiểu (3,0 điểm); Phần làm văn (7,0 điểm).
Phần Đọc hiểu vẫn sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, gồm 04 câu hỏi với các mức độ: Nhận biết (Câu 1); Thông hiểu (Câu 2,3); Vận dụng, Vận dụng cao (Câu 4).
Phần Làm văn gồm 02 câu: Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và Câu 2 viết bài văn nghị luận văn học (5,0 điểm).
Phần viết đoạn văn nghị luận xã hội vẫn giữ nguyên yêu cầu về hình thức và nội dung – không hỏi toàn bộ vấn đề mà chỉ hỏi một khía cạnh của vấn đề.
Video đang HOT
Phần viết bài văn nghị luận văn học: vẫn là phần thể hiện rõ nhất sự phân hóa của đề thi.
Về điểm mới so với đề năm 2018:
Phần Đọc hiểu: Vẫn gồm 4 câu hỏi nhưng tập trung vào kiểm tra năng lực đọc và hiểu mục đích, ý nghĩa văn bản và bày tỏ quan điểm. Không xuất hiện các câu hỏi kiểm tra kiến thức như: thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ… như những năm trước.
Các câu hỏi cũng gắn với thực tiễn và không yêu cầu học sinh có sự học thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa, học sinh không còn cần phải quá tập trung vào việc học các kiến thức như trước.
Phần làm văn: Nội dung được quan tâm nhất trong đề thi nằm ở câu 2 phần Làm văn – Câu nghị luận văn học. Đây là phần được điểm cao nhất trong bài (5,0 điểm), cũng là phần thể hiện rõ nhất sự phân hóa bài làm của thí sinh.
Theo đề tham khảo được công bố, nội dung hỏi của câu nghị luận văn học nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có sự liên hệ tới kiến thức lớp 11 như đề năm 2018, không có nội dung kiến thức lớp 10 như phương án công bố trước đó.
Đề thi yêu cầu phân tích nhân vật người Vợ nhặt qua hai chi tiết, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật. Soi chiếu cả nhân vật qua chi tiết nhỏ là một yêu cầu hay và khó, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức và kỹ năng mới có thể đáp ứng được.
Hiếu Nguyễn (ghi)
Theo giaoducthoidai
Kiểm tra học kỳ nhẹ nhàng hơn năm trước
Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường THPT sẽ tổ chức kiểm tra học kỳ 1 đối với học sinh (HS) lớp 12 bắt đầu từ 10 - 22.12.
Ảnh minh họa - Đ.N.T
Trường ra đề và tổ chức kiểm tra chung cho 9 môn học tham gia kỳ thi THPT quốc gia và các tổ hợp xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, bao gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.
Hầu hết lãnh đạo các trường cũng như giáo viên bộ môn đều thống nhất rằng đây là kỳ kiểm tra năng lực quan trọng. Ông Thiều Quang Thịnh, Trường THPT Long Thới (H.Nhà Bè), cho biết điểm số của mỗi bài kiểm tra không chỉ tham gia vào điểm quá trình xét tốt nghiệp mà còn để HS biết mình đang đứng ở đâu để có sự cố gắng rèn luyện trong thời gian tới, đồng thời giáo viên có cơ sở xây dựng kế hoạch ôn tập, bổ sung kiến thức cho học trò.
Còn theo ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản (Q.12), bài kiểm tra sắp tới là dịp để HS làm quen với hình thức của kỳ thi THPT quốc gia.
Nội dung đề kiểm tra và cấu trúc, thang điểm phải đánh giá năng lực HS chính xác. Cụ thể, đối với môn toán thực hiện kiểm tra chung một đề với cấu trúc phần trắc nghiệm (6 điểm) 30 câu và phần tự luận (4 điểm) với 8 câu. Còn lại các môn như vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân thì phần trắc nghiệm sẽ là 24 câu và tự luận là 8 câu.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Bình Minh, Hiệu phó Trường THPT Hiệp Bình (Q.Thủ Đức), cho hay có thể mức độ phân hóa trong đề bài các môn sẽ không cao như năm trước vì theo công bố của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đề thi THPT quốc gia sắp tới không còn mục tiêu 2 trong 1 mà chỉ còn nhiệm vụ xét tốt nghiệp.
Tương tự, ông Trần Văn Toàn, Tổ trưởng Tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3), cho rằng ra đề ở mức độ nhẹ nhưng vẫn cần sự phân hóa vì còn đảm bảo cho HS tham gia xét tuyển vào một số trường có phương án riêng. Có thể nói độ khó của đề kiểm tra sẽ nhẹ hơn một chút nhưng học sinh cần có tư duy, có sự chuyên tâm, nghiêm túc trong học tập.
Còn theo ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức), đề kiểm tra của trường có mức độ khó giảm và "không căng" như năm trước nhưng đánh giá sát năng lực học tập của HS. Dựa trên kết quả của kỳ kiểm tra này, giáo viên sẽ có cơ sở để trao đổi với phụ huynh, HS về việc chọn bài thi, khối thi cho phù hợp.
Lãnh đạo các trường cho biết sau khi có kết quả kiểm tra học kỳ 1, giáo viên sẽ kịp thời điều chỉnh cách giảng dạy, ôn tập trong học kỳ 2.
Theo thanhnien
Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Đề và đáp án môn Ngữ văn "vênh" nhau, thí sinh sẽ mất điểm "oan"? Một số giáo viên môn Văn tại TPHCM bày tỏ băn khoăn rằng đáp án - thang điểm chấm môn ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 mà Bộ GD-ĐT công bố có độ "vênh" với đề thi. Đề không hỏi nhưng đáp án lại yêu cầu phải trình bày. Điều này được nhiều người cho rằng gây khó cho cả...