Điểm minh bạch “ghi” lợi nhuận
Theo kết quả báo cáo chấm điểm doanh nghiệp của Sở GDCK Hà Nội, các doanh nghiệp có điểm công bố thông tin và minh bạch càng cao thì kết quả kinh doanh càng tốt.
Minh bạch song hành với lợi nhuận
Năm 2019, Sở GDCK Hà Nội đã tiến hành chấm điểm công bố thông tin và minh bạch (CBTT&MB) đối với 237 doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn (DN). Điểm đáng mừng là mặc dù số lượng DN được mở rộng nhưng kết quả chấm điểm trung bình năm này đạt ở mức cao hơn. Đặc biệt, các DN có điểm CBTT&MB càng cao thì kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính, cũng như giá cổ phiếu đều diễn biến cùng chiều.
Theo Báo cáo chấm điểm vừa được công bố tại Hội nghị Doanh nghiệp thường niên, điểm trung bình của các DN năm 2019 đạt 61,40% điểm, cao hơn mức 59,75% của năm 2018. Trong số này có 126/237 DN có điểm cao hơn mức trung bình. Các DN thuộc rổ UPCoM Large có điểm trung bình cao hơn, đạt 61,48% điểm, trong khi các doanh nghiệp không thuộc rổ: 61,42% điểm.
Các DN tập trung nhiều hơn vào thực hiện các tiêu chí tuân thủ với tỷ lệ đạt điểm dành cho các tiêu chí tuân thủ là 61,61% (năm 2018: 59,99%). Trong khi đó, việc thực thi các tiêu chí mang tính thông lệ tuy đã có cải thiện, nhưng vẫn còn thấp, chỉ đạt 40,72% (năm 2018: 39,75%).
Kết quả chấm cũng cho thấy, các DN có tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước cao có xu hướng thực hiện CBTT tốt hơn. Điểm chấm của DN có mối quan hệ tích cực với kết quả kinh doanh được đo bằng ROE và ROA, đánh giá của thị trường đối với DN (được đo bằng chỉ số TobinQ và TobinQ1 và giá cổ phiếu). Kết quả cho thấy rằng mỗi 1% tăng của điểm CBTT&MB đồng nghĩa với việc ROA tăng 0,08% và ROE tăng 0,17%. Đây là dẫn chứng tốt để khuyến khích và thúc đẩy DN thực thi tốt hơn các quy định, thông lệ về CBTT&MB.
Bên cạnh đó, các DN có chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc tách biệt có kết quả trung bình đạt 63,28% điểm (năm 2018: 61,68%), tốt hơn so với các DN có Chủ tịch kiêm nhiệm Tổng giám đốc, năm nay chỉ đạt 50,24% điểm (năm 2018: 51,04%). Ngoài ra, các DN có công bố Quy chế nội bộ về quản trị công ty có điểm trung bình là 65,83% điểm (năm 2018: 64,30%), cao hơn so với các DN không có hoặc không công bố (56,77%).
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc HNX cho biết, các kết quả chi tiết của mùa chấm năm nay sẽ được HNX chuyển đến DN và công khai trên toàn thị trường. “Điều chúng tôi mong muốn nhất là từ những kết quả cụ thể này, các DN quy mô lớn sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc CBTT&MB, DN sẽ có thêm niềm tin từ nhà đầu tư, từ đối tác và từ đó lan tỏa giá trị ra toàn thị trường”, ông Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.
Hướng tới chuẩn mực quản trị tiên tiến
Theo đại diện lãnh đạo HNX, năm 2019 là năm thứ 2 HNX thực hiện chương trình chấm điểm trên UPCoM. HNX giữ nguyên các tiêu chí chấm như năm 2018 (gồm 65 tiêu chí) để có căn cứ đánh giá sự tiến bộ của DN. Cách làm của HNX cũng được thực hiện như năm 2018, đó là đánh giá DN được thực hiện bởi Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân – đơn vị đánh giá độc lập đã được đào tạo trước theo các hướng dẫn đánh giá cụ thể.
“Mỗi tiêu chí sẽ được đánh giá theo nguồn dữ liệu nhất định được công bố công khai bởi DN trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu các dữ liệu không thể thu thập được từ các nguồn được công bố công khai kể trên, thì tiêu chí này được coi như “không có” hoặc “không thực hiện” và sẽ được tính là 0 điểm. Vì thế, kết quả chấm điểm là khách quan, minh bạch, bản thân DN cũng có thể tự chấm điểm cho mình, nếu soi vào bộ 65 tiêu chí mà HNX xây dựng nên”, ông Nguyễn Tuấn Anh thông tin thêm.
Tại lễ công bố, ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBCKNN nhấn mạnh: “Công tác quản trị công ty đối với các DN là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, các bài học đổ vỡ trên thế giới, ngoài các yếu tố tác động khách quan, thì công tác quản trị DN đều có vấn đề. Ngược lại, những DN thực hiện tốt công tác quản trị thì đều có sự phát triển vững chắc hơn và DN càng lớn thì công tác này càng quan trọng”.
Đi kèm với quản trị công ty tốt, các DN cũng cần tăng cường vấn đề minh bạch, từ tình hình tài chính đến công bố thông tin. Qua quá trình phát triển của TTCK, trình độ của nhà đầu tư trên thị trường đang dần được cải thiện rõ rệt. Do đó, vấn đề quản trị công ty tốt, minh bạch thông tin luôn có tác động thuận chiều với thanh khoản và giá cổ phiếu của DN.
Bên cạnh đó, ông Phạm Hồng Sơn lưu ý, vấn đề công bố thông tin bằng tiếng Anh đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn ngoại trên TTCK. Hiện nay nhiều DN lớn đã thực hiện khá tốt, nhưng số lượng chưa phổ biến. Quy định pháp luật chưa bắt buộc các tất cả các DN phải công bố thông tin bằng tiếng Anh, nhưng đây là vấn đề các DN nên hướng đến, để nâng cao vị thế của chính công ty mình.
10 DN đại chúng quy mô lớn thực hiện tốt CBTT&MB được vinh danh:
- Tổng Công ty Dược Việt Nam – CTCP (DVN)
- CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HDN)
- Tổng Công ty IDICO – CTCP (IDC)
- Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIG)
- Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (OIL)
- CTCP Máy – Thiết bị Dầu khí (PVM)
- CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa (SKH)
- CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng Vinaconex (VCP)
- Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
- CTCP Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB)
XUÂN BÁCH
Theo nhandan.com.vn
Bán đấu giá hơn 4 triệu cổ phần Ngân hàng TMCP Hàng hải
Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 18-6 tới, sẽ tổ chức phiên bán đấu giá hơn 4 triệu cổ phần của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam do Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam sở hữu, mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phần, giá khởi điểm 11.800 đồng/cổ phần.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, địa chỉ: Tòa tháp A, tòa nhà Sky Tower, 88 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngân hàng vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng, số lượng cổ phần được bán đấu giá lần này tương đương với 0,34% vốn điều lệ.
Năm 2018, Ngân hàng có tổng tài sản 137,7 tỷ đồng; hệ số nợ trên tổng tài sản là 0,9 và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 8,97. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm 2018 là 2,21%, giảm 0,12% so với năm 2017. Số dư cho vay trên tổng tài sản là 34,76%.
Hệ số lợi nhuận sau thuế trên thu nhập lãi thuần năm 2018 của Ngân hàng tăng mạnh, đạt 29,92%, trong khi năm 2017 chỉ là 7,62%; tương tự hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 0,89% năm 2017 lên 6,28% năm 2018.
Tuy nhiên, hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thu nhập lãi thuần lại giảm từ 73,77% năm 2017 xuống còn 61,76% năm 2018. Tỷ lệ chia cổ tức năm 2018 của Ngân hàng này là 10%.
Tại phiên đấu giá ngày 18-6 tới, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam đưa ra đấu giá: 4.033.512 cổ phần, do Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam sở hữu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, giá khởi điểm 11.800 đồng/cổ phần.
Số cổ phần người nước ngoài được phép mua sẽ căn cứ vào quy chế đấu giá bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam do Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam sở hữu.
Thời gian và địa điểm đăng ký và nộp tiền đặt cọc Từ 8 giờ, ngày 23-5 đến 15 giờ 30 phút, ngày 11-6, tại các đại lý Đấu giá.
Thời gian và địa điểm nộp Phiếu tham dự đấu giá: Chậm nhất 16 giờ 00 phút, ngày 14-6, bỏ trực tiếp vào thùng phiếu tại Trụ sở và chi nhánh của các đại lý đấu giá nơi nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký.
Thời gian và địa điểm đấu giá: 8 giờ 30 phút, ngày 18-6, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Thời gian nộp tiền mua cổ phần: Từ ngày 19-6-2019 đến 16 giờ ngày 25-6-2019.
Thời gian hoàn tiền đặt cọc: Từ ngày 20-6-2019 đến ngày 25-6-2019.
THIÊN HƯƠNG
Theo nhandan.com
FPT đạt 2.139 tỷ đồng LNTT trong 6 tháng, tăng trưởng 27% Trong nửa năm qua, cổ phiếu FPT tăng liên tục với mức tăng hơn 26%. CTCP FPT vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh thu đạt 12.492 tỷ đồng - tăng trưởng 22,2% và lợi nhuận trước thuế đạt 2.139 tỷ đồng - tăng trưởng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế và...