Điểm mấu chốt Trung Quốc lừa thế giới về Hoàng Sa là gì?
Trung Quốc đang sử dụng triệt để điểm mấu chốt này để lừa bịp cả thể giới liên quan đến quần đảo Hoàng Sa.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Thôi Thiên Khải phát biểu với báo giới Mỹ rằng Việt Nam dùng tàu vũ trang đâm vào tàu dân sự, tàu chấp pháp của Bắc Kinh.
Tàu Trung Quốc tìm cách ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN)
Đại sứ Trung Quốc nói giàn khoan Hải Dương 981 được đặt trong vùng biển cách Hoàng Sa 17 hải lý, trong khi cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý. Dựa vào điều này, ông Thôi cho rằng Trung Quốc có quyền đặt giàn khoan mà không vi phạm Công ước Quốc tế về Luật biển UNCLOS 1982 mà Bắc Kinh cũng đã ký kết.
Lừa bịp quốc tế
Có thể thấy đây là một trong những cách Trung Quốc đang sử dụng triệt để nhằm biện minh cho hành vi xâm lược, bành trướng, hung hãn và hiếu chiến của mình.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đời tôi và các bạn chưa đòi được Hoàng Sa thì đời con cháu chúng ta tiếp tục đòi, theo đúng luật pháp quốc tế
Dễ nhận thấy, bằng cách viện dẫn UNCLOS theo kiểu méo mó, Trung Quốc lờ đi sự thật rằng luật pháp quốc tế không công nhận chủ quyền của bất cứ nước nào sử dụng vũ lực đánh chiếm đảo, quần đảo của nước khác.
Trong nhiều phát biểu với báo giới trong và ngoài nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Việt Nam cần tích cực củng cố tài liệu, công khai những bằng chứng khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Ảnh: Phạm Thịnh
Video đang HOT
Tại cuộc giao lưu với các nhà khoa học ngày 17/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đến chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trả lời câu hỏi của một nhà khoa học liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, Phó Thủ tướng nói Việt Nam sẽ tìm mọi cách để đòi lại quần đảo này: “Tôi xin chỉnh lại một chữ khi bạn nói Hoàng Sa “sẽ” là của Việt Nam. Thực tế, Hoàng Sa là của Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ làm mọi cách để đòi lại. Đời tôi và các bạn chưa đòi được thì đời con cháu chúng ta tiếp tục đòi, theo đúng luật pháp quốc tế”.
An toàn, tự do hàng hải bị đe dọa
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 20 tổ chức ở Tokyo (Nhật Bản) ngày 22/5 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng một lần nữa khẳng định việc Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi ở Hoàng Sa vốn bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng năm 1974.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
“Tôi xin nói rõ thêm rằng Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm vào năm 1974.” Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Theo ông, gần đây, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông bị đe dọa nghiêm trọng, gây quan ngại sâu sắc trong khu vực và thế giới.
Từ đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt giàn khoan nước sâu được hộ tống bởi nhiều tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam.
Ông khẳng định đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi lại được thì đời con cháu chúng ta phải tiếp tục đòi theo đúng luật pháp quốc tế
“Việt Nam tha thiết hòa bình. Chúng tôi đã hết sức kiềm chế, chân thành bày tỏ thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại để yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam,” Phó Thủ tướng bày tỏ.
“Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn tiếp tục dùng sức mạnh một cách ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.”
Chủ quyền đất nước quý hơn vàng
Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là một trong số những lãnh đạo có những tuyên bố đanh thép, chính nghĩa về chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chuyện trò với các nhà khoa học về tình hình Biển Đông
Hôm 17/5, trong cuộc trò chuyện với các nhà khoa học Việt Nam, Phó Thủ tướng nói trong xúc động: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi lại được thì đời con cháu chúng ta phải tiếp tục đòi theo đúng luật pháp quốc tế”.
Câu nói của ông Đam được đông đảo các nhà khoa học và Bộ trưởng Khoa học công nghệ Nguyễn Quân hoan nghênh nhiệt liệt.
Câu bình luận về 16 chữ vàng trong quan hệ Việt – Trung của Phó Thủ tướng cũng được đông đảo nhà khoa học và người dân nhiệt tình ủng hộ.
“Lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai nước đưa ra phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng. Phía Việt Nam luôn luôn thực tâm, chân thành và nỗ lực hết sức để phấn đấu xây dựng mối quan hệ dựa trên phương châm 16 chữ vàng. Và chúng ta mong rằng phía Trung Quốc cũng như vậy.
Nói đó là những chữ vàng vì chắc có ý so sánh quý như vàng. Nhưng các bạn chắc biết vàng chưa phải là quý nhất, kim cương quý hơn vàng. Nhưng có thứ quý hơn cả kim cương. Đó chính là câu nói của Bác Hồ. Chỉ có bốn chữ thôi: Độc lập tự do”.
Phương Mai
Theo VTC
Nhật Bản: Việt Nam phải ngăn Trung Quốc "làm càn" ở Biển Đông
Hôm 22/5, lãnh đạo Nhật Bản và Việt Nam đã quyết định tăng cường mối quan hệ hợp tác an ninh hàng hải song phương đồng thời chỉ trích hành động Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu Việt Nam trên Biển Đông.
"Tôi đặc biệt quan ngại về những căng thẳng trong khu vực xuất phát từ hành động Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương-981. Nhật Bản sẽ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ và giám sát luật pháp", Bộ Ngoại giao Nhật Bản dẫn lời Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam tại Tokyo.
Theo tờ Japan Times, Phó Thủ tướng Việt Nam đã đánh giá cao sự ủng hộ của Nhật Bản và khẳng định Việt Nam đang thực hiện những nỗ lực ngoại giao để giải quyết một cách hòa bình trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng thời kêu gọi Tokyo tiếp tục hỗ trợ.
Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam nhóm họp cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo hôm 22/5.
Cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Bản và Phó Thủ tướng Việt Nam diễn ra sau khi Trung Quốc có hành động đơn phương gây căng thẳng trên biển Đông thông qua việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 180 hải lý gần quần đảo Hoàng Sa. Thậm chí, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa tàu thuyền tới bảo vệ hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương-981 và cố tình đâm cũng như gây hư hại cho các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Hành động hung hăng trên Biển Đông đã khiến Nhật Bản thêm phần lo ngại về chính sách hàng hải của Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc thường xuyên điều động tàu tuần tra tới hải phận do Tokyo kiểm soát quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Thủ tướng Abe khẳng định Nhật Bản theo đuổi "chính sách chủ động đóng góp vào nền hòa bình và ổn định trên thế giới dựa trên mối quan hệ hớp tác quốc tế".
Cũng trong ngày 22/5, nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho hay Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida đang lên kế hoạch tới thăm Việt Nam vào thời điểm cuối tháng Sáu và đầu tháng Bảy tới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác an ninh hàng hải trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trong cuộc họp sắp tới tại Hà Nội, Bộ trưởng Kishida cùng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ đẩy nhanh các cuộc tham vấn về việc Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam để giám sát sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.
Liên quan tới vấn đề Trung Quốc "dương oai diễu võ" trên cả 2 vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam sẽ một lần nữa khẳng định Tokyo và Hà Nội không dung thứ cho mọi nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực thông quan hình thức ép buộc hay dùng vũ lực.
Ngoài ra, hai Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam cũng sẽ tăng cường liên lạc với Philippines và các nước thành viên trong khối ASEAN nhằm kiềm chế tham vọng mở rộng lãnh thổ của Bắc Kinh.
Trước đó, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên gần 90% diện tích Biển Đông gói gọn trong yêu sách "đường chín đoạn" hay còn gọi là "đường lưỡi bò" bao gồm khu vực Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam cũng sẽ hối thúc 10 quốc gia thành viên ASEAN và các nước trong khu vực tham gia diễn đàn an ninh được tổ chức vào tháng Tám tới tại Myanmar, cùng nhau lên tiếng phản đối hành động đơn phương của Trung Quốc.
Theo Infonet
Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh 2 nhà khoa học xuất sắc 300 nhà khoa học đã tham dự Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu lần đầu tiên được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức. Buổi lễ đã vinh danh hai nhà khoa học xuất sắc trong lĩnh vực toán học và vật lý. Tham dự Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2013 có Phó Thủ tướng Vũ Đức...