Điểm liệt thi THPT quốc gia được quy định thế nào?
Thí sinh đạt 1 hoặc dưới 1 điểm ở các bài thi dùng để xét tốt nghiệp THPT thì bị coi là điểm liệt, không được công nhận tốt nghiệp.
Điểm liệt trong kỳ thi THPT quốc gia là mức điểm giới hạn ở mỗi bài thi, môn thi nhằm xác định thí sinh có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp hay không.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Theo quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2019, để được xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh THPT phải dự thi bốn bài, trong đó ba bài độc lập, bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài do thí sinh tự chọn trong số hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Thí sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT dự thi ba bài, gồm hai bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và một bài tự chọn trong hai bài thi tổ hợp. Thí sinh được đăng ký dự thi cả hai bài thi tổ hợp, điểm bài nào cao hơn sẽ được chọn để tính xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT khi đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả, tất cả bài thi và các môn thi thành phần của bài tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 trở lên.
Điểm xét tốt nghiệp được tính theo công thức sau:
Video đang HOT
Như vậy, thí sinh đạt 1 hoặc dưới 1 điểm ở các bài thi, môn thi dùng để xét tốt nghiệp bị coi là điểm liệt.
Ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Ninh Bình có một trường hợp đáng tiếc. Một học sinh trường THPT chuyên Lương Văn Tụy có môn thi trắc nghiệm trong tổ hợp dùng để xét tốt nghiệp bị 1 điểm nên trượt tốt nghiệp, dù tổ hợp ba môn xét tuyển đại học của em là 24 điểm. Việc không được công nhận tốt nghiệp đồng nghĩa việc em không đủ điều kiện xét tuyển đại học và phải thi lại vào năm nay.
Giả sử, thí sinh này đăng ký dự thi cả hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội với 6 môn thi gồm Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân. Nếu chỉ một môn thi bị điểm liệt, em vẫn có thể sử dụng tổ hợp không có môn bị liệt đó để xét tốt nghiệp. Khi đó, em sẽ đủ điều kiện để xét tuyển đại học và có khả năng cao đỗ vào nhiều trường top đầu nhờ tổng điểm xét tuyển đạt 24.
Các mốc xét tuyển đại học thí sinh cần nhớ (click vào ảnh). Đồ họa: Tạ Lư
Ngày 25-27/6, hơn 870.000 thí sinh cả nước đã thi THPT quốc gia, trong đó trừ Văn tự luận, các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội đều là trắc nghiệm. Đến 14/7, thí sinh sẽ biết điểm và có 10 ngày để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học.
Theo VNE
Chấm thi THPT Quốc gia năm 2019: Dự báo phổ điểm lạc quan hơn
Sau 5 ngày tổ chức chấm thi môn tự luận, số lượng bài thi đạt điểm từ trung bình trở lên chiếm tỉ lệ lớn, các chuyên gia cho rằng, kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019 có thể sẽ "sáng sủa" hơn.
Điểm liệt giảm mạnh
Nhận định tổng quan về kỳ thi THPT quốc gia 2019, TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng, từ khi chuyển từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm, tỷ lệ điểm liệt ở các môn đã giảm rất cao. Ví dụ như ở môn toán, từ năm 2017, khi lần đầu thi trắc nghiệm, số lượng điểm liệt đã giảm hơn 10 lần so với năm 2016.
Hơn nữa, trong khi năm 2018, khối lượng kiến thức năm học lớp 11 được đưa vào đề thi khá nhiều thì năm nay, đề thi ra theo đúng tinh thần bám sát chương trình mà Bộ GDĐT đã khẳng định trước đó. Lượng câu hỏi trong chương trình lớp 11 đã giảm hẳn. Hơn nữa, định hướng của Bộ GDĐT năm nay là đề thi chủ yếu để xét tốt nghiệp nên tương đối đơn giản, chỉ có khoảng 10 câu hỏi cuối trong đề thi là câu hỏi, chiếm tỷ lệ khoảng 20% khối lượng đề thi.
Cán bộ tham gia phục vụ kỳ thi THPT quốc gia 2019 tại điểm thi Trường THCS Hồng Bàng (quận 6, TP.HCM). (ảnh: Thuận Hải)
"Nội dung các bài thi năm nay khá giống với đề thi minh họa mà Bộ GDĐT công bố trước đó. Trừ môn ngữ văn theo dạng tự luận, 8 môn trắc nghiệm còn lại đều được sắp xếp theo thứ tự câu hỏi từ dễ đến khó với số câu hỏi kiến thức cơ bản chiếm từ 50-60%, số câu nâng cao từ 20-30%. Số câu hỏi để đạt độ phân hóa cho xét tuyển ĐH chỉ chiếm khoảng 10%" - TS Nghĩa phân tích.
Từ phân tích trên, TS Nghĩa dự đoán phổ điểm thi THPT quốc gia năm nay có thể sẽ "đẹp" hơn năm trước. Cụ thể, số bài thi bị điểm liệt sẽ giảm; điểm trung bình các môn sẽ cao hơn, cải thiện rõ rệt ở các môn tiếng Anh và lịch sử. Đồng thời, tỷ lệ % điểm dưới 5 của từng môn cũng sẽ thấp hơn. Như vậy kết quả đậu tốt nghiệp THPT chắc chắn sẽ không thấp hơn những năm trước.
TS Nghĩa cũng dự báo, mức điểm chuẩn của các trường ĐH năm nay sẽ nhỉnh hơn năm ngoái, nhất là ở những trường, những ngành thu hút đông thí sinh như nhóm ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, khoa học sức khỏe...
Tại TP.HCM, dự kiến ngày 5/7 công tác chấm thi cả bài tự luận và bài trắc nghiệm sẽ hoàn thành. Riêng môn tự luận do phải so dò, đối chiếu nên đến ngày 7/7 mới có kết quả chính thức. Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM cho biết, công tác chấm thi đang được triển khai một cách nghiêm túc, tuân thủ chặt chẽ các quy định của Bộ GDĐT và các yêu cầu đảm bảo an toàn, tránh gian lận trong khâu chấm thi.
Còn về điểm số, tới thời điểm hiện tại, phần lớn các bài thi tự luận đạt khung điểm từ 5,5 - 7 điểm, ít có điểm 8 và tới nay cũng mới chỉ có 1 bài thi đạt điểm 9. Cụ thể, có hơn 13.700 bài thi có điểm trung bình trở lên, chiếm tỷ lệ 88,6%, 644 bài thi có điểm trên 8. Cũng đã xuất hiện một số bài thi bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống) do thí sinh bỏ giấy trắng trong bài thi.
Còn tại Hội đồng thi Sở GDĐT Thanh Hóa do Trường ĐH Bách khoa Hà nội chủ trì, PGS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng trường cho biết dự kiến ngày 6/7 sẽ hoàn thành chấm trắc nghiệm. "Có khoảng 600 bài thi (chiếm 0,6% tổng số bài) lỗi kỹ thuật. Chủ yếu là lỗi ghi số báo danh và mã đề thi. Có khoảng hơn 10.000 bài thi trắc nghiệm máy báo những lỗi khác mà cán bộ chấm thi trắc nghiệm cần rà soát, sửa lỗi, chủ yếu là lỗi tô mờ đáp án, lỗi máy không nhận dạng được" - ông Tớp cho biết.
Tại Sơn La, chấm thi bắt đầu từ ngày 1/7, kết thúc ngày chấm thứ 2 đã chấm vòng 1 được 3.500/10.396 bài thi, chấm vòng 2 được 500 bài. Dự kiến đến hết ngày 7/7 sẽ chấm xong, ngày 10/7 nhập điểm, hoàn thiện điểm. Đối với chấm thi trắc nghiệm kết thúc ngày chấm thi thứ 2 đã quét được 18.000 bài. Dự kiến hết ngày 4/7 sẽ quét xong.
Cẩn trọng điều chỉnh nguyện vọng
Dù rằng đề thi được thí sinh và giáo viên đánh giá là dễ lấy điểm hơn những năm trước, ông Nguyễn Quốc Cường - Phó ban Đào tạo (Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) cho rằng, tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể đưa ra được nhận xét chính xác nào về điểm chuẩn, điểm tuyển sinh vào các trường năm 2019.
Ông Cường cho biết, sau khi biết điểm thi THPT quốc gia 2019, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng (NV) đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, chỉ những thí sinh có đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ bằng kết quả thi THPT quốc gia trước đó mới được tham gia điều chỉnh NV. Theo đó, các thí sinh điều chỉnh NV bằng 2 phương thức trực tiếp và gián tiếp từ ngày 22-31/7. Các thí sinh đăng ký làm thủ tục phúc khảo vẫn được tham gia đợt điều chỉnh NV này vì kết quả điểm phúc khảo sẽ được cập nhật trên hệ thống.
Ông Cường lưu ý, việc điều chỉnh NV ảnh hưởng trực tiếp với kết quả tranh suất vào đại học của thí sinh, đồng thời, ảnh hưởng tới tương lai nghề nghiệp của thí sinh sau này. Do đó, thí sinh không nên "đẩy" NV đi quá xa so với sở trường.
Thí sinh cũng cần xem xét các phân tích cụ thể về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai để đón đầu công việc sau này, tránh trường hợp tốt nghiệp ra trường nhưng không tìm được việc làm. "Thí sinh chỉ được điều chỉnh NV 1 lần, không có lần thứ 2 nên các em phải hết sức thận trọng, suy nghĩ đắn đo để chọn NV đúng với khả năng, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động trong tương lai"- ông Cường lưu ý.
Trong khi đó, đại diện một số trường đại học phía Nam cho rằng, năm nay dù dự báo điểm thi THPT quốc gia có cao hơn nhưng chưa thể chắc chắn việc điểm trúng tuyển vào các trường đại học sẽ tăng hay giảm. Cô Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Tư vấn Tuyển sinh - Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) cho rằng, điểm trúng tuyển cao hay thấp sẽ còn phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký vào từng ngành học, chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường...
Thí sinh chỉ được điều chỉnh NV 1 lần, không có lần thứ 2 nên các em phải hết sức thận trọng, suy nghĩ đắn đo để chọn NV đúng với khả năng và sở thích bản thân cũng như phù hợp với nhu cầu thị trường lao động trong tương lai".
Ông Nguyễn Quốc Cường - Phó ban Đào tạo (Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM)
Theo Dân Việt
Để không còn tình trạng quá nhiều bài thi bị điểm "liệt" Cho tới thời điểm hiện tại, điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 công lập tại TP Hồ Chí Minh chưa được công bố. Tuy nhiên, đã có khá nhiều nhận định từ các nhà quản lý giáo dục về thực trạng giảng dạy, thi cử qua kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thông qua phổ điểm mà Sở GD&ĐT thành phố vừa...