Điểm liệt kỳ thi THPT quốc gia được tính như thế nào?
Điểm xét tốt nghiệp THPT quốc gia phải từ 5 điểm trở lên. Trường hợp điểm xét tốt nghiệp dưới 5 sẽ không thi lại lần 2, lần 3 mà phải đợi thi lại vào năm sau. Điểm liệt là 1 điểm trở xuống.
4 môn thi xét tốt nghiệp bao gồm: 3 môn thi bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 1 môn thi tự chọn trong số các môn Sinh, Hóa, Sử, Địa, Lý.
Giữ nguyên thang điểm 10: Sau khi trưng cầu ý kiến về việc nên xây dựng thang điểm 20 hay giữ thang điểm 10 truyền thống để đảm bảo thích nghi với yêu cầu của kỳ thi sử dụng kết quả cho hai mục đích, Bộ GDĐT quyết định giữ thang điểm 10 trong quy chế thi THPT quốc gia để tránh xáo trộn, ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh. Theo đó, điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 10; điểm lẻ có thể đến 0,25; không quy tròn điểm.
Video đang HOT
Điểm liệt trong xét tốt nghiệp THPT là 1: Theo quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh đạt 1 điểm/bài thi trở xuống, thí sinh bị kỷ luật hủy bài thi đối với một trong số các môn thi tối thiểu đã đăng ký sẽ không đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT. Như vậy, mức điểm liệt của kỳ thi THPT quốc gia là 1.Và không làm tròn điểm thi từng môn và tổng điểm các môn thi.
Như vậy, nếu thí sinh dù đủ tổng điểm 4 bài thi đỗ tốt nghiệp nhưng có một bài thi chỉ được 1 điểm thì cũng sẽ không đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Dự kiến mức cộng điểm khuyến khích cho thí sinh: Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi lớp 12 hoặc giải nhất cấp tỉnh dự kiến được cộng 2 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh được cộng 1 điểm.
Thí sinh đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn vật lý, hóa học, sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:
Cá nhân đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc huy chương vàng: cộng 2 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc nhì cấp tỉnh, huy chương bạc: cộng 1,5 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc ba cấp tỉnh, huy chương đồng: cộng 1 điểm.
Học sinh giáo dục THPT, học viên giáo dục thường xuyên trong diện xếp loại hạnh kiểm có giấy chứng nhận nghề do sở GDĐT hoặc các cơ sở GDĐT và dạy nghề do ngành giáo dục cấp trong thời gian học THPT, được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong chứng nhận. Cụ thể, loại giỏi: cộng 2 điểm; khá: cộng 1,5 điểm; trung bình: cộng 1 điểm.
Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi và phải nộp lệ phí phúc khảo theo quy định. Theo đó, sở GDĐT nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, hội đồng thi phải công bố kết quả phúc khảo.
Theo quy chế thi THPT quốc gia, các sở GDĐT có nhiệm vụ xét công nhận tốt nghiệp THPT cho các thí sinh dự thi. Việc xét tốt nghiệp dựa trên kết quả bốn môn thi tối thiểu và điểm trung bình cả năm lớp 12. Như vậy, điểm tốt nghiệp của mỗi thí sinh sẽ được tính:
Điểm xét tốt nghiệp = (Tổng điểm bốn môn thi điểm khuyến khích (nếu có) : 4) điểm trung bình các môn lớp 12 điểm ưu tiên (nếu có) : 2.
Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không có bài thi nào từ 1 điểm trở xuống được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp chung một loại bằng tốt nghiệp THPT. Bằng tốt nghiệp THPT không phân các loại giỏi, khá, trung bình như các năm trước.
Theo infonet