“Điểm danh” những nội quy teen hay vi phạm nhất
Dường như teen nào cũng đã từng mắc một trong những nội quy này đấy!
Vụ tóc tai
Thời gian qua, cư dân mạng cũng đã “chứng kiến” nhiều câu chuyện về vấn đề tóc tai trong trường học. Cô bé được nhắc đến nhiều nhất là một teen Trung Quốc, đã uống thuốc sâu tự tử vì có tóc mái quá dài. Ở các trường học Việt Nam, vấn đề tóc ngắn dài không nghiêm trọng đến thế, nhưng với một số nam sinh, đó là một nội quy mà teenboy thường xuyên vi phạm.
Nguyên nhân là một số teenboy cho rằng việc để tóc dài sẽ khiến mình bảnh bao hơn. Nhất là khi để kiểu đầu Hàn Quốc thì tóc phải dài mới đẹp. Thế nên con trai càng lười cắt tóc. Điều đó khiến nhiều giáo viên phiền lòng, cuối cùng, đành gọi cho phụ huynh để nhắc nhở. Hay chuyện một số trường lâu lâu tổ chức cắt tóc miễn phí cho nam sinh, để tránh các học trò vi phạm nội quy này cũng là thường thấy.
Riêng đối với các nữ sinh, họ có quyền để mái tóc dài thướt tha. Nhưng nhiều bạn lại thích tân trang cho mái tóc bằng đủ thứ màu sắc và móc “line” xanh đỏ loạn xạ. Tất nhiên, trong môi trường học đường, điều đó là không cần thiết và bị cấm. Thế nhưng vì đua theo thời trang và nhu cầu “được đẹp”, không ít teengirl vẫn lao vào bất chấp có vi phạm nội quy. Hậu quả là nhiều phụ huynh thường bị mời lên trường về vấn đề tóc tai của con em. Còn hạnh kiểm của một số bạn cũng tụt giảm theo… màu tóc.
Một số bạn hay lén dùng điện thoại trong lớp học. (Ảnh minh họa)
Chuyện trang phục và làm đẹp
Với teengirl, một chút son bóng và mùi nước hoa nhẹ nhàng, thi thoảng tỏa hương khi đến trường thì rất ổn. Thế nhưng nhiều bạn lại chẳng thích nhẹ nhàng quá như thế. Không ít cô nàng trang điểm cầu kì, sơn móng tay xanh đỏ, xịt nước hoa bay mùi nồng nặc để được người khác chú ý. Còn đối với teenboy, các chàng có phần bớt câu nệ hơn. Đa số thì… vuốt keo “cứng ngắc” trên đầu. Đôi lần, teen mải mê làm đẹp kéo theo đi học trễ và vi phạm nội quy cũng không hiếm hoi mấy.
Chưa kể đến vấn đề trang phục muôn thưở của teen. Nó ngày càng bị tha hóa bởi nhu cầu muốn thể hiện đẳng cấp. Ai cũng muốn trang phục của mình phải đẹp, phải là hàng hiệu, quần áo hợp thời. Ngay cả chiếc áo dài truyền thống, ấy thế mà không ít teengirl chẳng ngại đổ tiền để may thật cầu kì và… càng mỏng càng đẹp.
Ăn quà vặt và ăn vụng
Video đang HOT
Thời đi học, đa phần ai cũng thích lê la hàng quán để ăn quà vặt. Thế nhưng việc ăn uống lề đường thì lúc nào cũng bị phản đối bởi nó không đảm bảo vệ sinh chung. Dù biết thế, nhưng các teen vẫn không tài nào bỏ được thói quen này. Ngày trước, thì chỉ có teengirl mê mẩn các hàng quán đến trễ học. Nhưng thời gian gần đây, các teenboy cũng có thói quen tụ tập ở các quán trước và sau giờ lên lớp.
Nhiều bạn tan học thay vì đi về nhà thì lại lê la hàng quán hay vì mải mê ăn hàng nên trễ giờ học, bị bắt phạt cũng rất nhiều. Không chỉ thế, không ít những bạn còn có sở thích… ăn vụng trong lớp. Lí do của hầu hết teen đưa ra là: “Ăn để chống buồn ngủ và ăn vụn mới cảm thấy vui và ngon”.
Thế nhưng hành vi này chẳng hay chút nào, nó thể hiện sự thiếu nghiêm túc và tập trung trong tiết học. Đồng thời là sự thiếu tôn trọng thầy cô giáo. Không chỉ thế, nếu mỗi bạn đều có thói quen đem đồ ăn vào lớp và ăn vụng thì ắt, nhiều trường học sẽ thành bãi rác công cộng, do ý thức giữ gìn vệ sinh chung yếu kém của nhiều teen.
Chuyện chiếc điện thoại di động
Thời nay, nhiều bạn cho rằng ai mà không có một chiếc dế cưng thì dễ trở nên lạc hậu. Chiếc điện thoại còn là cầu nối của nhiều đôi bạn trẻ đang để ý đến nhau. Thế nên chuyện nhiều teen vẫn thường mang chúng đến lớp để nhắn tin và gọi cho nhau rất phổ biến. Thậm chí chẳng cần cách trở xa xôi, nhiều cặp học cùng lớp nhưng vẫn hí hoáy nhắn tin qua lại, giết thời gian như thường. Đó phải chăng là cải tiến từ việc chuyền giấy, thư từ trong lớp học luôn bị thầy cô ngăn cấm trước kia?
Việc sử dụng điện thoại trong lớp học khiến sự tập trung vào bài vở của teen thuyên giảm rất nhiều. Chuyện mang điện thoại di động vào lớp thường xuyên được các thầy cô nhắc nhở. Và nó cũng là một trong những lỗi nếu teen bị bắt vi phạm sẽ bị hạ bậc hạnh kiểm nhiều nhất. Mà các bạn biết đấy, dù phẩy có cao, nhưng hạnh kiểm kém thì cũng không thể được học sinh giỏi đâu!
Theo PLXH
Những nội quy nhà trọ kì quặc ở TP HCM
Chuyện nhà trọ sinh viên quá chật hẹp, mất vệ sinh hay giá cao, khó tìm ... đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" tại TP HCM. Nhưng những nhà trọ có nội quy kì quặc dưới đây thì quả là có một không hai!
Mỗi ngày chỉ được tắm bằng một xô nước
Đến đầu hẻm 77, đường N.T, phuờng 13, quận 5 hỏi số nhà 77/1A thì đều nhận được những cái nhìn "thông cảm" và những lời khuyên "chân tình" như sau: "Con đi tìm phòng trọ phải không, cô khuyên con đi tìm chỗ khác là hơn, bà chủ ở đây kì cục lắm!".
Quyết tâm làm rõ cái sự "kì cục" ấy, tôi tìm đến và vào hỏi phòng thì được biết giá phòng là 400 ngàn một người, bao nước, tiền điện tính theo đồng hồ giá 2.500 đồng/Kwh.
Nội quy được dán khắp nơi
Lân la làm quen với một số bạn sinh viên nơi đây thì được các bạn "nhỏ to tâm sự": "Dì chủ ở đây quy định mỗi ngày chỉ được tắm một lần thôi, mỗi lần chỉ được hứng một xô nước!".
Bạn P.T.Thành, sinh viên trường CĐ Kinh tế kể thêm: "Không được mở nhạc, mở nhỏ cũng không được, dì chủ mà nghe thì sẽ bị mắng té tát, vì vách ngăn bằng gỗ, mở nhạc dì ngủ không được! Bạn bè lên chơi chỉ được thầm thì thôi, nói bình thường cũng không được nữa. Mà đặc biệt là bạn bè không được dùng nước để rửa tay, rửa mặt nhưng đi vệ sinh thì được!".
"Khảo sát" một vòng thì mới thấy, phòng vệ sinh với nhà tắm chung với nhau, không có vòi nước bên trong, người ở trọ muốn tắm thì phải hứng nước ở bên ngoài rồi xách vào. Như thế thì làm sao có chuyện "ăn gian" một lần tắm hai xô nước.
Một nhà trọ khác trên đường Triệu Quang Phục, quận 5 thì lại có nội quy ghi rõ ràng là: "Không được dẫn người lạ lên phòng chơi. Nếu dẫn lên phải đóng 10.000 đồng tiền nước. Chỉ được ngồi chơi trong vòng 2 tiếng, quá hai tiếng sẽ tính 5000/h. Không được dẫn bạn lên ngủ lại tại phòng, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt 30.000 một người... Nội quy đã được đề ra, mong anh chị nghiêm túc thực hiện!"
"Nội quy như vậy có gì đâu!"
Có chủ nhà trọ còn đưa ra nội quy theo kiểu: "Muốn ở đây thì hằng ngày phải thay phiên nhau lau nhà, dọn phòng vệ sinh dùm cho cô!". Nhà trọ này nằm trong hẻm 606, đường 3/2, quận 10.
Bạn L.Q.Định, sinh viên trường Trung cấp Y dược Cửu Long, ở trọ được gần hai năm nói: "Nhà cô có đến hai người, cô khỏe mạnh, con gái cô cũng khỏe lắm vậy mà bắt tụi em lau nhà, lau phòng vệ sinh. Trong khi tụi em ở gác gỗ trên lầu, nhà vệ sinh với nhà tắm cũng sử dụng riêng với nhà cô!". Nếu những sinh viên này không làm, thì sẽ bị nhiếc móc, và chủ nhà sẽ tìm cách đuổi đi.
Chủ nhà thường đưa ra rất nhiều nội quy để quản lý người ở trọ.
Một nhà trọ ở hẻm 202, Nguyễn Tiểu La, phường 8, quận 10 thì lại có nội quy làm cho các bạn sinh viên nghèo choáng váng. Chủ nhà quy định, nếu muốn nấu ăn thì phải dùng bếp cồn, bếp điện vì nếu dùng bếp gas mini sẽ dễ gây cháy nổ, và... khói làm đen tường.
Sinh viên nghèo, dùng cồn để nấu đắt gấp hai lần gas, nấu bếp điện chắc chắn sẽ tốn kém nhiều hơn với giá điện 3000/Kwh (chưa kể đồng hồ chạy nhanh như gió) vậy mà chủ nhà còn "bồi" thêm: " Mỗi lần nấu ăn phải đóng 10.000 tiền nước, 2000 tiền rác". Bạn L.Y.Nhi người trọ tại đây nói: "Quy định vậy em ăn ngoài luôn cho khỏe!".
Bà T.T.Di chủ nhà trọ giải thích: "Thật ra là tôi không cho các cháu nấu ăn nên mới khó khăn như vậy, sợ các cháu dùng bếp gas mini không an toàn, lỡ gây cháy nổ các cháu đâu chịu trách nhiệm nổi. Các nhà trọ khác họ cấm nấu ăn thì sao? Quy định như vậy có gì lạ đâu!"
"Không ở đó, biết ở đâu?
Tuy đưa ra những nội quy kì quặc như thế nhưng những nhà trọ kể trên đều có sinh viên trọ, thậm chí còn có nơi rất đông. Bạn K.Lan tại nhà trọ "mỗi ngày tắm một lần, một xô nước", tâm sự: "Dì chủ khó khăn vậy nhưng rồi cũng quen, chuyển phòng thì phiền phức. Mà phòng trọ bây giờ cũng khó kiếm lắm, không ở đây em cũng chẳng biết ở đâu!".
Hầu hết các chủ nhà trọ tại khu vực tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng đều khẳng định: "Chỉ thiếu phòng chứ không bao giờ thiếu sinh viên thuê!". Vì vậy, đa phần họ tự cho mình quá nhiều "quyền lực", và đưa ra những nội quy "trái khoáy" buộc sinh viên phải làm theo.
Hiện nay, việc quản lý sinh viên ở trọ đều do các chủ nhà trọ tự đưa ra quy định. Công an Phường chỉ quản lý về mặt nhân khẩu, an ninh trật tự, khó có thể can thiệp quá sâu vào đời sống, điều kiện sinh hoạt cụ thể của mỗi nhà trọ.
Sinh viên thuê nhà trọ lại thường theo kiểu "thuận mua vừa bán", "ở không được thì thôi". Nên khi quyền tự do bị ảnh hưởng, điều kiện sinh hoạt bị ràng buộc khắc khe cũng phải cắn răng chịu đựng.
Anh Nguyễn Trọng Hoàng - Trưởng phòng hỗ trợ đời sống sinh viên (Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP HCM) - cho biết: "Trung tâm đã sẵn sàng hơn 2.000 chỗ ở giá rẻ dành cho tân sinh viên (300.000-600.000 đồng/người/tháng) trong năm học mới này. Đây là những phòng trọ đã được Trung tâm khảo sát về điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất, an ninh trật tự, ... nên các bạn sinh viên có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra, khi có vướng mắc gì về nhà trọ, chủ nhà,... các bạn có thể gọi đến số: 38274705 . Trung tâm sẽ hỗ trợ giải quyết, hoặc tư vấn cho các bạn sinh viên tại các nhà trọ không thuộc sự quản lý của Trung tâm.
Theo Bee
Choáng vì nữ sinh 9X đánh nhau giành bạn trai Trên chuyến tàu từ Nam Kinh đến Thành Đô (Trung Quốc), hai cô gái 9X vì tranh giành bạn trai nên đã "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với nhau khiến nhiều hành khách chứng kiến phải lắc đầu ngao ngán. Sự việc được đưa lên internet và một bộ phận cư dân mạng đang bàn tán xôn xao. Khoảng 9 giờ một...