Điểm danh những món miền Tây làm nao lòng thực khách
Sự phong phú trong nguyên liệu, sự gần gũi về khẩu vị và sự tiện lợi của món ăn… là những lý do khiến các món miền Tây như bì cuốn, bánh tằm… làm nao lòng người ăn.
Khác với gỏi cuốn “ngon nhất thế giới” có sự hiện diện của tôm và thịt luộc, nguyên liệu chính của bì cuốn là những sợi bì dai thơm. Sự kết hợp của rau, bún và bì theo tỷ lệ nhất định mang đến cho thực khách cảm giác dễ ăn và hơp vị. Món ăn này thích hợp nhất cho buổi ăn xế. Ảnh: An Huỳnh.
Chuối nướng nước cốt dừa là sự tổng hòa vị ngọt thanh của phần thịt chuối vừa chín rục, hòa quyện với vị ngọt, thơm, dẻo của nếp nướng, beo béo của nước cốt dừa, thơm lừng của mè rang. Ảnh: An Huỳnh.
Bánh tằm bì
Bánh tằm bì có sự kết hợp tưởng như không thể giữa nước mắm chua ngọt và nước cốt dừa béo thơm. Sự phối hợp tưởng chừng như vô lý ấy khiến nhiều người từ chối dùng chung cả hai khi thưởng thức. Song, nếu vượt qua sự e ngại ấy, bạn sẽ nhận ra, nhờ chúng mà món ăn trở nên thơm, ngon hơn nhiều. Ảnh: An Huỳnh.
Video đang HOT
Bún nước lèo cá lóc có nguồn gốc từ Campuchia. Sau khi du nhập vào Việt Nam, món bún này dần trở thành đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, tùy theo khẩu vị của từng tỉnh mà người dân biến tấu món ăn theo ý mình. Ảnh: An Huỳnh.
Bún mắm từ lâu được xem là đặc sản của miền Tây. Món ăn hấp dẫn với nước lèo thơm đậm vị mắm, nguyên vật liệu đi kèm cùng đĩa hoa-rau nhiều màu sắc. Ảnh: Quán Vy.
Bánh chuối có thể biến tấu khác nhau trong cách chế biến, tùy thuộc vào sở thích, thói quen của từng người, thậm chí là tùy nguyên liệu hiện có trong bếp. Bánh chuối thường được hấp hay nướng. Mỗi cách chế biến khiến món bánh dậy vị đặc trưng.
Bánh tằm khoai mì
Bánh tằm khoai mì có tạo hình như những con tằm, phủ lớp áo ngoài là những sợi dừa bào như những sợi tơ mảnh. Bánh có vị bùi bùi của bột khoai mì, thơm béo của dừa sợi, thơm thơm của mè. Ảnh: An Huỳnh.
Các món từ chuột đồng
Chuột đồng là đặc sản của miền Tây, tuy nhiên, không phải thực khách nào cũng dám thưởng thức món ngon này. Thịt chuột đồng có vị thanh, ngọt, dai chắc như thịt gà. Ảnh: An Huỳnh.
Lẩu cá linh bông điên điển
Lẩu cá linh bông điên điển là món ăn đặc trưng của miền Tây mùa nước nổi. Song, hiện nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật bảo quản, bạn có thể thưởng thức món này mọi lúc. Mỗi thực khách có cảm nhận khác nhau về món lẩu này, nhưng thường vị hậu đắng nhẹ của bông điên điển
Theo sgtiepthi.vn
Món ăn nổi tiếng, gây thương nhớ ở phố núi Pleiku
Chiếc bánh xèo đến tay thực khách lúc nào cũng nóng hổi, giòn rụm hay bát bún mắm thối với nước lèo mùi nồng nồng của mắm nguyên chất, nước cua lên men là những món ăn có thể gây thương nhớ đối với thực khách khi đến phố núi Pleiku.
Quán bánh xèo thịt bò
Quán bánh xèo của bà Nguyễn Thị Hoa (60 tuổi) đường Trần Bình Trọng, phường Diên Hồng là một trong những địa chỉ ăn sáng quen thuộc ở thành phố Pleiku (Gia Lai), khác với các loại bánh xèo khác là nhân được làm từ thịt bò.
Bạn sẽ hài lòng khi nhận chiếc bánh nóng hổi, giòn rụm. Ảnh: VNE
Công thức làm bánh cũng không khác nhiều so với các vùng khác, khi có khách gọi món, chủ quán dùng chiếc vá đổ một lớp bột mỏng vào chảo rồi cho các loại nhân như giá, thịt vào rồi đậy vung lại. Chiếc bánh đến tay thực khách lúc nào cũng nóng hổi, giòn rụm. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận mùi thơm của thịt bò, của các loại nguyên liệu hòa quyện lan tỏa trong vòm miệng.
Ngoài nhân thịt bò, bạn có thể gọi bánh xèo trứng, tôm hoặc thập cẩm theo ý thích. Mỗi chiếc bánh thông thường có giá 5.000 đồng, loại thập cẩm có giá gấp đôi.
Phở khô (phở hai tô)
Du khách đến thành phố cao nguyên Pleiku cũng không thể bỏ qua được món phở 2 tô nổi tiếng của người dân vùng đất này. Đây làm món ăn đặc trưng, góp phần tạo nên sự phong phú cho nền ẩm thực của cao nguyên. Phở hai tô độc đáo từ chính cách ăn. Nếu như các tô phở ở các nơi khác, nguyên liệu và nước lèo được dùng chung trong một tô, còn ở cao nguyên này, nước dùng sẽ được phục vụ riêng một tô khác. Người ăn sẽ thưởng thức phở riêng, rồi húp một ngụm nhỏ nước lèo, ăn kèm rau sống và một chút tương đen đặc biệt, đặc chế biến theo phương thức gia truyền của mỗi quán.
Phở khô Gia Lai sẽ được dọn 2 tô. Ảnh: I.T
Nguyên liệu dùng để chế biến món phở gồm sợi phở tròn, mảnh, không mềm và dẹt như phở thường. Bánh phở được làm hoàn toàn từ gạo nên sợi phở dai, thơm mà không bị vón nát... Khi ăn bạn sẽ cảm nhận một chút thơm thơm của bánh phở quyện lẫn chút ngọt đậm đà của thịt nạc bằm, một chút giá trần, chút hành phi thơm vàng và chút cay nồng của ớt. Tùy từng khẩu vị của mỗi thực khách mà có thể tự tay cho thêm chút xì dâu, chanh, giấm cho vừa miệng.
Bún mắm thối
Chỉ cần đến gần quán ăn, bạn sẽ ngửi thấy mùi thum thủm bởi cua đồng sau khi được mua về rửa sạch, giã lấy nước thì người chế biến sẽ ủ một đêm cho cua lên mùi rồi mới mang đi nấu. Món ăn này cũng có thêm một số thành phần như ngoài nước cua, để ngọt nước, đầu bếp còn cho thêm măng luộc hay cả trứng vịt luộc, thêm chút tóp mỡ hành phi, da heo khô, bánh phồng tôm ăn cùng.
Bún cua thối là món ăn nổi tiếng ở Pleiku bởi hương vị đặc biệt. Ảnh: Ngoisao
Bún mắm cua khá kén người ăn bởi mùi vị đặc trưng của nó. Không phải ai cũng có thể chịu được mùi nồng nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men. Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da lợn... tất cả hòa quyện nhau tạo nên món ăn rất hấp dẫn và ngon miệng.
Theo danviet.vn
Bún gỏi dà và loạt món bún khác lạ gây thương nhớ miền Tây Nếu là tín đồ trung thành với bún, bạn nên một lần trong đời thực hiện hành trình khám phá miền Tây để nếm thử các món ăn khác lạ, độc đáo như bún mắm, bún nước lèo... Bún gỏi dà : Nếu đã đến Sóc Trăng, bạn khó lòng bỏ qua cơ hội được thưởng thức bát bún gỏi dà rất phổ...