Điểm danh những món “ăn tươi nuốt sống” trong ẩm thực Việt Nam
Nhắc đến những món đồ sống thường người ta nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản, thế nhưng trong ẩm thực Việt Nam cũng có vô vàn món “ăn tươi nuốt sống”.
Cùng Wanderlust Tips “chỉ mặt gọi tên” những món đồ ăn tươi sống khá được ưa chuộng ở Việt Nam.
GỎI CÁ MAI TƯƠI SỐNG
Chắc hẳn du khách chẳng còn mấy xa lạ với gỏi cá, một món ăn dân dã, thơm ngon. Món ăn này được chế biến từ rất nhiều loại cá khác nhau và đặc trưng theo từng vùng miền sẽ cho ra đời những hương vị khác nhau. Cá mai có hình dáng nhỏ và dài tựa như cá cơm, thích hợp để làm gỏi.
Cá mai phải tươi, ngon, được đánh vẩy, rút xương rồi ướp cùng các loại gia vị cần thiết. Thịt cá được trộn cùng với hỗn hợp gia vị như chanh, tỏi, ớt, bột canh, tiêu và thính được rang từ loại gạo quê thơm sau đó giã thật nhỏ rồi cho đều vào cùng thịt cá. Khi thưởng thức món gỏi cá mai bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được vị thịt cá ngọt tự nhiên, thêm vị mát của rau quyện thêm vị chua của khế, chát của chuối sẽ khiến bạn mê mẩn mãi không thôi. Bạn có thể đến Vũng Tàu, Phan Thiết để nếm thử món ăn mang nét đặc sắc ẩm thực Việt Nam thơm ngon này.
NỘM SỨA TRONG ẨM THỰC VIỆT NAM
Sứa xuất hiện nhiều trong ẩm thực Việt Nam, phần ăn được gồm sứa tai và sứa chân. Đến Thái Bình, Bình Thuận, Quảng Ninh bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món ăn độc đáo này. Người dân đánh bắt và chế biến sứa thành nhiều món khác nhau như nộm sứa, gỏi sứa, bún sứa… nhưng có lẽ nộm sứa là món được yêu thích hơn cả.
Sứa được thái thành lát mỏng, vừa miệng ăn, sau đó trộn cùng giấm chua ngọt, trộn đều cùng dứa thơm, rau mùi, lạc rang, thêm chút cay cay của ớt tươi. Khi ăn thực khách thích mê bởi vị thanh thanh, giòn sần sật vui tai, ăn nộm sứa chỉ muốn ăn mãi bởi chẳng bao giờ chán.
NHUM BIỂN PHÚ QUỐC
Video đang HOT
Là động vật thuộc loài nhuyễn thể có họ hàng với trai, sò; nhum biển hay còn gọi là nhím biển có hình tròn dẹt với đường kính 8 – 10cm. Khi cắt ra, thịt nhum biển được kết thành 5 hoặc 8 múi.
Món nhum biển ăn kèm với cải bẹ xanh, thường được chấm với mù tạt. Có những thực khách lại thích thưởng thức thịt nhum bằng cách riêng của mình, đó là múc nhum vào chén, rửa nước biển, sau đó cho mù tạt và một chút nước chanh vào, đánh kỹ rồi ăn ngay. Nhưng nếu để thưởng thức trọn vẹn đủ các hương vị béo, ngọt, thơm mùi biển khơi của món nhum biển, tốt nhất thực khách nên ăn với muối tiêu chanh.
MỰC NHẢY VŨNG ÁNG, HÀ TĨNH
Ở vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh nổi tiếng với món mực nhảy tươi ngon. Có rất nhiều cách chế biến mực nhảy, nhưng đơn giản nhất là mực để nguyên con, vớt lên từ lồng, rửa sạch, bỏ hết nội tạng, thái miếng, vắt chanh ướp một lúc để mực ngấm đều. Sau đó gắp miếng mực còn tươi, chấm một chút mù tạt và cho vào miệng thưởng thức ngày. Bạn sẽ không hề cảm nhận được chút mùi tanh nào, mà thay vào đó là vị ngọt, mát, vừa ăn, vừa hít hà vị ngọt giòn của mực, vị cay nồng của mù tạt. Hoặc bạn cũng có thể luộc qua rồi ăn kèm cùng lá lốt.
Món ăn này đòi hỏi sự dũng cảm của thực khách bởi không phải ai cũng có thể thưởng thức được món ăn tươi sống. Nhưng nếu đã ăn được rồi thì bạn sẽ ghiền và muốn nếm thêm món ngon trong ẩm thực Việt Nam mang tên mực nhảy nhiều lần sau đó nữa.
ĐẶC SẮC ẨM THỰC VIỆT NAM VỚI GHẸ SỐNG
Ghẹ sống nổi tiếng nhất phải kể đến làng chài Hàm Ninh, Phú Quốc. Người ta bắt ghẹ tươi sống chia ra làm 4 miếng nhỏ, sau đó ướp đá trong vòng nửa giờ đồng hồ. Khi bắt đầu ăn, nhúng ghẹ vào bát nước chấm tỏi ớt thật cay và ăn kèm một số loại rau thơm như hành, húng như vậy mới thưởng thức hết được vị ngọt và chắc của thịt ghẹ.
Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương vị biển xanh đang dần tan ngay trong miệng, dư vị món ăn để lại khiến bất cứ ai cũng đều thương nhớ.
5 món gỏi đặc sản ở Việt Nam
Không chỉ là món ăn quen thuộc của người Việt, gỏi còn trở thành đặc sản nổi tiếng ở nhiều địa phương. Mỗi nơi, các phiên bản gỏi có thành phần và cách chế biến riêng.
Là món ăn ít dầu mỡ, không dùng đến các loại phẩm màu, gỏi thường được nhiều người nội trợ lựa chọn trong những bữa tiệc. Mỗi vùng miền sẽ có món gỏi khác nhau, được làm từ các nguyên liệu đặc trưng, dễ tìm. Trong hành trình khám phá ẩm thực Việt, bạn không nên bỏ qua những đặc sản gỏi trứ danh dưới đây.
Gỏi cá trích
Cá trích là loài phổ biến, có thể thu hoạch quanh năm ở vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang). Gỏi là món ăn nổi tiếng được làm từ loài cá này. Không khó để du khách thưởng thức gỏi cá trích ở đây với giá rẻ.
Đặc sản này được chế biến khá đơn giản, gồm các nguyên liệu thịt cá trích, rau sống, bánh tráng, dừa khô... Món ăn dân dã nhưng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ bởi hương vị đậm đà, thơm ngon và bổ dưỡng. Để tăng hương vị, món ăn thường đi kèm nước chấm.
Nước chấm phải được làm từ mắm Phú Quốc, ớt, tỏi và đậu phộng rang đâm nhuyễn. Ảnh: Popolulu.vietnam.
Gỏi cuốn
Cùng với phở, gỏi cuốn từng có mặt trong bảng xếp hạng 50 món ăn ngon nhất thế giới do độc giả của CNN bình chọn. Du khách quốc tế tới Việt Nam yêu thích đặc sản này bởi sự kết hợp hương vị hài hòa, không gây ngán giữa rau, thịt, tôm... Món ăn còn đáp ứng đủ dinh dưỡng, giảm nguy cơ béo phì.
Gỏi cuốn là món ăn vặt quen thuộc của người Việt. Dọc khắp tuyến phố Sài thành, từ vỉa hè tới các nhà hàng cao cấp, bạn dễ dàng bắt gặp hàng gỏi cuốn để thưởng thức. Các nguyên liệu làm gỏi đa dạng, có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau tùy vào sở thích của từng người. Khi thưởng thức, thực khách sẽ chấm gỏi vào bát nước mắm chua ngọt hoặc nước chấm đậu phộng.
Gỏi cuốn truyền thống thường gồm thịt heo luộc, tôm luộc, bún tươi, dưa leo, rau thơm, cà rốt, đu đủ... Ảnh: Chef_thuy_pham.
Gỏi măng cụt
Măng cụt Lái Thiêu là trái cây đặc sản của Bình Dương, có vị ngọt ngào, chua dịu đặc trưng. Từ nguyên liệu này, người dân địa phương đã sáng tạo món gỏi hấp dẫn, trở thành thức quà đãi khách đến chơi nhà. Món ăn bao gồm các thành phần thịt ba chỉ, măng cụt, tôm, rau răm, lạc rang...
Nước trộn gỏi được chế biến từ nước quất, muối, gia vị, tỏi, ớt. Măng cụt được chọn phải là trái có vỏ xanh, ruột vừa chín để đảm bảo độ giòn, ngọt và chua vừa phải. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, béo ngậy, cay nồng lạ miệng.
Gỏi măng cụt ăn kèm bánh tráng nướng hoặc bánh phồng tôm chấm nước mắm chua ngọt. Ảnh: Accnhi.
Gỏi củ hũ dừa
Gỏi củ hũ dừa (hay củ hủ dừa, cổ hũ dừa...) là đặc sản nức tiếng ở xứ dừa Bến Tre. Muốn chế biến món ăn này, người làm phải đốn nguyên cây để lấy phần non trắng muốt trên thân gọi là củ hũ dừa. Các nguyên liệu trong món ăn này gồm củ hũ dừa, thịt ba rọi, tai heo, tôm (tép), rau củ, nước mắm chua ngọt, đậu phộng...
Cách làm món ăn khá đơn giản. Sau khi sơ chế xong, các nguyên liệu sẽ được đem trộn đều cho ngấm gia vị. Hương vị chua ngọt, mát, giòn lại thanh đạm, ít béo đã lấy lòng nhiều thực khách lần đầu nếm thử món gỏi đặc sản khi tới Bến Tre.
Món ăn này thường đi kèm bát nước mắm chua ngọt và bánh phồng tôm chiên giòn. Ảnh: 1201.foodiz.
Gỏi cá mai
Cá mai xuất hiện trong bữa cơm thường ngày của người dân vùng biển miền Trung như Bình Thuận, Ninh Thuận, Nha Trang... Loài cá này thường được chế biến thành các món canh, kho tiêu, kho đường hay chiên giòn... Tuy nhiên, với đặc điểm thịt trong, thơm, dai, giòn và không tanh, cá mai làm gỏi mới là đặc sản nức tiếng nơi đây.
Với cách chế biến khá cầu kỳ, cá mai sẽ được đánh vảy, bỏ đầu đuôi và rút hết phần xương sau đó ngâm nước cốt chanh hoặc giấm cho chín tái. Các thành phần khác để trộn cùng là gừng thái chỉ, hành tây, húng lủi, rau răm thái nhỏ, nước mắm tỏi ớt...
Gỏi cá mai có thể cuốn với bánh tráng, rau sống hoặc ăn kèm bánh tráng nướng. Ảnh: Lee.cancook.
CNN Travel xếp nước dùng phở Việt Nam đứng thứ 2 trong top 20 món súp ngon nhất thế giới Tổng cục Du Lịch cho biết, nước dùng phở Việt Nam đã được CNN Travel xếp thứ 2 trong danh sách 20 món súp ngon nhất thế giới, đây cũng là một số gợi ý dành cho thực khách khi đi du lịch. Nước dùng phở Việt Nam được ninh trong nhiều giờ với quế, hoa hồi và các loại gia vị nóng...