Điểm danh những loại rau càng nấu càng kỹ càng nhiều dinh dưỡng
Có những loại rau củ khi ăn sống đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng có những loại lại cần nấu chín thậm chí là chín kỹ mới có thể phát huy hết tác dụng.
Có những loại rau củ khi ăn sống sẽ vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng như nó vốn có nhưng có những loại lại cần nấu chín thậm chí là chín kỹ mới có thể phát huy hết tác dụng của chúng:
1. Nâm
Nấm tuy chứa rất nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin, khoáng chất, ít calo, chất béo và giàu chất chống oxy hóa, nhưng nấm cũng là một thực vật mọc trong điều kiện ẩm ướt ở sát mặt đất hoặc các khu vực có nhiều gỗ, lá mục nên trên thân nấm chứa rất nhiều ký sinh trùng và các vi khuẩn có hại.
Vì thế, chỉ khi nấu ở nhiệt độ cao, độc tố, vi khuẩn và các ký sinh trùng mới được tiêu diệt hoàn toàn. Ngoài ra, những chất như kali, kẽm, magie, niacin (những dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho quá trình trưởng thành của trẻ) có trong nấm nếu được nấu chín kỹ mới có thể phát huy tối đa công dụng của chúng.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
2. Rau bina
Rau bina hay rau cải bó xôi, rau chân vịt là một trong những loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất quý giá, đặc biệt là canxi và sắt – góp phần quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp, hệ tuần hoàn và đường huyết ở trẻ nhỏ. Thế nhưng chỉ khi được nấu chín ở nhiệt độ cao, rau bina mới có thể giải phóng hoàn toàn canxi, sắt và các khoáng chất khác như kali, magie để cơ thể hấp thu một cách tốt nhất.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Video đang HOT
3. Măng tây
Trong măng tây chứa một lượng lớn vitamin K và canxi – rất tốt cho xương khớp, ngăn ngừa loãng xương ở người lớn và chuột rút do thiếu canxi ở trẻ nhỏ, hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao thì măng tây mới có thể tạo ra lượng dưỡng chất lớn nhất: giải phóng hoàn toàn vitamin K và canxi, tăng 16% các chất chống oxy hóa, gấp đôi hàm lượng phenolic acid giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
4. Cà chua
Cà chua có tới hơn 90% là nước nhưng lại đáp ứng một phần lớn lượng vitamin các nhóm A,B,C mà cơ thể cần trong một ngày cùng lượng khoáng chất dồi dào như kali, canxi, sắt, photpho…Tuy nhiên, trong cà chua cũng có chứa caroten nên cần được nấu chín để phát huy tốt nhất công dụng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, caroten khi được nấu ở nhiệt độ cao cũng làm tăng hàm lượng lycopene giúp bảo vệ tối đa cho hệ tim mạch.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
5. Cà rốt
Cũng như cà chua, cà rốt chứa lượng lớn vitamin A, C, canxi, sắt, kali và chất xơ mà cơ thể cần. Đồng thời, nó cũng chứa carotemoid – một chất chống oxy hóa tuyệt vời với nhiều tác dụng bổ dưỡng. Tốt cho mắt, tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe và trị táo bón… cà rốt chính là thực phẩm vàng mà từ trẻ đang ăn dặm tới các bé tuổi trưởng thành đều cần bổ sung thường xuyên.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Không chỉ vì những chất dinh dưỡng chỉ khi nấu chín mới có thể đạt được tác dụng tối đa mà với các món rau củ bạn cũng nên ưu tiên nấu thành đồ chín cho gia đình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất có thể. Bởi rau củ quả dù được rửa sạch và trồng hữu cơ vẫn không tránh khỏi nhiễm phải các loại ký sinh trùng khi trồng hoặc các vi khuẩn gây bệnh trong quá trình thu hái, bày bán trước khi tới tay người tiêu dùng./.
Những con đường lây nhiễm đau mắt đỏ: Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ có lây không?
Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan, thậm chí có thể bùng phát thành ổ dịch trong một thời gian ngắn. Tìm hiểu các đường lây nhiễm đau mắt đỏ giúp bạn phòng bệnh dễ dàng hơn để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và cả gia đình.
Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc do mắt bị nhiễm trùng gây nên. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ thường là Virus hoặc vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh chóng khi gặp điều kiện thuận lợi.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ là virus Adenovirus hoặc vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó các yếu tố khác như môi trường bị ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt, thói quen vệ sinh kém, người có sức đề kháng yếu, bệnh nhân COPD,... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ và bùng phát thành dịch.
Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ lây lan, việc tìm hiểu nguyên nhân giúp phòng tránh dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp ích rất nhiều khi tìm hiểu các đường lây nhiễm đau mắt đỏ để đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Đau mắt đỏ có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh - Ảnh Internet
1. Các đường lây nhiễm đau mắt đỏ
Thực tế, đau mắt đỏ lây qua nhiều con đường khác nhau. Đau mắt đỏ có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh như nước mắt, dịch nhầy, đồ dùng cá nhân,... của người bệnh. Hô hấp cũng là một trong số các đường lây nhiễm đau mắt đỏ phổ biến, dẫn đến nguy cơ bùng phát thành dịch.
Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thích hợp.
Đau mắt đỏ có thể lây lan khi người lành tiếp xúc với rỉ mắt của người bệnh. Do đó những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, địa điểm công cộng khiến bệnh lây lan rộng rãi hơn.
Đau mắt đỏ có thể lây nhiễm từ người sang người qua những con đường sau:
- Do tiếp xúc trực tiếp với nước mắt, dịch mắt,... hoặc bắt tay với người bệnh.
- Chạm vào những vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như nắm cửa, điều khiển, chìa khoá,...
- Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, kính mắt, bồn rửa mặt,...
- Sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mầm bệnh.
- Các thói quen xấu như hay sờ mũi, miệng, dịu mắt,...
- Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp khi nói chuyện cùng người bệnh. Đau mắt đỏ có thể lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Do đó bạn cần sử dụng các biện pháp phòng tránh khi tiếp xúc với họ.
Một số lưu ý là trong vòng một tuần sau khi hết bệnh, đau mắt đỏ vẫn có thể lây lan cho người khác. Vì vậy, để phòng tránh bệnh tái phát và lây lan ra cộng đồng, cần giữ gìn vệ sinh thật tốt. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên nhắc bé không được dụi mắt. Nhất là khi sinh hoạt chung cùng nhóm bạn để phòng bệnh hiệu quả.
Các đường lây nhiễm đau mắt đỏ có thể lây từ trực tiếp đến gián tiếp - Ảnh: Internet
2. Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không?
Nhiều người thắc mắc khi nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không? Không ít người nhầm lẫn và cho rằng đau mắt đỏ có thể bị lây qua đường nhìn. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định không có chuyện bị lây đau mắt đỏ chỉ vì nhìn bệnh nhân. Nhưng nhiều người lại giữ quan điểm này bởi họ nghĩ nên giữ khoảng cách với người bệnh.
Sự thật rằng việc đeo kính không thể loại trừ nguy cơ lây bệnh. Tuy nhiên, đeo kính khi bị đau mắt đỏ có tác dụng giảm thiểu khả năng lây lan, trong trường hợp không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác.
Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác kể cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Do đó nếu phát hiện một thành viên trong gia đình bạn có dấu hiệu đau mắt đỏ, tốt hơn hết nên tự chăm sóc tốt cho đôi mắt của mình.
Đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ khỏi sau 5 -10 ngày và không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị bởi có thể dẫn đến viêm nhiễm, loét giác mạc rất nguy hiểm.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các thói quen xấu như dụi mắt, lười rửa tay,... Mang kính râm khi ra đường, sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp.
Thói quen "dùng cố" chai dầu gội, nước rửa bát, sữa tắm có thể sinh ra vi khuẩn gây hại cho cả gia đình Pha thêm nước vào chai chất tẩy rửa như dầu gội, nước rửa bát, sữa tắm... sau khi hết để dùng tiếp là thói quen của hầu hết mọi gia đình. Tuy nhiên, điều này có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh tật. Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration) thuộc Bộ Y tế và...