Điểm danh những loài cây ‘chờ cả đời người’ mới thấy nở hoa
Trong thế giới tự nhiên, có những loài thực vật ra hoa quanh năm, có những loài lại mất cả chục năm, thậm chí là trăm năm mới thấy nở hoa một lần.
“Nữ hoàng của dãy Andes” (cây thuộc họ Dứa, có tên gọi là Puya raimondii) là loài thực vật giữ kỷ lục về việc nở hoa muộn nhất khi mất tới 80-150 năm mới ra hoa
Cây “Nữ hoàng của Andes” chỉ được tìm thấy ở hai nước là Peru và Bolivia trên độ cao từ 3.000m đến 4.800 m – nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và đất đai khô cằn. Do đó, nó cần thời gian rất lâu để hấp thụ dinh dưỡng cho việc nở hoa
Khi ra hoa, loài cây này có thể cho cả ngàn bông chứa đến 10 triệu hạt giống. Sau khi phát tán hết hạt giống, “nữ hoàng”… sẽ từ biệt cuộc đời
Hiện nay, các cây con của “nữ hoàng” có nguy cơ chết yểu do bị ăn hoặc bị giẫm đạp bởi gia súc
Video đang HOT
Có lẽ nhiều người sẽ khá bất ngờ khi biết tre có thể nở hoa, thậm chí là kết quả
Tuy nhiên, tre chỉ nở hoa một lần trong giai đoạn từ 60-100 năm, nên không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng hoa của loài thực vật này
Hoa tre thường nở thành chùm, có màu vàng nhạt. Màu sắc của hoa tre sẽ thay đổi tùy theo từng loài
Tre ra hoa và kết quả – đây cũng là thời khắc cuối cùng của loài cây này bởi sau đó tre sẽ nhanh chóng lụi tàn và không thể hồi sinh
Tại Madagascar (là một đảo quốc trên Ấn Độ Dương) có hơn 170 loài cọ có giá trị to lớn về kinh tế và sinh học. Trong đó, nổi tiếng nhất là cọ Tahina
Tahinal là loài cọ khổng lồ, với chiều cao thân lên tới 20 m, đường kính thân trung bình 0,5 m và đường kính lá khoảng 5 m
Loài cọ này có vòng đời kỳ lạ: Các chùm hoa chỉ xuất hiện sau khi thân đạt tới chiều cao tối đa và sắp xếp theo kiểu cột đèn. Chúng thường nở hoa sau 30-50 năm, một số cây nở hoa sau 100 năm
Điều đặc biệt, cọ Tahina dồn toàn bộ chất dinh dưỡng dự trữ cho quá trình nở hoa. Do đó, sau khi hoa biến thành quả, chúng sẽ gục ngã vì cạn kiệt dưỡng chất. Những bông hoa giống như lời chào vĩnh biệt của chúng đối với cuộc đời
Cọ Talipot cũng là loài cây nở hoa rất muộn khi khoe sắc một lần trong khoảng 30-80 năm
Đợt hoa của cọ Talipot phải lên tới hàng triệu bông. Với số lượng hoa lớn như vậy, cây phải dồn rất nhiều chất dinh dưỡng để kết quả. Khi một cơn mưa đổ xuống, hàng trăm ngàn quả với kích cỡ bằng trái bóng sẽ lìa khỏi cây, đây cũng là lúc cọ Talipot kết thúc cuộc đời mình
Loại hạt to hơn cả đầu người được coi là báu vật quốc gia
Đến Seychelles bạn có thể bắt gặp loại hạt lớn nhất thế giới, nó được xem là 'báu vật của Seychelles'. Hạt giống này có tên là The Lodoicea Maldivica, còn được gọi là hạt dừa biển, coco de mer hay hạt dừa đôi.
Dừa biển là một trong sáu giống của cây cọ đặc hữu của Cộng hòa Seychelles.
Hạt dừa biển có thể nặng tới 50 pound (22,7 kg), trong lịch sử các nhà nghiên cứu Đức đã phát hiện nó trôi nổi ở Ấn Độ Dương trước khi tìm ra loài cây sản xuất ra nó.
Ban đầu người ta đặt tên cho chúng là những hạt nổi, sau đó người ta hiểu nhầm chúng có nguồn gốc từ Quần đảo Maldive, rồi gán cho chúng tên khoa học là " maldivica ".
Dừa biển là loài khác gốc, cơ quan sinh sản đực và cái sẽ nằm ở hai cây khác nhau. Nếu không lấy mẫu xét nghiệm DNA, người ta sẽ không thể phân biệt cây đực và cây cái cho đến khi chúng đến thời kì sinh sản.
Mỗi một hạt dừa biển đạt độ lớn tối đa sẽ mất khoảng 6 năm để tăng trưởng trên cây, và phải mất 80-100 năm thì cây dừa biển mới sản sinh ra hạt. Trong suốt vòng đời vài trăm năm của cây dừa biển, nó chỉ có thể sản xuất ra khoảng 100 hạt.
Vào thời xa xưa, hạt của loại cây này thường thuộc tài sản của vua chúa. Chúng được dùng để bán với giá cao, hoặc trở thành món quà tặng quý giá trong giới thượng lưu. Các hoàng tử Trung Đông và thậm chí là hoàng đế La Mã Rudolf II từng ban tặng cả một gia tài cho ai tìm được loại hạt hiếm này.
Ngày nay hạt dừa biển có giá trị vô cùng, chúng được sử dụng như một loại thuốc.
Bí mật những xác ướp tìm thấy trên sa mạc khô cằn ở Chile Sa mạc Atacama ở Chile là nơi các chuyên gia tìm thấy một số xác ướp của người Chinchorro có niên đại khoảng 7.000 năm tuổi. Những xác ướp cổ xưa này được ướp xác theo cách thức đặc biệt. Không chỉ Ai Cập, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều xác ướp ở sa mạc Atacama của Chile. Điều thú vị...