Điểm danh những động vật chịu cảnh “móm mém” suốt đời
Răng là bộ phận giúp ích trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Ấy vậy mà rất nhiều loài động vật thiếu mất bộ phận này và phải chịu cảnh “móm” suốt đời.
Tê tê. Tê tê không có răng và thức ăn của chúng là kiến và mối nên không cần phải nhai. Quá trình tiêu hóa thức ăn được trợ giúp bởi những viên sỏi và những viên đá nhỏ mà tê tê nuốt vào bụng. Mặc dù không có răng nhưng bù lại, tê tê có chiếc lười dài (40cm) rất dính để bắt mồi.
Thú ăn kiến. Loài thú ăn kiến không có răng và chúng sử dụng chiếc lưỡi dài dính của mình để bắt mồi. Thức ăn của nó là kiến và mối, được nghiền nát bằng các mấu sừng trong miện và dạ dày.
Thú mỏ vịt. Thú mỏ vịt có ngoại hình là sự tổng hợp của nhiều động vật khác: mõm như mỏ vịt, đuôi như con hải ly, đẻ trứng và di chuyển như lớp bò sát, cho con bú sữa như lớp thú.Một đặc điểm thú vị khác của thú mỏ vịt là chúng không có răng. Chúng nghiền nát thức ăn bằng những mảng sừng trong mỏ.
Thú lông nhím Australia. Giống như thú mỏ vịt, thú lông nhím Australia cũng là động vật đơn huyệt. Cả cơ thể của nó được bao phủ bởi lông mao và gai nhọn, đầu nhỏ, mỏ hẹp và miệng không có răng. Thức căn chủ yếu của chúng là kiến, được bắt bằng chiếc lưỡi dính tương tự thú ăn kiến.
Video đang HOT
Rùa. Cũng nằm trong danh sách những động vật “móm” trong giới tự nhiên là rùa. Loài động vật này không có hàm răng nhưng hàm trên và hàm dưới có một lớp cứng giống mỏ chim, lớp cứng đó thay thế cho răng để ghiền nát thức ăn.
Ếch. Êch không có răng. Chúng nuốt cả con mồi, thường lànhững con vật nhỏ như côn trùng. Đây là loài động vật quen thuộc trong đời sống, thậm chí thịt ếch còn được sử dụng để chế biến làm món ăn trong bữa cơm gia đình.
Chim. Theo một nghiên cứu khoa học, các loài chim hiện nay đều không có răng là do tổ tiên của chúng đã sống sót qua nạn đại tuyệt chủng nhờ vào chế độ ăn hạt. Còn các loài chim có răng nhỏ và ăn thịt thì đều đã bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, loài chim có chiếc mề khỏe, có chứa cả những viên sỏi nhỏ và cát nên thức ăn vào đây sẽ được các hạt sỏi nghiền nát trước khi được đưa vào phần mề trước để tiêu hóa. Do đó mà loài chim không cần đến bộ răng nữa.
Hà Nguyễn
Theo Kiến thức
Những loài động vật đỏ rực như máu ở Việt Nam
Những loài động vật kỳ lạ này sở hữu màu sắc đỏ rực như máu vô cùng nổi bật và thu hút.
Trong số những loài động vật có màu đỏ rực như máu ở Việt Nam, ve sầu đỏ có lẽ là loài động vật lạ lùng nhất. Đây là loài ve sầu bụng đỏ (Huechys sanguinea) sinh sống tại nhiều vùng rừng của Việt Nam. Chúng có màu đỏ rực cực kỳ bắt mắt từ khi còn là ấu trùng.
Khi mới lột xác, ve sầu bụng đỏ có đôi cánh trắng muốt giống như thiên thần. Tuy vậy, chỉ sau một thời gian ngắn khoe sắc dưới ánh sáng mặt trời, đôi cánh của ve sầu bụng đỏ chuyển dần từ màu trắng sang màu đen cực dị.
Sau khi "đổi trắng thay đen", cơ thể của ve sầu bụng đỏ trở nên cứng cáp và sang trọng hơn.
Rắn sọc đốm đỏ, tên khoa học là Oreocryptophis porphyraceus, là một loài rắn có ngoại hình quyến rũ với toàn thân đỏ rực kèm theo hai sọc đen chạy dọc cơ thể. Được tìm thấy chủ yếu ở các vườn quốc gia phía Bắc Việt Nam, rắn sọc đốm đỏ gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi màu sắc sặc sỡ của mình.
Ngược lại với quy luật càng sặc sỡ càng độc, rắn sọc đốm đỏ hoàn toàn không có độc, tính cách hiền lành, dễ chịu. Phần lớn thời gian chúng ẩn nấp trong các ổ lá, dưới các thảm rêu hay dưới khe đá hoặc gốc cây và hoạt động chủ yếu từ lúc hoàng hôn qua đêm tới rạng sáng ngày hôm sau.
Chim mai hoa, tên khoa học là Amandava amandava, là một loài chim thuộc họ Chim di. Chim mai hoa thường gặp trên các cánh đồng và trảng cỏ nhiệt đới ở châu Á. Con trống của loài chim có cái tên đẹp này sở hữu một màu đỏ rực rất thu hút. Bên cánh và phần dưới bụng có màu nâu cà phê sữa, điểm những đốm trắng trông như vảy sơn.
Do có ngoại hình đẹp, loài chim này được người ta nuôi nhốt rất phổ biến như một loại chim cảnh. Tên loài là Amandava và tên chung là Avadavat có nguồn gốc từ thành phố Ahmedabad ở Gujarat, nơi loài chim này được xuất khẩu cho công nghiệp buôn bán thú nuôi trong thời gian trước đây. Tại Việt Nam, loài chim đỏ rực này cũng rất được ưa chuộng.
Bọ rùa 7 đốm là loài bọ rùa nổi tiếng nhất trong các loại bọ rùa ở Việt Nam. Tên khoa học là Coccinella septempunctata, có phạm vi phân bố sinh học rộng, chúng sinh sống hầu như mọi nơi có rệp vừng vì chúng ăn loài này.
Sở dĩ gọi là bọ rùa 7 đốm bởi cánh chúng có màu đỏ nhưng có mỗi cánh 3 đốm đen và một đốm nằm ở điểm nối hai cánh, tổng cộng có 7 đốm đen. Còn lại toàn bộ hai chiếc cánh cứng mang một màu đỏ như lòng quả dưa hấu. Chính sự kết hợp đáng yêu này khiến bọ rùa là một trong những động vật được trẻ em yêu thích nhất.
Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, có tám chân và có hình dáng giống loại nhện ký sinh thông thường. Tuy có màu sắc đỏ như máu rất đẹp nhưng nhện đỏ không hề đáng yêu như bọ rùa. Chúng là loại gây hại, thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch bào trong mô lá hoa hồng tạo thành vết hại có màu sáng.
Phát triển trong điều kiện khô và nóng, vòng đời nhện đỏ khoảng 15 ngày, mỗi con có thể đẻ hàng trăm trứng. Ở Việt Nam, người ta bắt gặp nhện đỏ ở nhiều địa phương khác nhau, được xem là đối tượng gây hại nặng trên cây hoa hồng.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Ảnh đẹp về cuộc sống của loài cáo tai dơi cực đáng yêu Sở hữu thân hình nhỏ nhắn cùng đôi tai khá to, cáo tai dơi được xem là một trong những loài động vật nhỏ đáng yêu nhất thế giới. Cáo tai dơi là loài động vật thuộc họ chó, sinh sống chủ yếu trong vùng đất cỏ ngắn cũng như các vùng đất khô cằn của hoang mạc ở châu Phi. Khi nuôi...