Điểm danh họ hàng nhà “vi ô lông”
Cấu tạo của những sợi vi ô lông trên cơ thể như nào?
Trên cơ thể chúng ta có nhiều loại lông khác nhau. Những loại lông này dù thưa thớt hay rậm rạp, dù mềm mại hay cứng nhắc thì đều có cấu tạo từ keratin (chất sừng) và một loại protein cứng mà cũng được tìm thấy nhiều trong móng chân và móng tay của bạn nữa.
Vi ô lông có cấu tạo từ Keratin (chất sừng) và một loại protein cứng
Bạn biết không, sự tăng trưởng của vi ô lông thường bắt đầu từ dưới bề mặt của làn da. Và bên trong những sợi vi ô lông cứng đầu ấy đã chứa hẳn một nang lông trong làn da rùi đó.
Có mấy loại vi ô lông trên cơ thể?
Trên thân thể của chúng mình chỉ có 02 loại vi ô lông chính thui. Với loại lông tơ, mềm chúng có một cái tên khoa học là Vellus. Ngược lại với những loại vi ô lông cứng hơn, chúng có cái tên khoa học khác là Terminal.
Vi ô lông Vellus
Là những loại lông tơ mềm, mịn, tốt và ngắn. Đa số các XX sở hữu loại lông tơ này. Chúng thường xuất hiện ở trên ngực, sau lưng, trên mặt tiền của các cô nàng. Thực sự loại vi ô lông này bình thường rất khó nhận biết, trừ khi bạn “super soi” một cách kỹ lưỡng mới thấy.
Vi ô lông Vellus xuất hiện nhiều ở các XX
Video đang HOT
Ở một số ít các XX, loại lông tơ này có thể tối hơn và sậm màu hơn một chút, đặc biệt với những nhân có nước da tối màu thì càng nhận thấy rõ ràng. Điều này bạn có thể dễ dàng nhận biết nếu so sánh nhân đó với một nhân có lông tơ mềm mượt. Tuy nhiên dù mềm mịn hay hơi sậm màu, bạn gái cũng đừng ghét bỏ loại lông tơ này nhé. Bởi vì lông tơ giúp đỡ thân thể bảo trì một nhiệt độ ổn định cho bạn đấy.
Vi ô lông Terminal
Là loại vi ô lông thô cứng, tối màu hơn và dài hơn nhiều lông tơ. Có thể hiểu, nó cũng chính là hiện thân của mái tóc bạn đang sở hữu. Và khi đến tuổi dậy thì, những vi ô lông ấy bắt đầu lớn lên ở những vùng đặc biệt khác như vùng nách và vùng mu.
Ngoài ra, ở các XY khi dậy thì, những vi ô lông này còn phát triển, chúng mọc ở mặt và những phần khác của thân thể như ngực, chân, râu ria nữa cơ. Loại vi ô lông này chủ yếu tọa lạc ở các XY và có tác dụng như một cái đệm bảo vệ làn da và các cơ quan nó bao bọc như cậu nhỏ, núi đôi đấy.
Vi ô lông Terminal xuất hiện nhiều ở các XY
Cũng phải kể tới một số trường hợp, sự tăng trưởng quá nhiều vi ô lông cũng gây ra chứng rậm lông (hirsutism) ở một số cô nàng. Trong đó, thủ phạm của hội chứng này là do hội chứng buồng trứng đa nang và sự mất trật tự hormon khác có thể gây ra vi ô lông sẫm màu, thô cứng ở mặt, đặc biệt là môi trên và cằm, cũng như ở ngực. Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể gây ra rậm lông.
Thắc mắc về "vi ô lông" vùng kín
Có nhiều vấn đề "khó ngỏ" xung quanh "những cánh rừng đầu nguồn" này lắm đấy nhé!
1. Mình đang gặp phải một vấn đề hết sức "nan giải" và tế nhị, đó là không hiểu sao "vi ô lông" ở "tam giác mật" của mình cứ bị ... rụng dần đi. Mình chẳng dám nói với ai vì xấu hổ, nhưng cảm thấy lo lắng lắm. Liệu mình có bị bệnh gì không? (Khánh Ngọc, Quảng Ninh)
Trả lời:
Bạn Ngọc thân mến!
Phải nói ngay để bạn yên tâm là bạn không bị bệnh tật gì đâu nhé. Việc rụng lông ở "vùng kín" là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường thui. "Violon" ở vùng sinh dục cũng như tóc ở trên đầu chúng ta vậy, đều bắt đầu bằng việc mọc rồi dần dần rụng đi. Hàng ngày tóc "hi sinh" hàng chục sợi nên nếu lông "vùng kín" có "ra đi" vài sợi thì cũng không sao mừ.
Tuy nhiên nếu "cánh rừng" ở "vùng kín" có hiện tượng rụng bất thường (chẳng hạn rụng với số lượng nhiều hoặc trọc một mảng) kèm theo biểu hiện ngứa thì cần phải đi khám ngay, bởi hiện tượng ấy có thể nguyên nhân do nấm gây ra. Nếu gặp hiện tượng này, hãy đi khám tại khoa Da Liễu tại bệnh viện Đa khoa nơi bạn đang sống để biết chính xác bạn nhé.
2. Hôm trước mình và một nhóm bạn gái trong lớp rủ nhau đi công viên nước. Khi tất cả thay đồ bơi, mình mới để ý thấy hình như "cánh rừng" ở "vùng kín" của mình hơi thưa so với các bạn khác. Có cách nào để "rừng" trở nên "rậm rạp" hơn không? Chứ mình thấy thưa thớt quá cũng hơi... kỳ cục. (lady...@yahoo.com)
Trả lời:
Chào bạn!
Thật ra không có một "quy chuẩn" nào đặt ra cho độ "rậm rạp" ở vùng sinh dục của con người cả. Do đó có thể lông ở "vùng kín" của bạn "dường như" thưa thớt hơn những bạn khác cũng là điều hết sức bình thường. Sự bất thường là khi "khu rừng" ở đó bị ngứa, bị rụng nhiều hoặc có những biểu hiện đáng ngại khác cơ bạn ạ. Vì vậy bạn cũng không nên cảm thấy tự ti về "khu rừng" của mình. "Mỗi người mỗi vẻ" mừ bạn, miễn khỏe mạnh là được phải không nào?
Bạn cũng không nên can thiệp để cho lông mọc nhiều hơn. Bởi vì điều đó là hoàn toàn không cần thiết và chứa nhiều nguy cơ. Các loại thuốc được quảng cáo là giúp lông mọc nhiều hơn trên thị trường hiện nay có thể khiến da bạn bị kích ứng hoặc gây viêm nhiễm "vùng kín".
3. Mình có một điều hơi mặc cảm, đó là "cô bé" của mình khá ít "tóc". Không hiểu điều này có ảnh hưởng gì đến "chuyện vợ chồng" sau này không nhỉ? Mình còn nghe nói những người ít "tóc" ở "vùng kín" thường mang lại ... đen đủi cho người khác. Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng mình vẫn thấy băn khoăn. (Ngọc Nga, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Nga thân mến!
Thực tế, "tóc" ở "cô bé" (hay "cậu bé") chỉ có tác dụng bảo vệ cơ quan sinh dục, che bụi và các chất bẩn chứ không ảnh hưởng gì đến khoái cảm trong "chuyện vợ chồng". Lông ở mỗi người mức độ nhiều ít khác nhau, do đó bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào nói thưa lông có ảnh hưởng đến đời sống tình dục cũng như khả năng có baby sau này. Thậm chí ngay cả những người không có "violon" vẫn có đời sống "vợ chồng" tốt, vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường.
Còn điều mà bạn băn khoăn là ít "tóc" ở "vùng kín" có thể mang lại đen đủi là hoàn toàn vô lí. Mặc dù đúng là có quan niệm như thế lan truyền, tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vì thế bạn không nên băn khoăn về những điều này nhé.
4. Mình có một "bí mật lớn" chẳng dám hé răng nói với ai mặc dù trong lòng vô cùng thắc mắc, í là "tóc" "cô bé" của mình có màu... hơi nâu nâu chứ không đen như của mấy đứa em họ. Đã thế nó lại còn xoăn "tít thò lò" và cứng như... rễ tre nữa. Tại sao lại có sự khác biệt như thế và nó có phải là "báo hiệu" cho bệnh tật gì không? (Phương Oanh, Thái Nguyên)
Trả lời:
Bạn Oanh thân mến!
Thật ra mọi yếu tố liên quan đến "violon" như màu sắc, độ dày mỏng, độ xoăn,... đều do yếu tố di truyền quy định. Cũng như có người tóc đen, có người tóc hơi hung hung; người mắt đen, người mắt nâu; "violon" ở "vùng kín" của mỗi người cũng có sự khác nhau. Do đó bạn đừng lo lắng khi thấy "tóc" của "cô bé" có hơi... khác màu một tí, hơi xoăn hơn một tí bởi vì đó là hiện tượng hết sức bình thường mừ. Không ai đặt ra "chuẩn" là nhất định "tóc" ở "tam giác ngọc" phải đen, phải thẳng đâu bạn ạ.
Cũng như vậy, việc "tóc" ở đó có vẻ hơi cứng một chút cũng không phải là điều đáng lo. Một số "nường" do cảm thấy "hình như "violon" của mình hơi cứng" đã cắt ngắn đi với hi vọng lớp "violon" mới mọc ra sẽ mềm hơn. Tuy nhiên, "violon" ở "vùng kín" hoàn toàn không giống như tóc, không phải cứ cắt lớp cũ đi là lớp mới sẽ mọc ra khỏe mạnh và mềm mượt hơn. Việc "xén cỏ" này là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí nếu "xén" "tóc" quá ngắn có thể khiến "tóc" không thể bảo vệ được "cô bé". Vì vậy bạn hãy bình thường hóa vấn đề này đi nhé, vì thực sự thì... nó hoàn toàn là chuyện bình thường mừ!
5. Mình nghe nói có phương pháp waxing tạo hình cho "rừng rậm" ở "vùng kín" rùi, chuyện này thực hư ra sao? Mình rất muốn thử "tạo dáng" cho "cô bé" nhưng không biết phương pháp này có gây đau đớn và có an toàn không? (bexinh@gmail...)
Trả lời:
Bạn thân mến!
Đúng là hiện nay đã có phương pháp waxing tạo hình cho "vùng kín" thật chứ không phải là lời đồn thổi đâu. Kỹ thuật waxing tạo hình hiện đại có thể giúp bạn tha hồ "tạo dáng" cho "cô bé": có thể tạo hình họa tiết nè, hình khối nè, hay thậm chí là một logo hay biểu tượng nào đó. Sau một thời gian, nếu đã chán "diện mạo" của "cô bé" hoặc muốn tạo hình khác, bạn chỉ cần đợi một thời gian cho "rừng" mọc lên như cũ là được. Waxing "vùng kín" thực chất là phương pháp tẩy lông thẩm mĩ, trong đó chủ yếu sử dụng sáp (loại khô và mềm) để "tạo dáng". Khi waxing, loại sáp này sẽ được đun nóng và bôi lên vùng da cần tẩy lông, để khoảng 20 phút rồi bóc. XX nào lần đầu "tiếp cận" với waxing thường có cảm giác đau đớn, thậm chí đau rát đến phát khóc í chứ. Tuy nhiên những lần sau cảm giác đau đớn sẽ đỡ hơn.