Điểm danh 14 thiên tài công nghệ trẻ măng
Những vị CEO ảnh hưởng khắp thế giới chắc hẳn sẽ được nhiều bạn trẻ thần tượng vô cùng. Họ là ai?
Trong một cuộc bình chọn ra những vị CEO có ảnh hưởng nhất tới thế giới công nghệ mà tuổi đời chỉ dưới 30, không có gì ngạc nhiên khi Mark Zuckerberg vinh hạnh được đón nhận vị trí số 1. Tuy nhiên đây không phải là người duy nhất bởi bên cạnh đó còn rất nhiều gương mặt khác có tầm ảnh hưởng sâu sắc. Dưới đây là danh sách 10 vị CEO đó.
Mark Zuckerberg
Doanh nghiệp: Facebook
Tuổi: 26
Tổng tài sản: 6,9 tỉ USD
Mark Zuckerberg chính là người đã khai sinh ra mạng xã hội số 1 hiện nay Facebook khi còn học ở đại học Harvard năm 2004. Tính tới nay, số lượng sử dụng thường xuyên dịch vụ web trên đã đạt hơn 500 triệu người. Con gà đẻ trứng vàng Facebook chính là nguồn thu đem lại địa vị, công danh và tiếng tăm vô cùng lớn cho con người này. Theo ước tính, Facebook đã đem lại cho Zuckerberg 30 tỉ USD trong năm 2010 vừa qua và biến anh chàng trở thành một trong những tỉ phú (USD) trẻ nhất trên thế giới.
Facebook đã thay đổi một cách cơ bản cách thức mọi người tương tác với nhau và tạo ra một hệ thống mạng xã hội mà chưa từng ai có thể hình dung ra quy mô của nó. Tạp chí Time Magazine uy tín đã bầu chọn Zuckerberg là “Nhân vật của năm 2010″. Hiện Facebook vẫn đang phát triển ngày càng lớn mạnh.
Doanh nghiệp: Groupon
Tuổi: 30
Tổng tài sản: 4,75 tỉ USD
Groupon là doanh nghiệp non trẻ, mới hình thành từ năm 2008 nhưng đã nhanh chóng biến thành một trong những “cơn địa chấn” và có tốc độ phát triển lớn nhất trong lịch sử kinh tế. Theo ước đoán, trong năm 2011 này, Groupon sẽ đạt doanh thu vào khoảng 2 tỉ USD. Cách đây không lâu, Google cũng đã ngỏ ý mua lại Groupon với cái giá kỷ lục 6 tỉ USD nhưng đã bất thành.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Andrew đã thay đổi cách thức mọi người “mua” các thứ và cũng thay đổi luôn cả cách các doanh nghiệp khi họ giảm giá những sản phẩm của mình.
Doanh nghiệp: WordPress
Tuổi: 26
Tổng tài sản: 40 triệu USD
Nếu bạn là một trong số hàng triệu người sử dụng WordPress trên khắp thế giới thì bạn sẽ phải gửi lời cảm ơn tới Matt vì con người này đã tạo ra cơ hội đó. WordPress được bắt đầu phát triển năm 2003 và chính thức ra mắt vào năm 2005 – thời điểm blog phát triển hơn cả mức chóng mặt trên phạm vi toàn cầu. Ứng dụng này đã trở thành một trong những blog được sử dụng rộng rãi nhất trong thế giới mạng. Matt đã giúp chúng ta dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ của mình với mọi người hơn. WordPress cũng chính là hình mẫu học hỏi cho hàng loạt các công ty ra đời sau này trong cùng lĩnh vực.
Video đang HOT
Doanh nghiệp: iContact
Tuổi: 26 & 29
Tổng tài sản: 40 triệu USD
Ryan và Aaron cùng nhau cho ra mắt iContact vào năm 2003 có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ quản lý các chiến dịch thông qua e-mail được tốt hơn. Ban đầu, iContact chỉ xuất hiện qua quảng cáo Google AdWords nhưng hiện tại đã có trên 63.000 khách hàng. Tính tới tháng 8 năm 2010, iContact đã đạt được lượng vốn hóa lên tới 40 triệu USD.
Doanh nghiệp: Gwallet
Tuổi: 28
Tổng tài sản: trên 100 triệu USD
Gurbaksh mới chỉ sáng lập ra Gwallet năm 2009 nhưng doanh nghiệp này đã nhanh chóng đạt được số lượng vốn 12 triệu USD tính tới cuối năm ngoái. Trước đây, Gurbaksh cũng đã bán 2 mạng quảng cáo với giá 40 triệu USD và 300 triệu USD. Hiện nay, Gurbaksh đang điều hành Gwallet và cũng vừa mới khai trương dịch vụ mạng quảng cáo về các nội dung xã hội.
Doanh nghiệp: Foursquare
Tuổi: 28
Tổng tài sản: 80 triệu USD
Foursquare được sáng lập bởi Naveen và Dennis Crowley với mục đích ban đầu chỉ là “tạo ra một sự khác biệt nho nhỏ” ở thành phố New York. Cùng với thời gian, thành công đã đến với Foursquare và biến doanh nghiệp này trở thành hình tượng cho các công ty khác hoạt động trong cùng ngành. Foursquare vẫn luôn được coi là bài học thành công nhất trong việc kết hợp giữa mạng xã hội và game từ trước tới nay.
Doanh nghiệp: Mashable.com
Tuổi: 25
Tổng tài sản: chưa rõ
Mashable là một trong những trang web lớn nhất thế giới có nội dung bao hàm tất cả những gì có liên quan tới mạng xã hội. Website này được Cashmore ra mắt năm 2005 tại Scotland. Theo ước tính, trang Mashable.com có hơn 30 triệu lượt pageview, vượt qua cả trang công nghệ nổi tiếng Techcrunch (vừa mới bị AOL thôn tính). Tuy nhiên, lợi nhuận mà Cashmore thu được từ Mashable thì vẫn chưa được tiết lộ.
Michael Seibel, Emmett Shear, Justin Kan và Kyle Vogt
Doanh nghiệp: Justin.tv
Tuổi: 27, 27, 27, 25
Tổng tài sản: chưa rõ
Justin.tv chính là một trong những website hàng đầu thế giới giúp chúng ta theo dõi các chương trình trực tuyến về mọi chủ đề khác nhau. Mỗi tháng, webste này cũng có trên 30 triệu lượt pageview với hơn số lượng video có thời lượng lên tới trên 50 triệu giờ. Justin.tv vẫn đang phát triển mạnh mẽ và chưa hề có dấu hiệu dừng lại.
David Karp
Doanh nghiệp: Tumblr
Tuổi: 24
Tổng tài sản: trên 40 triệu USD
Tumblr được David ra mắt năm 2007 với kinh phí ban đầu chỉ là số tiền tiết kiệm dành dụm từ trước khi còn làm việc trong ngành phát triển phần mềm. Chỉ sau vài năm, Tumblr đã có số lượng người dùng mới mỗi ngày lên tới 15.000 với trên 2 triệu post hàng ngày. Doanh nghiệp này cũng đã đạt tới số vốn 40 triệu USD. Tumblr được Alexa xếp hạng nằm trong số 100 website được ghé thăm nhiều nhất trong thế giới mạng.
Matt Mickiewicz
Doanh nghiệp: Sitepoint.com, 99designs.com và flippa.com
Tuổi: 27
Tổng tài sản: trên 100 triệu USD
Matt ra mắt Sitepoint.com năm 1999 với mục đích hỗ trợ các nhà phát triển web ngay từ độ tuổi 14. Site này nhanh chóng phát triển và dẫn đầu ngành và đạt tới mức vốn nhiều tỉ USD sau đó mà không cần phải nhờ tới các khoản đầu tư từ bên ngoài. Sau đó, Matt cũng cho ra mắt 99designs.com hỗ trợ công việc thiết kế mã nguồn mở và Flippa.com ra đời sau đó, hoạt động như một “chợ” buôn bán website. Hiện Matt cũng đang có kế hoạch cho ra mắt một doanh nghiệp mới vào đầu năm 2011 này.
Theo Pháp Luật XH
DDoS có thể là ác mộng của các website năm 2011
Tấn công từ chối dịch vụ là một trong những kiểu tấn công "cổ điển" nhưng chưa bao giờ mất đi tính nguy hiểm đối với một hệ thống mạng.
Giới bảo mật lo ngại mọi chuyện sẽ còn tệ hơn nữa trong năm nay. Theo công ty Arbor Networks, các cuộc tấn công DDoS đã tăng 1.000% kể từ năm 2005. Ngay đầu tháng 3, WordPress, dịch vụ blog cho hàng triệu người trên toàn thế giới, đã bị đánh bằng "cuộc tấn công lớn nhất và kéo dài nhất trong suốt lịch sử năm 6 của công ty với quy mô lên tới hàng gigabit/giây và hàng chục triệu gói tin/giây" như lời nhà sáng lập Matt Mullenweg mô tả. Ông nhận định vụ việc có động cơ chính trị.
WordPress, một trong những nạn nhân mới nhất của DDoS.
Ngay sau đó, vào ngày 4/3, khoảng 40 trang web của các cơ quan chính phủ Hàn Quốc, trong đó có Văn phòng tổng thống, Bộ Ngoại giao, Cơ quan tình báo bị tê liệt vì chiêu thức DDoS.
DDoS trở thành hình thức tấn công phổ biến từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Hoạt động này bắt nguồn từ khi một số chuyên gia bảo mật, trong quá trình phát hiện khiếm khuyết hệ thống trên Windows 98, nhận ra rằng chỉ cần gửi một gói dữ liệu ping có dung lượng lớn cũng đủ để làm tê liệt một server mục tiêu.
Phát hiện trên lập tức được giới hacker sử dụng để triệt tiêu những đối tượng mà họ có ý định tấn công. Từ đây, hình thức sơ khai của DoS (Denial of Service) đã ra đời. Trong khi đó, dạng DDoS (Distributed Denial of Service) thì dựa vào việc gửi một lệnh ping tới một danh sách gồm nhiều server, giả dạng là một gói ping để địa chỉ IP gốc được trá hình với IP của mục tiêu nạn nhân. Các server khi trả lời yêu cầu ping này khi đó sẽ làm "lụt" nạn nhân với những phản hồi (answer) gọi là pong.
DDoS gây nghẽn một website hay một cơ sở hạ tầng, khiến người sử dụng không thể truy cập giống như hiện tượng nghẽn mạng di động trong dịp lễ tết do có quá nhiều người gọi cùng lúc. Phương pháp này bị coi là "bẩn thỉu" nhưng đem lại hiệu quả tức thì: website bị tê liệt kéo dài cho tới khi cuộc tấn công chấm dứt.
Tại Việt Nam, một số nhóm hacker cũng đã cài đặt virus xâm nhập vào hệ thống mạng, đánh cắp thông tin nội bộ của các tổ chức. Chúng còn kiểm soát được các website chuyên download phần mềm nhằm cài đặt virus trên những máy tính truy cập vào các trang này để xây dựng mạng máy tính ma (botnet) và triển khai tấn công DDoS vào các hệ thống lớn trong nước. Từ cuối tháng 11/2005, cộng đồng mạng đã xôn xao khi diễn đàn hacker lớn nhất Việt Nam HVA trở thành mục tiêu của DDoS. Tiếp ngay sau đó, website của một số công ty tin học như Trần Anh, Mai Hoàng... cũng bị tấn công từ chối dịch vụ dai dẳng gần 10 ngày. Đầu tháng 10/2008, các trang 5giay và nhatnghe liên tục bị DDoS, thậm chí cả website của công ty bảo mật Bkav cũng bị tấn công vào 8/10/2008.
Chia sẻ với VnExpress.net, Carole Theriault, cố vấn công nghệ cao cấp của hãng bảo mật Sophos (Anh), nhận định bản chất của DDoS là không thể khống chế mà chỉ có giảm giảm bớt cường độ tấn công. Việc siết chặt quản lý cơ sở dữ liệu, ứng dụng và tường lửa có thể giúp phần nào ngăn ngừa rất nhiều cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Khi đang bị tấn công, chủ website có thể mở rộng băng thông dù đây là giải pháp rất tốn kém. Ở những nước với hạ tầng công nghệ thông tin phát triển, có nhiều hãng đã cung cấp dịch vụ này trong trường hợp khẩn cấp hoặc vào giờ truy cập cao điểm cần tăng cường băng thông.
Các cuộc tấn công DDoS nổi tiếng trong lịch sử
- Năm 2000, một loạt website nổi tiếng như Yahoo, eBay, eTrade, Amazon và CNN trở thành nạn nhân của DDoS.
- Tháng 2/2001, máy chủ của Cục tài chính Ireland bị một số sinh viên Đại học Maynooth ở nước này tấn công DDoS.
- Ngày 15/8/2003, Microsoft chịu đợt tấn công DoS cực mạnh và làm gián đoạn websites trong vòng 2 giờ.
- Tháng 2/2007, hơn 10.000 máy chủ của game trực tuyến như Return to Castle Wolfenstein, Halo, Counter-Strike ...bị nhóm RUS tấn công với hệ thống điều khiển chủ yếu đặt tại Nga, Uzbekistan và Belarus.
- Trong suốt các tuần đầu của cuộc chiến Nam Ossetia 2008, các trang web của chính phủ Georgia luôn trong tình trạng quá tải, gồm các trang web ngân hàng quốc gia và của tổng thống Georgia Mikhail Saakashvili. Chính phủ Nga phủ nhận mọi sự cáo buộc cho rằng họ đứng đằng sau vụ tấn công.
- Ngày 25/6/2009 khi Michael Jackson qua đời, lượng truy cập tìm kiếm các từ khóa có liên quan đến ca sĩ này quá lớn khiến Google News lầm tưởng đây là một cuộc tấn công tự động.
- Tháng 8/2009, các vụ DDoS nhắm tới một loạt trang mạng xã hội đình đám như Facebook, Twitter, LiveJournal và một số website của Google được thực hiện chỉ để "khóa miệng" một blogger có tên Cyxymu ở Georgia
- Ngày 28/11/2010, WikiLeaks bị tê liệt vì DDoS ngay khi họ chuẩn bị tung ra những tài liệu mật của chính phủ Mỹ.
- Ngày 7/12/2010, nhóm hacker có tên Anonymous đánh sập website Visa.com sau khi tổ chức những cuộc tấn công tương tự vào Mastercard và PayPal để trả đũa cho việc chủ WikiLeaks bị tạm giam ở Anh.
- Ngày 3/3/2011, dịch vụ blog nổi tiếng thế giới WordPress bị tấn công.
- Ngày 4/3/2011, 40 trang web của các cơ quan chính phủ Hàn Quốc bị tê liệt vì DDoS.
Theo VNExpress