Diêm dân lại “lao đao” vì muối được mùa mất giá
Ngoài khó khăn trong tiêu thụ muối vì giá xuống thấp, nay diêm dân còn phải lo tiền bảo quản lượng muối tồn đọng vì thiếu kho dự trữ.
Năm 2016 nắng nóng kéo dài nên diêm dân ở Bạc Liêu sản xuất muối trúng mùa. Tuy nhiên, do giá muối ngày một sụt giảm nên người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn vì không tiêu thụ được và phải tìm cách bảo quản lượng muối tồn đọng.
Huyện Đông Hải còn tồn đọng hơn 85.000 tấn muối đang là áp lực rất lớn đối với diêm dân.
Muối thu hoạch xong không bán được, tồn đọng chất đống đó là thực trạng đang diễn ra tại các đồng muối trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Nhiều diêm dân ở đây cho biết, hiện muối trắng có giá từ 400-500 đồng/kg, trong khi muối đen chỉ còn 250 – 350 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với trước.
Ông Phạm Tấn Đức, xã Điền Hải, huyện Đông Hải than thở: “Người làm muối có thu nhập còn thua người làm mướn, người làm mướn 1 tháng còn kiếm được 5-7 triệu đồng. Làm muối 5 – 6 tháng đến cuối vụ chia ra 1 người chỉ được khoảng 10 triệu đồng”.
Những người có đất sản xuất muối như ông Đức còn không có lời, nói chi đến những diêm dân phải thuê mướn đất, thuê nhân công làm muối thì vụ này coi như lỗ nặng.
Theo thống kê, năm nay, Bạc Liêu có tổng diện tích sản xuất muối hơn 2.400 ha, trong đó huyện Đông Hải chiếm hơn 2/3 diện tích. Theo ông Nguyễn Trường Hận – Trưởng Phòng NN&PTN huyện Đông Hải, hiện giá muối chỉ còn 7.000 – 8.000 đồng một giạ (tương đương 30 kg) nhưng rất khó bán. Trong số hơn 100.000 tấn muối trong tỉnh còn tồn đọng chưa bán được, huyện Đông Hải chiếm hơn 85.000 tấn.
“Năm nay là một trong những năm muối được mùa nhất nhưng giá muối lại thấp nhất so với các năm. Bà con diêm dân nghèo tương đối gặp khó khăn khi phải đi vay tiền để để dự trữ muối. Huyện đã kiến nghị với UBND tỉnh Bạc Liêu có chính sách hỗ trợ đối với những hộ nghèo, cận nghèo và các gia đình chính sách, giúp cho bà con diêm dân có được một ít vốn để xoay trở”, ông Hận cho biết.
Video đang HOT
Một trong những bức xúc nhất hiện nay đối với diêm dân Bạc Liêu hiện nay là trong khi bà con lao đao vì muối bán không được, không biết chứa ở đâu thì công trình “Kho dự trữ muối Quốc gia” tại ấp Doanh Điền, xã Điền Hải, huyện Đông Hải vẫn đang trong tình trạng xây dựng dở dang, bỏ không.
Kho này được động thổ vào cuối năm 2012, quy mô gồm 9 kho, sức chứa 1.000 tấn/kho, vốn đầu tư hơn 38 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên, việc thi công công trình này khá chậm chạp, đến giữa năm 2013 mới hoàn thành san lấp mặt bằng, xây móng kho với vốn giải ngân đạt gần 13 tỷ đồng, song đến nay vẫn bỏ hoang phế.
Theo ông Nguyễn Hoàng Khải, nguyên Phó Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bạc Liêu, do thực hiện Quyết định 162 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ dự trữ quốc gia mặt hàng muối ăn từ Bộ NN&PTNT về Bộ Tài chính quản lý, nên kho dự trữ bị gián đoạn. Sau đó, do khó khăn về nguồn vốn, nên không được triển khai tiếp.
“Nếu kho dự trữ muối Quốc gia này hoàn thành sẽ khuyến khích diêm dân đầu tư tiến bộ kỹ thuật để sản xuất muối dự trữ, đây cũng là một kỳ vọng của diêm dân khi có một kênh tiêu thụ ổn định để phát triển sản xuất”, ông Khải nhận định.
Bạc Liêu là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước, với sản lượng hàng năm đạt hơn 200.000 tấn và đã được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và công nghệ chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Tuy nhiên, trong vòng 3 năm trở lại đây, người làm muối ở tỉnh luôn phải chịu cảnh được mùa rớt giá, nhất là trong năm nay khiến cho đời sống ngày càng khó khăn.
Trước mắt và về lâu dài, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương cần có những giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ diêm dân nơi đây nếu không sẽ có rất nhiều người quay lưng với nghề làm muối do làm ăn thua lỗ./.
Tấn Phong
Theo_VOV
Lạng Sơn: Nông dân lao đao vì bí đao!
"Có nhà đã bỏ hết ruộng để trồng bí thế mà giá năm nay chưa bằng 1/4 năm ngoái!" - một nông dân cho biết.
Nhiều hộ dân tại xã Quảng Lạc (một xã ven thành phố Lạng Sơn) đang ngán ngẩm, lao đao vì giá bí đao
rớt thê thảm: Chỉ 2.500 đồng/kg, thậm chí, có những thôn ở xa thì giá còn rẻ hơn.
Được biết, phong trào trồng bí đao làm kinh tế tại địa phương này bắt đầu từ 2-3 năm trước. Tuy nhiên, giá cả chưa bao giờ rơi vào tình trạng "rẻ bèo" như hiện nay.
Nhiều ruộng bí đao tại đây vẫn chưa đến kỳ thu hoạch.
Sáng 18/6, trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Tim - một nông dân tại thôn Quảng Hồng 3 (xã Quảng Lạc) cho biết: "Cả xã có khoảng 2-3 thôn trồng. Những năm trước ít nhà trồng hơn, nhưng thấy được giá nên mọi người rủ nhau làm, năm nay có khoảng 100 hộ. Riêng mấy anh em ở khu tôi thì phải còn đến mấy chục tấn. Nhà tôi trồng 5 sào, đến giờ mới bán cho thương lái được 4-5 tấn, còn lại khá nhiều nhưng không biết tiêu đi đâu.
Năm ngoái, chúng tôi bán được 12000-13000 đồng/kg nhưng năm nay chỉ 3000, 2.800 đồng. Có thôn ở xa, không bõ công mang ra chợ nên phải nài thương lái vào mua thì phải chịu rớt giá thêm - chỉ 2000-2.500 đồng. Không hiểu sao năm nay lại rẻ như thế! Như thế này thì lấy gì mà lãi, tiếc công sức bỏ ra nhiều lắm" - người nông dân này phàn nàn.
Bí đao đã thu hoạch thì phải chất đống chờ thương lái đến mua với giá "rẻ bèo".
Những người nông dân này không thể ngờ lại xảy ra tình trạng rớt giá thảm hại.
Anh Lành Văn Tùng - người dân ở TP Lạng Sơn chia sẻ: "Tôi đi qua thấy bí đao chất đống đầy đường nên lại hỏi và mua giúp họ một ít. Bí sạch và ngon nhưng rẻ quá nhưng họ không bán được mà phải đợi người vào mua".
Tuy giá cả không bằng 1/4 so với mọi năm, nhưng những người nông dân ở đây chỉ có thể trông chờ vào thương lái, vì quãng đường ra chợ khá xa (10km) và cũng không bán được nhiều. Họ cho hay, chỉ có 2 thương lái ở miền xuôi chuyên đến thu mua nên chỉ có thể ngậm ngùi chấp nhận mức giá rẻ này.
Quảng Lạc là một xã thuần nông nằm ven thành phố Lạng Sơn, điều kiện giao thông khá khó khăn. Ở một số địa phương khác cũng có các hộ trồng bí đao đang rơi vào cảnh ngán ngẩm như vậy.
Cá biệt, theo ông Tim, một số hộ đã bỏ hết ruộng để trồng bí đao thay cho lúa. "Thấy năm ngoái được giá nên họ bỏ lúa đi để trồng bí, rồi lấy tiền mà mua gạo thôi nhưng không ngờ được lại rơi vào tình cảnh rớt giá thảm hại như hiện nay.
Hiện, chúng tôi chỉ mong có chỗ thu mua nào đó với giá cao hơn, chứ như thế này thì không biết lãi ở đâu được nữa..." - ông Tim buồn bã.
Theo_24h
Hoảng hồn phát hiện xác chết đang phân hủy trôi dạt trên biển Nạn nhân là nam giới, khoảng 30 tuổi, mặc áo thun dài tay, không mang theo giấy tờ tùy thân. Khi được phát hiện, thi thể đang trong tình trạng bị phân hủy. Phát hiện xác chết đang phân hủy trên biển. Ảnh minh họa. Sáng 18/6, nguồn tin từ Công an thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết,...