Điểm cộng của trường đại học chuẩn quốc tế RMIT Việt Nam
Sinh viên có nhiều cơ hội cọ sát thực tế, rèn luyện kỹ năng mềm, dễ dàng học chuyển tiếp tại nhiều quốc gia…
Chương trình học chuẩn quốc tế
RMIT Việt Nam là đại học quốc tế 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trường thành lập từ lời mời của Chính phủ Việt Nam vào năm 2000. Kể từ khóa đầu tiên năm 2001, hơn 12.500 cử nhân và thạc sĩ đã nhận tấm bằng do Đại học RMIT tại Australia cấp.
Bên cạnh tuân thủ những quy định của Chính phủ cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, trường còn đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ của TEQSA – Cơ quan Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng Australia.
Trong thư thông báo về việc gia hạn đăng ký của Đại học RMIT tại Australia cũng như ở nước ngoài mới nhất, TEQSA đã nhận định: “Dịch vụ sinh viên tại RMIT Việt Nam tương đương với RMIT tại Australia, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn cao và bảo trì tốt”.
Bên cạnh việc thường xuyên cập nhật nội dung môn học để bắt kịp những thay đổi trong ngành, từ năm 2017, trường còn làm việc với những tên tuổi lớn như Lazada, Unilever, Pizza 4Ps, L-Concepts (Namo and L’Usine), TMGroup… nhằm đẩy mạnh việc áp dụng phương pháp và đánh giá kết quả học tập từ các hoạt động thực tế và dự án.
Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo – Giáo sư Beverly cho biết, đây là phần quan trọng trong trải nghiệm của sinh viên nhằm giúp các em chuẩn bị tốt cho môi trường làm việc thay đổi không ngừng như hiện nay.
Lễ tốt nghiệp tại RMIT Việt Nam, cơ sở Nam Sài Gòn.
Rèn luyện kỹ năng mềm
Với hơn 60 câu lạc bộ từ thể thao, giải trí, đến kinh doanh và cộng đồng do chính sinh viên đề xuất phương án hoạt động và điều hành, các em có cơ hội cọ xát, thử nghiệm làm việc thực tế. Hàng năm, ở mỗi học kỳ, sinh viên lại tự tổ chức ngày hội câu lạc bộ để tuyển thành viên mới và chia sẻ những gì bản thân đã thực hiện.
Trường còn xây dựng chương trình Hoàn thiện kỹ năng cá nhân, dành cho mọi sinh viên từ ngày mới vào trường đến khi tốt nghiệp. Từ ứng dụng riêng của chương trình, các em có thể theo dõi hành trình học hỏi của riêng mình, lưu giữ trực tuyến tất cả những gì tích lũy được để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tương lai.
“Nếu hoàn thành hết sáu bộ kỹ năng riêng biệt, sinh viên RMIT Việt Nam đủ tự tin để trở thành người có tư duy sáng tạo, giao tiếp tự tin, biết cách làm việc trong môi trường đa văn hóa, lãnh đạo có nhân cách, thành thạo công nghệ, biết hoạch định sự nghiệp”, bà Manuela Spiga, Trưởng phòng Tư vấn hướng nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp chia sẻ.
Một buổi nói chuyện của doanh nghiệp với sinh viên.
Cọ sát thực tế
Bà Manuela Spiga cho biết thêm, trường tạo dựng mối quan hệ vững chắc và lâu bền với nhiều tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam cũng như ở nước ngoài. Những mối quan hệ này giúp sinh viên RMIT tìm việc, có cơ hội tham gia các chương trình thực tập sinh và giao lưu kết nối.
Chia sẻ về chương trình Cố vấn nghề nghiệp, một sáng kiến của trường nhằm giúp sinh viên có câu trả lời tin cậy và chuẩn xác liên quan đến nghề nghiệp tương lai, bà Spiga nói: “Chỉ từ đầu năm đến nay, chương trình đã kết nối 62 sinh viên RMIT với chuyên gia trong các ngành khác nhau để khám phá cơ hội nghề nghiệp cả ở Việt Nam và nước ngoài”.
Từ sự hỗ trợ của doanh nghiệp các ngành nghề khác nhau, trường đã đem đến gần 600 vị trí thực tập cho sinh viên hàng năm. Năm 2018, trường tập trung hơn vào việc kết nối sinh viên năm cuối với các nhà tuyển dụng có tiếng, nên từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng sáu Ngày tuyển dụng với sự hợp tác của 20 nhà doanh nghiệp trong nước và quốc tế như Central Group, Tetra Pak, Lazada và Prudential.
Sinh viên quốc tế tại RMIT.
Trải nghiệm quốc tế phong phú
Trải nghiệm quốc tế của sinh viên RMIT Việt Nam không giới hạn trong khuôn viên trường với đội ngũ cán bộ giảng viên đến từ 25 quốc gia khác nhau như Australia, Canada, Mỹ, Pháp, Singapore, New Zealand mà còn trải dài đến hơn 200 trường đối tác trên toàn cầu.
Theo đó, sinh viên có thể chọn chương trình phù hợp với kế hoạch học tập và nhu cầu trải nghiệm của riêng mình. Đó có thể là một khóa học ngắn hạn ở nước ngoài, hay một hoặc hai kỳ học kéo dài một năm tại một trong các trường liên kết với RMIT trên toàn thế giới với mức học phí như đã đóng cho RMIT Việt Nam. Sinh viên cũng có thể chuyển tiếp và hoàn tất chương trình học tại RMIT ở Australia.
Riêng năm 2017, trường có hơn 380 em tham gia chương trình chuyển tiếp hoặc trao đổi sinh viên đến nhiều trường danh tiếng, trong đó có Parsons The New School of Design (Mỹ), University of Alberta, Concordia University (Canada), University of Essex, UNITEC University of Technology, Ryerson University, University City of London, University of Westminster, California State University, Bentley University (Mỹ)…
Thế Đan
Theo Vnexpress
"Các trường đại học không thể tự nhận trường tốt, trường lớn được"
Việc hội nhập quốc tế của giáo dục đại học là cả một quá trình dài để ta xác định đâu là chuẩn, đâu là điều kiện mà chúng ta phải phấn đấu, không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Các trường không thể tự nhận là trường tốt, mà phải dựa vào đánh giá của các tổ chức kiểm định quốc tế cũng như trong nước.
Đó là ý kiến của ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng về chuẩn hóa giáo dục đại học để hội nhập quốc tế.
Phóng viên Báo Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Tất Thắng về vấn đề hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam.
Ông Phạm Tất Thắng
Hội nhập quốc tế là yêu cầu bắt buộc đối với giáo dục đại học
Thưa ông, chúng ta có tiêu chí hay tiêu chuẩn nào để đánh giá một trường ĐH hay một nền GD ĐH được cho là hội nhập đạt chuẩn quốc tế?
Việc chuẩn hóa và hội nhập quốc tế chính là chủ đề của Hội thảo giáo dục năm 2018 về chất lượng giáo dục đại học do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tới đây.
Những tiêu chuẩn mang tính định lượng thì đến nay mỗi bảng xếp hạng có những tiêu chí riêng nhưng cũng có những yêu cầu chung nhất định. Nhưng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, những yêu cầu trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, thì rõ ràng hội nhập quốc tế là một yêu cầu bắt buộc với các trường ĐH.
Giáo dục ĐH với tư cách là bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ cao là nơi nghiên cứu, sáng tạo những tri thức mới. Do đó, việc hội nhập quốc tế của GD ĐH cần phải đặt ra những yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi cao hơn những lĩnh vực khác.
Đối với hội nhập quốc tế, khi chúng ta đã bước vào một sân chơi chung với các nước khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chấp nhận, phải đáp ứng được luật chơi chung. Các trường ĐH sẽ phải đạt được những yêu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao có thể thích ứng với hội nhập quốc tế, không đơn thuần chỉ trong phạm vi đất nước. Như vậy, chất lượng đào tạo của chúng ta phải được thế giới công nhận và đồng thời phải đủ trình độ để hội nhập.
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có 2 ĐH được nằm trong top 1.000 ĐH xếp thứ hạng cao nhất thế giới. Đó là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Những công nhận của các tổ chức kiểm định quốc tế phần nào đã thể hiện được chuẩn hóa trong hội nhập quốc tế của hệ thống giáo dục ĐH nước ta.
Ông có nhắc đến một tiêu chí rất quan trọng đó là chất lượng nguồn nhân lực của nước ta, vậy phải đào tạo làm sao để đạt yêu cầu hội nhập của khu vực và quốc tế. Nhưng thực tế, câu chuyện này có vẻ đang rất khó khăn đối với các trường ĐH Việt Nam kể cả đối với 2 ĐH đã lọt top 1.000 của thế giới ?
Phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục ĐH luôn tương ứng với trình độ phát triển của nền kinh tế, xã hội của mỗi đất nước. Nghĩa là kinh tế - xã hội phát triển tới đâu thì giáo dục sẽ phát triển tới mức độ đó. Giáo dục ĐH có thể có những bước phát triển, hội nhập quốc tế nhanh hơn, sớm hơn so với cả nền kinh tế nhưng vẫn bị phụ thuộc bởi vì nó có liên quan đến việc đầu tư của Nhà nước, của xã hội cho giáo dục.
Cho nên việc hội nhập của giáo dục ĐH là một quá trình để xác định đâu là chuẩn, đâu là điều kiện mà chúng ta phải phấn đấu, không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Các trường không thể tự nhận trường tốt, trường lớn mà được xã hội công nhận mà phải dựa vào đánh giá của các tổ chức kiểm định quốc tế.
Các tổ chức xếp hạng quốc tế luôn tồn tại độc lập và có một bộ tiêu chí riêng. Cho nên khi các trường tham gia vào xếp hạng thì kết quả là khách quan và công bằng. Đây là chuẩn chung được hệ thống giáo dục ĐH Thế giới công nhận, nên các trường ĐH của Việt Nam muốn hội nhập quốc tế, muốn được so sánh vị trí với các trường trên toàn cầu thì cần trải qua khâu kiểm định này là đương nhiên.
Thưa ông, những tiêu chuẩn cơ bản mà các trường ĐH của VN cần phấn đấu để đạt được ngưỡng hội nhập với giáo dục ĐH quốc tế là gì?
Hiện nay chúng ta mới có 2 ĐH đã được lọt vào top 1000 đại học tốt nhất là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hạng này được các tổ chức quốc tế công nhận trên nhiều tiêu chí khác nhau nhưng cũng nằm trong các tiêu chí chung về: chương trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, công trình nghiên cứu khoa học, số bài báo...mỗi một tổ chức sẽ có những tiêu chí xếp hạng riêng. Cho nên đặt ra 2 vấn đề như sau:
Thứ nhất, đối với hội nhập quốc tế, khi chúng ta lọt vào các bảng xếp hạng lớn thì chúng ta phải tuân thủ luật chơi của tổ chức xếp hạng đó. Các trường ĐH phải xác định, định phấn đấu theo bảng xếp hạng nào thì cần cố gắng đạt được các tiêu chí xếp hạng của tổ chức đó.
Thứ hai, các tổ chức kiểm định trong nước cũng đang tiến hành đánh giá chất lượng giáo dục ĐH đối với các trường trên nhiều phương diện, mức độ: chương trình đào tạo, các đơn vị, khoa - trên các mặt, cơ sở vật chất, việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp... Chính câu chuyện kiểm định và xếp hạng sẽ giúp chúng ta có đánh giá chính xác về các trường ĐH theo hệ thống phân loại cụ thể.
Chính quá trình sàng lọc bên trong bản thân các trường không thật nghiêm khắc nên đã gây ra tình trạng lượng sinh viên "vào được là ra được".
Tiêu chuẩn quốc tế là thước đo sự phát triển các trường
Như vậy, có thể hiểu chúng ta đang khuyến khích các trường ĐH VN tham gia vào các bảng xếp hạng quốc tế. Điều này đang là minh chứng rõ nét nhất cho việc hội nhập quốc tế. Cách hiểu này có đúng không thưa ông ?
Tôi cho rằng đó cũng là cách hiểu đúng. Chúng ta đang đẩy mạnh chuẩn hóa và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học nên khi các trường ĐH tuyên bố mình có chất lượng, uy tín, có trường mang đẳng cấp quốc tế thì phải có minh chứng cụ thể được thừa nhận.
Chúng tôi cho rằng khuyến khích các trường đại học căn cứ vào các yêu cầu của các bảng xếp hạng, các tổ chức mà chọn hướng đi rồi các tổ chức quốc tế sẽ đánh giá và khi đủ điều kiện họ sẽ đưa vào bảng xếp hạng của họ làm chuẩn cho chính bản thân các trường phát triển.
Điểm chuẩn đầu vào ĐH yêu cầu rất cao nhưng chất lượng đầu ra lại chưa đáp ứng được yêu cầu cho nguồn nhân lực của xã hội. Ông nhận xét như thế nào về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay?
Trong suy nghĩ bình thường của xã hội hiện nay, đã đỗ đại học thì đồng nghĩa sẽ tốt nghiệp được đại học. Đồng thời, trước đây chúng ta từng áp dụng mô hình đại học đại cương, trong quá trình đào tạo chia ra làm 2 giai đoạn: đào tạo kiến thức cơ bản và đào tạo kiến thức chuyên môn. Khi sinh viên hoàn thành qua được 2 giai đoạn sẽ được công nhận tốt nghiệp.
Nhưng trong xã hội vẫn chưa quen và cho rằng giai đoạn giáo dục đại cương không cần thiết, gây lãng phí, mất thời gian cho người học, bằng ĐH đại cương không có giá trị đối với thị trường lao động.
Từ sức ép của xã hội nên nhiều trường đã bỏ mô hình đào tạo này đi và tự đào tạo kiến thức cơ bản trong chương trình đào tạo của trường.
Khi vào được ĐH, sinh viên nào không thể đáp ứng được yêu cầu thì sẽ bị thôi học, nhưng trên thực tế thì cơ bản các sinh viên vẫn đủ điều kiện vượt qua. Chính quá trình sàng lọc bên trong bản thân các trường không thật nghiêm khắc nên đã gây ra tình trạng lượng sinh viên "vào được là ra được".
Nhưng sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp phản ánh cơ bản không đạt yêu cầu tuyển dụng, yếu về mặt kỹ năng, nghiệp vụ...
Đánh giá chung là chất lượng giáo dục đại học chưa tốt, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Một số nguyên nhân gây ra điều này là việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhiều trường ĐH còn rất chậm, cơ sở vật chất còn hạn chế, thậm chí nhiều trường vẫn sử dụng giáo trình cách đây hàng chục năm. Đồng thời, phương pháp giảng dạy của giảng viên và cơ sở vật chất yếu kém, đào tạo theo khả năng của mình có, không bám sát vào yêu cầu của thị trường lao động. Khoảng cách từ yêu cầu của xã hội tới chất lượng đào tạo còn rất lớn.
Không phải cuộc đua của những trường "giàu"
Có nhiều ý kiến cho rằng, cuộc chạy đua vào các bảng xếp hạng trên thế giới chỉ dành cho các trường "giàu". Vậy theo ông, liệu có phải chỉ những trường có điều kiện về vật chất tốt mới có thể bứt phá được trong đường đua hội nhập quốc tế hay không?
Theo tôi ý kiến như vậy là không chính xác, cũng không nên dùng trường đại học "giàu" mà dùng trường đại học mạnh sẽ đúng hơn. Các trường đại học luôn có sự khác biệt về uy tín, thương hiệu trường; quy mô và chất lượng đào tạo; quá trính hình thành, xây dựng, phát triển.
Trong khi đó, chúng ta cũng chưa có một đánh giá chung bắt buộc hay đồng loạt đối với các trường. Nhưng dư luận và xã hội vẫn luôn gọi đó là các trường top trên hoặc trong quản lý vẫn gọi là các trường trọng điểm.
Trong một hệ thống giáo dục ĐH, có trường mạnh, trường yếu, đó là điều hết sức bình thường. Bởi vì nó phụ thuộc vào lịch sử, truyền thống các lĩnh vực đào tạo; phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của giảng viên và nguồn lực đầu tư tài chính đến đâu. Cho nên việc xếp hạng các thứ bậc giữa các trường đại học là đương nhiên.
Từ sự đánh giá của xã hội cho thấy, những trường trọng điểm, trường top trên đó mới có đủ khả năng để đáp ứng các yêu cầu đánh giá quốc tế. Các trường đầu tàu sẽ mang sứ mệnh dẫn dắt các trường trong hệ thống cùng phát triển.
Từ thực tế giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, theo ông đâu là điểm vướng mắc của chúng ta trong câu chuyện chuyển hóa và hội nhập Quốc tế?
Đây là câu chuyện liên quan đến nhiều yếu tố, cụ thể:
Thứ nhất, về bản thân các trường khi đã xác định tham gia vào sân chơi quốc tế thì phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định chặt chẽ, cố gắng nỗ lực hơn để đạt được ngưỡng theo yêu cầu, theo luật chơi chung.
Thứ hai, về mặt thể chế, chúng ta sẽ phải tạo ra các cơ chế giúp các trường được tự chủ nhiều hơn, nhanh chóng hoàn thiện để đáp ứng được các yêu cầu chuẩn mực quốc tế.
Thứ ba, về đầu tư của Nhà nước, trong lúc các nguồn lực đầu tư của ta còn có hạn nhưng vẫn phải đầu tư cho giáo dục đại học, cần thiết nhà nước cần phân loại, giao nhiệm vụ để có những đầu tư trọng điểm, tập trung.
Kiểm định và xếp hạng đại học là yếu tố mang tính chuyên môn cao. Nếu những người không am hiểu hoặc không để ý thì rất khó lĩnh hội được đầy đủ thông tin. Nhưng khi chúng ta tham gia "cuộc chơi" nào thì chúng ta phải chấp nhận những "luật chơi" đó
Xin trân trọng cám ơn ông!
Hồng Hạnh - Hà Cường
Theo Dân trí
Xét tuyển học bạ vào đại học quốc tế - Xu hướng lựa chọn của thí sinh Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh được khá nhiều trường Đại học triển khai bên cạnh phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia. Nhiều thí sinh ưu tiên sử dụng phương thức này để nắm chắc "suất" vào đại học, đặc biệt lựa chọn đăng ký vào các trường đại học quốc tế đang trở thành xu hướng....



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!
Sáng tạo
11:37:07 23/02/2025
"Team qua đường" bắt gặp Vũ Cát Tường và vợ, 1 hành động vô tình bị chú ý
Sao việt
11:19:10 23/02/2025
Thêm 5 cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện bị bắt do sai phạm tại Dự án sân bay Long Thành
Pháp luật
11:06:43 23/02/2025
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó
Lạ vui
11:06:14 23/02/2025
Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung
Nhạc quốc tế
11:04:17 23/02/2025
Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2
Trắc nghiệm
11:02:39 23/02/2025
Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe
Ẩm thực
10:53:53 23/02/2025
Lý do Văn Quyết nhường cả 2 quả penalty cho ngoại binh
Sao thể thao
10:53:51 23/02/2025
Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán
Thế giới
10:42:47 23/02/2025
Biểu cảm của cụ ông khi bác sĩ trả kết quả tầm soát ung thư làm dân mạng cười theo trong vô thức
Netizen
10:34:53 23/02/2025