Điểm cộng của trung tâm tiếng Anh online Schola
Tại Schola, phụ huynh có thể đổi lịch học trước 24h; 100% lớp học theo hình thức 1:1, tặng kèm các buổi học nhóm không quá 5 bạn một lớp.
Ông Aditya Gupta, Giám đốc Trung tâm tiếng Anh trực tuyến Schola chia sẻ, với trẻ từ 5 đến 12 tuổi, những tiêu chí quan trọng phụ huynh nên dựa vào để chọn nơi học tiếng Anh online cho con là: chủ động thời gian, mức độ tương tác với giáo viên, giáo trình học và chất lượng đào tạo.
Chủ động thời gian
Ở các trung tâm truyền thống, lịch học thường cố định 2-3 buổi một tuần, các bé sẽ học trong một lớp từ 10 đến 20 học sinh. Tại Schola, phụ huynh có thể linh hoạt đổi lịch học cho con trước 24h để không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật.
Bé Nghé (Hà Nội) hào hứng với buổi học cùng cô giáo trên Schola.
Tương tác với giáo viên
Tại lớp học truyền thống, các em sẽ học theo nhóm lớp nên cơ hội được nói, tương tác thường không nhiều. Giáo viên cũng dành thời gian bằng nhau chia đều cho các học viên. Trong khi đó, với các lớp học 1:1 (một giáo viên dạy cho một học sinh) tại Schola, giáo viên dành toàn bộ sự quan tâm cho học sinh; các buổi học nhóm cũng hạn chế không quá 5 học sinh một lớp để các bé có nhiều thời gian nói và tương tác với nhau.
Chị Nguyễn Vân Anh (TP HCM) có con 8 tuổi cho biết, trước đây, chị từng cho bé học tiếng Anh tại một số trung tâm nhưng không thấy cải thiện. Bé khá nhút nhát, ngại nói. Sau khi chị đăng ký cho bé học online lớp 1:1 cùng cô Dee, bé đã cải thiện rõ rệt và tự tin giao tiếp với cô giáo.
Ông Aditya Gupta cho biết thêm, 100% giáo viên của Schola là người bản ngữ từ châu Âu, châu Mỹ, có chứng chỉ dạy tiếng Anh quốc tế, phong cách dạy cuốn hút và đã trải qua những kỳ kiểm tra khắt khe để có thể đứng lớp.
Video đang HOT
Cô Tanya – giáo viên tại Schola là cử nhân Ngôn ngữ Mỹ, thạc sĩ Tesol và có chứng chỉ TEFL. Cô có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và tư vấn giáo dục.
Giáo trình học và chất lượng đào tạo
Giáo trình tại Schola được biên soạn bởi các giáo sư ngôn ngữ tại Mỹ theo chuẩn Common Core Standard của Bộ giáo dục Mỹ. Ngoài ra, trung tâm áp dụng phương pháp STEAM vào giảng dạy.
Phương pháp STEAM dạy tích hợp 5 bộ môn: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học (Science, Technology, Engineering, Arts, Mathematics) nhằm giúp học sinh hiểu được sự liên quan giữa các khối kiến thức và vận dụng tốt vào thực tế.
Hoàn thành chương trình học của Schola, học sinh có thể thành thạo nhiều lĩnh vực ứng dụng và sẵn sàng cho các cuộc thi quốc tế Cambrige hay các kỳ thi quốc gia.
Tiêu chí khác
Một số tiêu chí khác như học phí, thời gian học không quá dài, không nặng bài tập về nhà… đều được Schola cải thiện phù hợp.
Trong tháng 4, trung tâm anh ngữ Schola có chương trình đăng ký học thử miễn phí dành cho tất cả các bé. Ngoài ra, phụ huynh giới thiệu các bố mẹ khác đăng ký học thử sẽ được tặng ngay một lớp 1:1 miễn phí cho con, không giới hạn số lượng lớp tặng (áp dụng đến hết ngày 30/4).
Thế Đan
Theo VNE
Hiếm có khó tìm: Nữ sinh 2001 không dùng điện thoại và MXH, bạn thân toàn dán giấy thông báo như thời 'tối cổ'
Không điện thoại, không mạng xã hội nhưng nữ sinh này vẫn nắm bắt được thông tin cũng như những hot-trend mới. Tất cả đều nhờ cô bạn thân 'nhiều chuyện'.
Đã bao giờ bạn thử nghĩ nếu có một cô bạn thân không dùng điện thoại, không sử dụng mạng xã hội thì sẽ thế nào chưa? Chắc chưa đâu nhỉ vì thời đại công nghệ lên ngôi, nếu xét theo tỉ lệ 100 thì chắc hẳn phải có đến 99% bạn trẻ mang theo ít nhất một chiếc smartphone bên người.
Thế nhưng trong nhiều trường hợp, 1% hi hữu còn lại vẫn xảy ra. Và cô nàng Khánh Ly, sinh năm 2001, sống tại Chương Mỹ, Hà Nội là 'của hiếm' thuộc số ít phần trăm còn lại ấy. Vì chuyện này mà Ly đã khiến cho không ít người, đặc biệt là cô bạn thân tên Thục Anh của cô nàng gặp phải không ít chuyện dở khóc dở cười.
Khánh Ly (áo trắng) bên cô bạn thân Thục Anh
Cụ thể, mỗi lần rủ nhau đi chơi, Thục Anh luôn phải hẹn Khánh Ly từ hôm trước, nói sẵn địa điểm đứng gặp mặt và khoảng thời gian thích hợp để cả hai cùng đến. Những khi có việc gấp quan trọng, cô nàng sẽ phải liên lạc qua zalo của mẹ Khánh Ly.
Có những hôm bất chợt muốn đổi địa điểm học nhóm hoặc địa điểm đi chơi, Thục Anh chẳng còn cách nào khác là viết giấy dán thông báo cho bạn ở điểm hẹn ban đầu sau đó di chuyển ra chỗ mới, ngồi chờ trong hoang mang vì không biết bạn sẽ đến hay quay về.
Đặc biệt, có lần Khánh Ly còn khiến cho Thục Anh một phen hết hồn khi cô nàng cầm hộ bạn túi đồ có chứa chìa khóa xe của bạn nhưng lại lẳng lặng đi về trước mà chẳng nói một câu. Vậy là hôm sau, Thục Anh phải nháo nhào đi tìm Khánh Ly khắp trường. Kiếm hoài không thấy nên đành cố nhớ lại lịch trình trong ngày của bạn để xem Ly sẽ đi tới những đâu, sau đó gọi điện cho mọi người xung quanh nhờ chuyển lời.
'Một phần là do bố mẹ quản nghiêm ngặt, phần khác là do bạn mình cũng chẳng 'thèm khát' gì việc sử dụng mạng xã hội nên nó không dùng điện thoại. Mình có nói nhiều về sự bất tiện này rồi nhưng nó vẫn mặc kệ
Mà chẳng phải nó chăm học đến mức không có thời gian rảnh đâu, Ly vẫn đi chơi nhiều lắm, chỉ mỗi cái là không thích dùng mạng xã hội thôi. Với cả, theo như chia sẻ của Ly thì có một đứa bạn thân lắm chuyện nhiều lời như mình thì nó cũng đủ biết ngoài xã hội có những chuyện gì rồi nên không cần lên mạng', Thục Anh dí dỏm nói về cô bạn thân.
Có lần Thục Anh muốn đổi địa điểm học nhóm nhưng vì bạn không dùng điện thoại nên đành viết giấy dán lên cửa như thời xưa
Khánh Ly mang đến cho bạn thân những tình huống dở khóc dở cười
Tình bạn không công nghệ của Thục Anh - Khánh Ly tuy có nhiều bất tiện nhưng đổi lại, họ có được những phút giây ở bên nhau thật sự ý nghĩa. Mỗi ngày đến lớp có chuyện gì hay ho trên mạng là Ly đều được cô bạn thân kể cho nghe.
Dù không tiếp xúc với công nghệ nhưng Khánh Ly vẫn bắt kịp các hot trend, bởi vậy các cuộc trò chuyện của đôi bạn thân vẫn xoay quanh chủ đề cuộc sống hàng ngày.
Khánh Ly và Thục Anh luôn muốn những câu chuyện tâm sự chỉ là của riêng 2 người nên nhiều lần gặp chuyện ấm ức, thay vì liên lạc qua trung gian là zalo của mẹ Khánh Ly thì Thục Anh đành chọn cách 'nuốt cục tức' vào trong để sáng hôm sau đi học 'xả' vào cô bạn thân.
Đôi khi, cô gái SN 2001 không biết nên vui hay buồn khi bạn thân không sử dụng công nghệ bởi những lúc có chuyện gấp cần gặp bạn không được thì ức chế nhưng cũng nhờ những lần 'được nín nhịn cảm xúc' ấy mà Thục Anh rèn được tính kiên nhẫn cho bản thân.
Thục Anh chia sẻ: 'Ngoài mình ra thì có lẽ người vừa yêu, vừa tức Ly nhất là cậu bạn đang thích thầm bạn ấy. Muốn nhắn nhủ điều gì, muốn đưa đón bạn ý toàn phải thông qua mình. Vài lần chứng kiến 2 đứa nó hẹn nhau đi chơi mà thấy vừa thương vừa buồn cười.
Bạn trai kia không gọi được cho Ly nên cứ đứng đợi mãi. Lúc con bé đến, mặt nó vẫn tỉnh bơ, vui vẻ như không có gì chỉ vì nó không biết cậu kia đứng đợi nên cứ ung dung đi chơi chỗ nọ chỗ kia'.
Khánh Linh
Theo Baodatviet.vn
Cô sinh viên y khoa ví kỹ năng chơi bóng rổ như tố chất của bác sĩ Với Khổng Chiến 23 tuổi, chơi bóng rổ cần tinh thần đồng đội và quyết định dứt điểm đúng lúc. "Đi học, đến viện, về nhà", Chiến kể cuộc sống vòng tròn của một sinh viên y khoa. Cô là sinh viên năm thứ 5, chuyên ngành bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội. Từ năm học thứ 3, Chiến đã...