Điểm chuẩn và tỷ lệ chọi của các trường khối ngành quân đội 2018 sẽ thay đổi ra sao?
‘Dự kiến điểm chuẩn vào các trường trong khối ngành quân đội năm 2018 sẽ giảm so với năm 2017 ít nhất là 1 điểm’, Đại tá Vũ Xuân Tiến – Trưởng ban Thư kí, Ban tuyển sinh Quân sự (Bộ Quốc phòng) cho hay.
Ảnh minh họa
Chia sẻ về tỷ lệ chọi cũng như dự kiến điểm chuẩn của các trường khối ngành quân đội 2018, Đại tá Vũ Xuân Tiến – Trưởng ban Thư kí, Ban tuyển sinh Quân sự (Bộ Quốc phòng) cho hay: “Dự kiến điểm chuẩn vào các trường trong khối ngành quân đội năm 2018 sẽ giảm so với năm 2017 ít nhất là 1 điểm.
Bởi lẽ, đề thi THPT quốc gia năm nay được đánh giá khó, có sự phân hoá cao và phổ điểm các môn cũng thấp hơn năm 2017.
Dự kiến, trong tuần này các trường quân đội sẽ công bố ngưỡng điểm sàn xét tuyển của các trường trong khối ngành quân đội còn điểm chuẩn chính thức sẽ công bố cùng thời điểm công bố điểm chuẩn với các trường khác trên cả nước.
Đại tá Vũ Xuân Tiến cũng chia sẻ thêm: Học viện Kỹ thuật Quân sự năm nay ở khu vực phía Bắc có gần 1.700 thí sinh đăng ký sơ tuyển trong khi chỉ tiêu của trường chỉ có 400. Như vậy, đến thời điểm này, tỉ lệ chọi vào Học viện Kỹ thuật Quân sự là 1/4,5. Thí sinh cũng có thể cân nhắc thêm.
Còn Trường ĐH Chính trị (Trường Sỹ quan chính trị), chỉ tiêu và tỷ lệ chọi giữa các ngành và các tổ hợp xét tuyển khá khác nhau. Ví như tổ hợp Văn – Sử – Địa thì chỉ tiêu là 367 trong khi lượng hồ sơ là gần 3.700, như vậy tỷ lệ chọi là là 1/10.
Năm 2018, Học viện Phòng không Không quân thì ngành Kỹ sư thì tỉ lệ chọi khoảng 1/3,5. Đối với ngành Chỉ huy tham mưu là 1/2.
Theo tiin.vn
Video đang HOT
Điểm thi thấp, chất lượng tuyển sinh 2018 ra sao?
Nhiều người lo điểm thi năm nay thấp, kéo theo điểm chuẩn dự kiến cũng sẽ giảm, ảnh hưởng đến chất lượng tuyển sinh.
Thí sinh thoải mái ra về sau kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018. Theo thống kê, trung bình của tổng điểm các tổ hợp xét tuyển truyền thống không thấp hơn so với năm 2017 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Trước băn khoăn này, PGS.TS Trần Anh Tuấn - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT - cho biết:
- Căn cứ vào phổ điểm của các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học thì thấy tổng điểm theo các khối thi năm nay có độ phân hóa tốt hơn so với năm 2017.
Số lượng điểm 9, 10 có giảm nhưng điểm trung bình của tổng điểm các tổ hợp xét tuyển truyền thống không thấp hơn so với năm 2017.
Ví dụ điểm trung bình của các tổ hợp truyền thống (A00: toán - lý - hóa, B00: toán - hóa - sinh, C00: ngữ văn - lịch sử - địa lý, D01: toán - văn - ngoại ngữ...) đều cao hơn 15 điểm.
Nguyên tắc xét tuyển đại học là xét tuyển từ thí sinh có điểm cao xuống dưới cho đến khi đủ chỉ tiêu. Vì vậy, các trường yên tâm về nguồn tuyển và khả năng lựa chọn được các thí sinh có chất lượng tốt nhất trong số các em đã đăng ký nguyện vọng (NV) vào trường.
* Nhiều trường đang lo biến động sau khi có kết quả thi, ảnh hưởng đến nguồn tuyển. Nhìn lại mùa tuyển sinh năm 2017, diễn biến này như thế nào, thưa ông?
- Việc nhiều trường dù có số lượng NV đăng ký cao nhưng cũng rất lo lắng biến động NV sau khi có kết quả thi, ảnh hưởng đến nguồn tuyển là có cơ sở vì thí sinh có quyền thay đổi thứ tự và số lượng NV.
Mặt khác, số lượng NV xét tuyển chưa phản ánh được đầy đủ thông tin về nguồn tuyển vì còn phụ thuộc vào số lượng NV cao (NV1, NV2) đăng ký nhiều hay ít. Theo thống kê đã nêu ở trên, số lượng thí sinh trúng tuyển ngay ở NV1, NV2 là rất lớn.
Vì vậy, quan trọng là các trường phải có những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm ngay sau khi ra trường, minh bạch các thông tin tuyển sinh và đào tạo trong đề án tuyển sinh, tăng cường công tác truyền thông để thí sinh có đầy đủ thông tin, yên tâm với lựa chọn của mình ngay từ khi thí sinh đăng ký xét tuyển.
Tính đến nay, thí sinh có số lượng NV đăng ký nhiều nhất là 50. Thí sinh đăng ký từ 10 NV trở lên là 31.433 (chiếm 4,57%), thí sinh đăng ký từ 20 NV trở lên là 932 (0,14%). Bình quân một thí sinh đăng ký khoảng 4 NV xét tuyển, tương tự như năm 2017. Thực tế việc đăng ký nhiều NV không phải giải pháp tối ưu"
PGS.TS Trần Anh Tuấn - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học
* Năm nay nhiều thí sinh đăng ký 10-20, thậm chí 50 NV. Theo ông, việc đăng ký quá nhiều NV có lợi hay không?
- Từ thống kê năm 2017 cho thấy có đến 39,13% thí sinh trúng tuyển ngay NV1, 80,4% trúng tuyển trong NV1-3, 0,5% thí sinh trúng tuyển từ NV thứ 10 trở đi. Chỉ có 2 thí sinh trúng tuyển ở NV thứ 21.
Việc xác định số lượng NV đăng ký xét tuyển tùy thuộc vào năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp của các thí sinh. Tuy nhiên, nếu đăng ký quá nhiều NV cũng không phải là phương án tối ưu.
PGS.TS Trần Anh Tuấn - Ảnh: Nam Trần
Nên chăng, thí sinh đăng ký NV thành 3 nhóm: nhóm NV cao hơn năng lực của mình, nhóm NV ngang bằng với thực lực và nhóm NV thấp hơn.
* Ông có lời khuyên gì dành cho thí sinh khi thực hiện việc thay đổi NV để đạt hiệu quả nhất?
- Quyền điều chỉnh thứ tự và số lượng NV sau khi biết kết quả thi là một lợi thế rất lớn giúp thí sinh đạt được NV của mình. Tuy nhiên có một số lưu ý:
Căn cứ vào điểm chuẩn những năm gần đây của các ngành học để làm căn cứ đăng ký xét tuyển số NV phù hợp với sở trường, yêu thích của thí sinh.
Lựa chọn các ngành học của cơ sở đào tạo có tỉ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm cao.
Lựa chọn các trường có uy tín phù hợp với năng lực để đăng ký xét tuyển.
Một số yếu tố khác như vị trí của cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên... cũng là những thông tin cần thiết.
* Bộ GD-ĐT từng tuyên bố có thể sẽ lập danh sách điểm sàn của các trường như một cách đơn giản xếp hạng chất lượng đầu vào. Kế hoạch này liệu có được thực hiện không?
- Bộ GD-ĐT sẽ công bố công khai danh sách những trường có điểm sàn quá thấp, chất lượng đào tạo không tương xứng với những thông tin đã công bố. Việc công khai danh sách này hoàn toàn không can thiệp gì vào quyền tự chủ của các trường, nhưng giúp thí sinh có thêm kênh thông tin tin cậy, đầy đủ để nhận diện thương hiệu các trường.
Ngoài ra, với các trường này, bộ sẽ tiến hành cảnh báo, thanh tra, kiểm tra tổng thể và toàn diện công tác tuyển sinh và cả quá trình đào tạo của trường. Như vậy, đối với các trường hạ thấp điểm sàn sẽ chịu tác động trực tiếp ngay tại mùa tuyển sinh năm 2018 và ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, chất lượng của nhà trường về lâu dài.
Theo tuoitre.vn
Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018: Trường "hot"... hạ nhiệt Không còn điểm chuẩn cao ngất ngưởng, 29 - 30 điểm vẫn trượt ĐH, mùa tuyển sinh năm nay, đúng như dự đoán của các chuyên gia giáo dục, điểm chuẩn các trường "top" trên sẽ hạ nhiệt, các trường "top" dưới sẽ bước vào cuộc đua khốc liệt hơn nhiều năm trước để có thí sinh. Trường "top trên" điểm lẹt đẹt...