Điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2021 có biến động?
Theo lịch tuyển sinh năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các trường đại học và cao đẳng sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 trước 17h ngày 16/9.
Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, điểm chuẩn trúng tuyển vào đại học năm nay dự kiến sẽ biến động tuỳ thuộc vào từng ngành, từng trường.
Theo bảng dự báo điểm chuẩn năm 2021 mà Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố, những ngành năm ngoái điểm chuẩn cao nhất Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay tiếp tục được dự đoán ở mức cao.
Cụ thể, ngành Khoa học máy tính có dự báo điểm chuẩn từ 27,5 đến 29 (điểm chuẩn ngành này năm ngoái là 29,04). Các ngành Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ thông tin cũng có điểm chuẩn dự kiến từ 27-28,5 điểm. Các ngành Kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật dệt may, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật in dự kiến điểm chuẩn từ 23-24,5 điểm.
Các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021 trước 17h ngày 16/9. Ảnh minh họa.
Theo PGS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, khung điểm chuẩn được dự đoán đối với từng mã ngành của trường được căn cứ vào dữ liệu thí sinh đăng ký xét tuyển, phổ điểm từng tổ hợp thi trên toàn quốc, đồng thời nhà trường cũng đã tính đến sự ảnh hưởng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường khác.
Còn tại trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển năm 2021 theo phương thức thi tốt nghiệp THPT vẫn là 23,8 điểm, tương đương với năm 2020. Theo cán bộ tuyển sinh của nhà trường, mặc dù phổ điểm một số tổ hợp (A01, D01, D03, D04, D06) môn tiếng Anh cao hơn năm 2020, nhưng khả năng điểm chuẩn vào các ngành xét theo tổ hợp trên sẽ không tăng. Lý do là những thí sinh đạt điểm cao môn ngoại ngữ thường là những thí sinh đã tham gia xét tuyển ở các phương thức khác như kết hợp chứng chỉ, ưu tiên xét kết quả học tập hoặc đối tượng là học sinh trường THPT chuyên… Do đó, những thí sinh đạt mức điểm bằng, tương đương với mức điểm chuẩn năm 2020 hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển vào trường.
Nhìn vào điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển năm nay, nhiều chuyên gia cũng dự đoán điểm chuẩn bằng phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT của nhóm ngành sư phạm và sức khoẻ có thể tăng so với năm 2020. Theo PGS.TS Nguyễn Đức Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – từ ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào mà Bộ GD&ĐT đã công bố đối với ngành sư phạm cho thấy, điểm sàn ngành này cao hơn so với năm ngoái. Cùng với đó, số lượng thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm cũng tăng cao do các chính sách của nhà nước hỗ trợ sinh viên sư phạm bắt đầu phát huy hiệu quả. Do đó, năm nay điểm chuẩn vào ngành này có thể sẽ tăng ở mức nhất định.
Video đang HOT
Đối với các trường thuộc nhóm ngành đào tạo sức khoẻ, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển nhìn chung cũng nhích hơn so với năm 2020. Tuy nhiên, bất ngờ nhất của nhóm ngành sức khoẻ có lẽ phải kể đến trường hợp của Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Nếu như năm 2020, điểm chuẩn trúng tuyển vào Khoa Răng – Hàm – Mặt của trường này là 21 điểm thì năm nay điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào nhóm ngành này đã là 23 điểm, cao hơn cả điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của một số trường công lập có thương hiệu.
GS.TS Vũ Văn Hoá, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội cho biết: Điểm chuẩn vào nhóm ngành Răng – Hàm – Mặt của trường năm nay dự kiến sẽ tăng mạnh so với năm 2020 là do năm nay nhà trường dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức học bạ. Số chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT còn lại ít hơn năm ngoái nên sẽ đẩy điểm chuẩn trúng tuyển cao lên.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2021, cả nước có 530.561 chỉ tiêu tuyển sinh đại học, 14.534 chỉ tiêu cao đẳng sư phạm mầm non. Tuy nhiên, đã có 78.173 thí sinh xác nhận nhập học được các trường cập nhật lên hệ thống, tăng khoảng 5.000 em so với năm 2020. Đây là các thí sinh trúng tuyển theo hình thức như xét học bạ, xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực, chứng chỉ quốc tế. Như vậy, nếu trừ đi số chỉ tiêu thí sinh đã trúng tuyển bằng các phương thức khác, số chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT còn lại khoảng trên 450.000 chỉ tiêu, giảm khoảng 5.000 chỉ tiêu so với năm 2020.
Bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết: Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tăng ở nhiều môn thi. Trong đó, số lượng bài thi đạt điểm cao cũng tăng thêm khá nhiều ở các môn như Tiếng Anh, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học… Trong khi đó, điểm chuẩn trúng tuyển vào đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT của các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kết quả điểm của các môn thi THPT là thành phần của tổ hợp xét tuyển chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào một ngành, chương trình đào tạo.
Cũng theo bà Thuỷ, ngoài một số môn thi cao hơn năm 2020, việc các trường đại học đã dành lượng tương đối lớn chỉ tiêu cho các phương thức khác như xét học bạ, xét điểm đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế… nên tỉ lệ xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ có giảm nhất định. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến điểm xét tuyển vào đại học năm nay sẽ có thể nhỉnh hơn các năm trước.
Hồi hộp chờ điểm chuẩn, nhiều thí sinh đã thực hiện ngay việc này để vào đại học
Dự kiến trước 17h00 ngày 16/9, các trường sẽ công bố điểm chuẩn của phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.
Căng thẳng, lo lắng trong thời gian chờ đợi là tâm lý mà không ít thí sinh phải trải qua vì phổ điểm thi năm nay cao, các trường có mức điểm chuẩn tăng là điều tất nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều bạn cũng đã nhanh chóng tìm cho mình giải pháp vào đại học bằng nhiều phương thức xét tuyển khác, hóa giải ngay nỗi lo mang tên "điểm chuẩn".
Dự kiến trước 17h00 16/9, điểm chuẩn sẽ được công bố
Khoảng thời gian từ khi công bố điểm "sàn" đến thời điểm các trường thông báo mức điểm chuẩn trúng tuyển đại học được xem là những ngày dài căng thẳng, hồi hộp đối với nhiều thí sinh, đặc biệt là những bạn có mức điểm chỉ ngang "sàn" - cơ hội vào đại học vẫn còn khá mong manh.
Ghi nhận từ nhiều trường đại học tại TP.HCM cho thấy, kết thúc điều chỉnh nguyện vọng, số lượng nguyện vọng của các trường đều tăng ít nhất là 5%. Do đó, dự báo điểm chuẩn của phương thức xét tuyển bằng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ tăng ở nhiều ngành. Ngay lúc này, việc lựa chọn phương thức xét tuyển vừa giảm áp lực điểm chuẩn vừa đảm bảo đậu đại học sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Với phương thức xét tuyển học bạ, nhiều thí sinh đã gần như nắm chắc suất vào đại học, giúp các bạn "nhẹ gánh lo" nếu như kết quả thi THPT không phát huy tác dụng.
Thí sinh chọn xét học bạ thay vì căng thẳng chờ điểm chuẩn
Ghi nhận tại Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) - một trong những trường đại học song ngữ, quốc tế nổi bật hiện nay, lượng thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ ngày càng tăng, nhất là trong thời điểm chờ công bố điểm chuẩn.
"Em khá lo lắng khi biết điểm sàn của ngành Kinh doanh quốc tế tại UEF năm nay lên đến 20 điểm. Theo lời khuyên của bạn đã trúng tuyển bằng học bạ vào trường ở đợt trước, em đã nộp thêm hồ sơ xét tuyển theo phương thức này để tăng cơ hội vào đại học" - Thí sinh L.T.A.T chia sẻ.
Đáng chú ý tại UEF, thí sinh tham gia xét học bạ còn nhận được các mức học bổng giá trị 100%, 50% và 25% học phí nếu đạt mức điểm từ 23 trở lên với xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và 38 điểm trở lên với xét học bạ 5 học kỳ. Được biết, trường này nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đến hết ngày 20/9.
Các mức học bổng tuyển sinh của UEF năm 2021
Đa phần thí sinh tham gia xét học bạ tại UEF đều khẳng định chọn trường vì lợi thế được đào tạo tiếng Anh theo chương trình song ngữ, bên cạnh đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, môi trường học tập tốt... Bởi lẽ, học tập, sinh hoạt trong môi trường tiếng Anh sẽ là con đường ngắn nhất giúp sinh viên hoàn thiện khả năng ngoại ngữ, đồng thời làm chủ các kỹ năng nghề nghiệp trong thời hội nhập.
Môi trường quốc tế hóa là điểm cộng lớn thu hút thí sinh
Được biết, chương trình đào tạo các ngành của UEF triển khai đào tạo song ngữ, các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng học tập, mỗi ngành học được xây dựng kết hợp giữa lý thuyết với học kỳ thực tế tại doanh nghiệp.
Theo học tại UEF, toàn bộ chương trình học đều được các trường quốc tế công nhận, sinh viên dễ dàng chọn học song bằng ngay tại UEF hoặc chuyển tiếp sang các trường đại học đối tác tại: Anh, Mỹ, Pháp, Canada... để nhận bằng cấp quốc tế.
Theo đại diện bộ phận tuyển sinh UEF, hằng năm, điểm chuẩn mỗi ngành tại UEF đều có những biến động theo phổ điểm thi của thí sinh, việc thí sinh linh động trong các phương án xét tuyển khác nhau chính là cơ hội rộng mở vào đại học cho mỗi bạn. Hiện nhiều thí sinh vẫn còn trông chờ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Các bạn cũng đừng quên việc chọn thêm các phương thức xét tuyển khác để an tâm vào đại học trước khi biết điểm chuẩn để đảm bảo cho mình một hướng vào đại học trong năm nay.
Đổi nguyện vọng tác động mạnh đến điểm chuẩn Điểm chuẩn nhiều khối ngành dự kiến sẽ tăng khi có đến 84.500 nguyện vọng tăng thêm sau khi kết thúc thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học Ngày 9-9, Báo Người Lao Động tổ chức chương trình tọa đàm - tư vấn trực tuyến với chủ đề "Dự báo điểm chuẩn và chuẩn bị nhập học" với...