Điểm chuẩn tăng vọt, ngành sư phạm có lên ngôi?
Nhiều ngành mức điểm trên 28, có ngàn hsát 30, nhưng chuyên gia cho rằng, điểm chuẩn cao không có nghĩa thí sinh đăng ký vào sư phạm nhiều hơn.
Năm nay, điểm chuẩn cao nhất của Đại học Sư phạm Hà Nội là Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Ngữ văn (khối C) với 28,5 điểm. Nhiều ngành Sư phạm khác của trường này cũng có điểm chuẩn cao như Sư phạm Hoá 26 điểm, Sư phạm Toán 27,5 và 27,7…
Tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2, theo thang điểm 40, ngành Sư phạm Lịch sử điểm chuẩn cao nhất với 38,67. Sư phạm Ngữ văn có mức điểm chuẩn 37,17.
Đáng chú ý, tại Đại học Hồng Đức, ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao và Sư phạm Lịch sử chất lượng cao có điểm chuẩn 39,92 điểm (thang 40). Nếu không có điểm ưu tiên, trung bình thí sinh phải được 9,98 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
Theo thang điểm 30, ngành Sư phạm Lịch sử của Đại học Hồng Đức cũng có điểm chuẩn là 29,75 điểm – trung bình mỗi môn thí sinh phải đạt gần 9,92 điểm mới trúng tuyển.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh hoạ: N.N)
Ở phương thức xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của Đại học Sư phạm TP.HCM, ngành Sư phạm Toán học và Sư phạm Hóa học đều có mức điểm trúng tuyển là 29,75, Sư phạm Ngữ văn 28,93, Sư phạm Lịch sử 28,08, Sư phạm Địa lý 27,92, Sư phạm Sinh học 28,70…
Năm 2022, điểm chuẩn các ngành đào tạo sư phạm tại Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đa phần đều tăng so với năm ngoái. Đáng chú ý nhóm ngành giáo dục 2 (Sư phạm Ngữ Văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Lịch sử và Địa Lý) có điểm chuẩn 28 – tăng 1.45 điểm; ngành Giáo dục tiểu học có điểm chuẩn cao nhất 28.55 – tăng 0,95 điểm so với năm 2021.
Nhiều ngành sư phạm có mức điểm trên 28, có ngành đến sát 30
Vì sao điểm chuẩn sư phạm tăng?
GS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá, về cơ bản sự chênh lệch điểm chuẩn năm nay không quá lớn so với năm 2021. “Năm ngoái điểm chuẩn nhóm ngành Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm Toán bằng tiếng anh, Sư phạm Toán, Sư phạm Văn giữ ở mức cao – trên 27 điểm. Đặc biệt điểm chuẩn Sư phạm tiếng Anh gần 28,5 điểm. Do đó, năm nay dịch chuyển trên dưới 0,5 điểm là không nhiều”.
Theo GS Minh, phổ điểm thi tốt nghiệp năm nay và năm ngoái không chênh lệch quá lớn, chỉ có dung sai ở điểm môn Lịch sử năm nay cao hơn năm trước, cho thấy tác động từ việc dạy và học, đặc biệt các khâu ra đề có thay đổi tích cực hơn.
Video đang HOT
“Trường sư phạm Hà Nội là nơi đào tạo sư phạm lớn nhất của cả nước. Vì vậy rất nhiều thí sinh mong muốn trở thành thầy cô giáo thường có nguyện vọng vào học”.
Một nguyên nhân nữa khiến điểm chuẩn sư phạm tăng, theo GS Nguyễn Văn Minh đó là theo Nghị định 116, các trường sư phạm phải xác định chỉ tiêu được Bộ GD&ĐT duyệt và phân bổ. Các trường sư phạm bắt buộc phải lấy đúng chỉ tiêu, không được lấy nhiều hơn cho nên “chỉ tiêu có hạn mà số lượng mong muốn vào sư phạm lớn đã dẫn đến điểm chuẩn luôn cao không chỉ trong năm nay”.
Lý giải nguyên nhân điểm chuẩn sư phạm tăng, bên cạnh điểm thi tốt nghiệp THPT cao, đặc biệt ở môn Lịch sử, PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm – Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, năm nay áp dụng Nghị định 116 các địa phương phải đăng ký chỉ tiêu đào tạo với Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên có một số bất cập trong việc triển khai nên nhiều địa phương chưa đăng ký chỉ tiêu, do đó Bộ tổng hợp chỉ tiêu ít hơn năm trước nên khi phân chỉ tiêu về các trường đào tạo giáo viên ít đi, khiến tỷ lệ chọi cao hơn.
Năm nay, tổng chỉ tiêu đào tạo các ngành sư phạm tại Đại học Giáo dục là 436, giảm mạnh so với năm 2021 (khoảng 700 chỉ tiêu).
Thêm nữa, việc các trường đa dạng phương thức tuyển sinh nên một bộ phận thí sinh đã trúng tuyển theo phương thức khác như đánh giá năng lực, xét chứng chỉ tiếng anh quốc tế… nên chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT ít hơn. “Đặc biệt một số trường khi Bộ GD&ĐT phân chỉ tiêu, có những ngành chỉ có 10-15 em thì chắc chắn điểm chuẩn sẽ cao hơn”, PGS.TS Nguyễn Chí Thành nhận định.
Một nguyên nhân nữa được ông Thành đưa ra là một số trường không thể mở những ngành số lượng ít thí sinh đăng ký nên đôi khi phải đặt chỉ tiêu cao vì không muốn có thí sinh trúng tuyển vào ngành của mình. “Đây là câu chuyện đã xảy ra ở những mùa tuyển sinh trước”.
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT.
Theo Th.S Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng đào tạo, Đại học Sư phạm TP.HCM, điểm chuẩn sư phạm tăng do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó liên quan đến quy trình xét tuyển có sự thay đổi.
“Khác với mọi năm, xét tuyển các phương thức riêng được thực hiện trước, xác nhận nhập học trước, những em chưa biết điểm thì lo không biết có đậu sư phạm không nên có thể xác nhận nhập học ở các ngành khác. Còn năm nay khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh mới đăng ký nguyện vọng nên cơ hội để tập trung nhiều thí sinh đăng ký ở phân khúc điểm cao”.
Ông Quốc cho biết, năm nay một số ngành đào tạo sư phạm giảm chỉ tiêu dẫn tới điểm chuẩn tăng. Tuy nhiên, một số ngành tăng chỉ tiêu như Giáo dục tiểu học mà điểm vẫn tăng. “Đây có thể là tác động của truyền thông, thí sinh biết được cơ hội việc làm để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, sự thiếu hụt giáo viên, đặc biệt các thành phố lớn như TP.HCM nhu cầu giáo viên tiểu học cao. Có thể các em nhận thấy nếu học tốt mà vào được đúng ngành xã hội cần thì cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường sẽ thuận lợi hơn”.
Một nguyên nhân khác theo ông Quốc là do những tác động từ chính sách, cụ thể là Nghị định 116. “Thí sinh điều kiện khó khăn chọn ngành đào tạo giáo viên thuận lợi vì được miễn học phí vừa được hỗ trợ sinh hoạt phí”.
Sư phạm có sức hút trở lại?
Điểm chuẩn sư phạm tăng cao trong mùa tuyển sinh 2022 nhưng nhiều chuyên gia đánh giá chưa thể khẳng định sư phạm có sức hút trở lại, cần phải đánh giá tổng thể trên nhiều phương diện.
Không phủ nhận những năm gần đây Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên cho đào tạo giáo viên, thu hút thí sinh tốt nhất cho ngành sư phạm, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục, nhất là trong bối cảnh triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Ví dụ chính sách tuyển thẳng, ưu tiên chính sách học phí theo nghị định 116, sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí, nếu tìm công việc trong lĩnh vực giáo dục thì sẽ không phải trả học phí. Đồng thời, có nhiều chính sách ưu đãi ưu đãi cho giáo viên.
Tuy nhiên, theo GS. Nguyễn Chí Thành, trưởng khoa sư phạm Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, một số ngành điểm chuẩn cao không có nghĩa thí sinh đăng ký vào sư phạm nhiều hơn.
Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào cao, lo đầu ra khó?
Theo nhiều chuyên gia, mức điểm chuẩn các ngành sư phạm tăng cao phần nào cho thấy sự quan tâm trở lại của thí sinh.
Đầu vào cao cũng là một dấu hiệu đáng mừng, song quan trọng nhất vẫn là giải quyết việc làm trong tương lai cho sinh viên sau khi ra trường.
Năm 2022 điểm chuẩn đại học có nhiều biến động, trong đó điểm trúng tuyển khối ngành Sư phạm tăng cao hơn so với những năm trước, tại một số trường, mức điểm này thậm chí gần chạm "trần'". Năm nay, ĐH Hồng Đức có 2 ngành là Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao và Sư phạm Lịch sử chất lượng cao đều có mức điểm tiệm cận với mức điểm tuyệt đối là 39,92 điểm (thang 40).
Cùng tính theo thang điểm 40, ngành Sư phạm Lịch sử tại ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cũng có điểm chuẩn cao nhất với 38,67 điểm, ngành Sư phạm Ngữ văn là 37,17 điểm.
Tính theo thang điểm 30, thì nhiều ngành về sư phạm cũng có mức điểm trên 28 như ngành Giáo dục Tiểu học tại ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) lấy 28,85 điểm. Tại ĐH Sư phạm Hà Nội, nhiều ngành như Giáo dục chính trị, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử đều lấy 28,5 điểm, tăng cao hơn so với năm ngoái từ 0,25-1 điểm.
Nhiều ngành tại ĐH Sư phạm Thái Nguyên điểm chuẩn cũng tăng cao hơn so với năm 2021 từ 0,25- 2 điểm. Trong đó có mức điểm cao nhất là Sư phạm Mầm non và Sư phạm Địa lý cùng lấy 26,25 điểm.
Theo lý giải của nhiều trường sư phạm, thời gian gần đây điểm đầu vào các ngành Sư phạm đều tăng cao do tác động từ Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, đây là một trong những chính sách tốt nhất dành cho sinh viên sư phạm từ trước đến nay, vì thế đã mang đến những tác động tích cực, góp phần không nhỏ để thu hút sinh viên học sư phạm. Đặc biệt, sau tác động kinh tế bởi dịch bệnh thì việc lựa chọn ngành sư phạm để vừa được đi học vừa được trợ cấp hơn 3 triệu đồng/tháng là lựa chọn phù hợp với nhiều thí sinh.
Cần đảm bảo việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp
Thầy Lê Đình Hiển, Giáo viên Lịch sử trường Liên cấp Đông Bắc Ga Thanh Hóa cho rằng, mức điểm chuẩn các ngành sư phạm tăng cao phần nào cho thấy sự quan tâm của thí sinh với nhóm ngành này trong những năm gần đây. Đầu vào cao cũng là một dấu hiệu đáng mừng, góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của các trường sư phạm, tác động trực tiếp đến chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai. Song thầy Lê Đình Hiển cũng cho biết, mừng vì đầu vào tốt, song cũng không khỏi lo lắng về vấn đề giải quyết việc làm trong tương lai cho sinh viên sư phạm.
Thầy Lê Đình Hiển, Giáo viên Lịch sử trường Liên cấp Đông Bắc Ga Thanh Hóa.
"Đầu vào cao thì đầu ra cũng phải siết chặt để đảm bảo chất lượng và quan trọng hơn là cần có lộ trình rõ ràng về đào tạo giáo viên. Trước đây cũng có những giai đoạn ngành sư phạm thu hút lượng lớn sinh viên, các trường đào tạo ồ ạt nhưng khi sinh viên ra trường lại thất nghiệp. Bộ GD-ĐT cần có lộ trình rõ ràng và có dự báo trong giai đoạn 2025-2030 cả nước thiếu bao nhiêu giáo viên ở cấp học nào, môn nào và có bao nhiêu giáo viên nghỉ hưu. Ví dụ trong giai đoạn đó cả nước cần khoảng 50.000-100.000 giáo viên thì Bộ GD-ĐT cần có lộ trình để khống chế số lượng tuyển sinh đầu vào, tránh tình trạng dôi dư quá nhiều. Tại các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản đều làm rất chặt vấn đề dự báo này, không phải ai cũng có thể học sư phạm nhưng học xong ra trường chắc chắn có việc làm", thầy Lê Đình Hiển nói.
Còn theo TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), với sinh viên, yêu thích ngành học là một chuyện, nhưng điều các em quan tâm hơn cả là sau khi ra trường có việc làm và thu nhập ổn định hay không.
TS Lê Viết Khuyến dẫn chứng như từ nhiều năm nay, những ngành có tính chất công việc rất vất vả, nguy hiểm như Công An, Quân đội, nhưng vẫn rất "hot", được nhiều thí sinh quan tâm và điểm chuẩn luôn cao top đầu bởi sinh viên không chỉ được miễn học phí mà còn được đảm bảo việc làm sau khi ra trường, cơ hội thăng tiến nhanh, mức lương cũng cao hơn những ngành khác.
TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT).
Tương tự, với ngành sư phạm, dù thu nhập của giáo viên không cao như nhóm ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế, nhưng lại mang tính chất ổn định hơn. Việc miễn học phí sư phạm cũng góp phần thu hút thí sinh trở lại với ngành học này.
Song điều quan trọng hơn hết là đảm bảo cơ hội việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường. Để làm được điều này, cần tăng tính dự báo về nhu cầu giáo viên tại các địa phương.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, hiện nay cách đặt hàng ngành sư phạm của Bộ GD-ĐT còn những điểm chưa hợp lý.
"Bộ có nói đến chuyện đặt hàng, nhưng ví dụ một tỉnh miền núi như Điện Biên, đặt hàng ĐH Sư phạm Hà Nội, thì thử hỏi trường ĐH này sẽ tuyển sinh ở Điện Biên hay tuyển sinh trên cả nước. Nếu vẫn tuyển sinh trên cả nước, thì sinh viên ở Hà Nội học xong có chấp nhận lên các tỉnh miền núi như Điện Biên giảng dạy hay không? Đây là điều phi thực tế. Các trường đại học trọng điểm có thể đào tạo đặt hàng với giáo viên THPT, nhưng giáo viên THCS, tiểu học, mầm non phải giao cho các địa phương tự cân đối, tự tuyển sinh thông qua hệ thống các trường sư phạm tại chính địa phương đó. Những năm gần đây nhu cầu giáo viên "trồi sụt" năm thừa năm thiếu từ cấp này đến cấp khác, nhất là khi chuyển sang Chương trình GDPT mới, học sinh được tự chọn môn học, tình trạng này càng trầm trọng hơn. Nếu Bộ GD-ĐT duy trì việc quản lý và đào tạo giáo viên từ tiểu học đến THPT và không phân về các địa phương thì tình trạng này sẽ vẫn sẽ tiếp diễn", TS Lê Viết Khuyến nói.
Bên cạnh đó, TS Khuyến cũng cho rằng, chương trình đào tạo cần thay đổi linh hoạt, phù hợp với chương trình GDPT 2018. Theo đó, sinh viên học đến năm thứ nhất, thứ 2, nếu nhận thấy cơ hội việc làm với ngành học đó khó khăn có thể chuyển sang học các chuyên ngành khác. Tránh trường hợp sinh viên thi đầu vào khoa Toán, ra trường sau 4 năm cũng chỉ dạy được Toán, khi đó địa phương báo đang thừa giáo viên môn này thì lại rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Cần thay đổi chương trình đào tạo để tránh tình trạng một giáo viên suốt đời chỉ có thể dạy 1 môn, mà có thể thay đổi linh hoạt từ 2-3 môn.
"Nếu đang học khoa Sư phạm Toán mà thấy giáo viên Toán thừa quá nhiều, thì sinh viên phải được quyền chuyển sang học Tin, học Lý..." - TS Lê Viết Khuyến lấy ví dụ và nhấn mạnh thêm rằng quy hoạch trong giáo dục phải là quy hoạch động, tức luôn điều chỉnh kế hoạch theo thực tế, không phải quy hoạch đóng khung 5 năm một, đến khi sinh viên ra trường bối cảnh đã hoàn toàn khác./.
Ngành sư phạm dần khởi sắc Từ khi Bộ GD-ĐT quyết định nâng chuẩn đầu vào bằng việc giữ quyền quyết định điểm sàn xét tuyển (từ năm 2018 đến nay), điểm chuẩn của ngành sư phạm được nâng lên qua từng năm. Dù chỉ tiêu, số thí sinh đăng ký xét tuyển giảm, nhưng điểm chuẩn vẫn tăng lên nhờ có nhiều chính sách ưu đãi cho ngành...