Điểm chuẩn tăng, thí sinh thấp thỏm chờ đổi nguyện vọng
Điểm chuẩn vào các trường đại học năm nay dự đoán sẽ tăng trung bình 1-2 điểm so với năm trước.
Chỉ còn vài ngày nữa, gần 900.000 thí sinh cả nước sẽ biết kết quả thi THPT quốc gia của mình. Nhiều giáo viên, học sinh đều dự đoán năm nay phổ điểm sẽ cao vì đề thi “dễ thở” hơn dự đoán. Dù làm khá tốt bài thi nhưng nhiều thí sinh từ đó đến nay luôn thấp thỏm lo về các nguyện vọng (NV) đã đăng ký xét tuyển vì dự kiến điểm chuẩn vào các trường đại học (ĐH) sẽ tăng.
Điểm chuẩn chắc chắn tăng 1-2 điểm
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết điểm chuẩn những ngành “hot” năm nay của trường chắc chắn sẽ tăng khoảng 2 điểm, như các ngành công nghệ thông tin, ô tô, cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật cơ khí, logistics… Còn các ngành khác sẽ tăng trung bình 1-1,5 điểm.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng lý giải: Đề thi năm nay khá nhẹ hơn so với mọi năm do để đảm bảo cả mục đích xét tốt nghiệp khi Bộ GD&ĐT tăng tỉ lệ điểm thi lên 70%, còn 30% từ điểm học bạ. Cụ thể, điểm chuẩn các tổ hợp xét tuyển như toán – lý – hóa, toán – lý – Anh, lý – hóa – sinh… sẽ tăng, vì đề những môn này thí sinh làm được nhiều. Tuy nhiên, tăng như thế nào còn phụ thuộc vào số lượng đăng ký NV của thí sinh.
Một lý do khác mà PGS-TS Đỗ Văn Dũng muốn nhấn mạnh đến thí sinh: “Năm nay, các trường ĐH có quá nhiều phương thức tuyển sinh ngoài điểm thi THPT quốc gia với tỉ lệ chỉ tiêu cho các phương thức khá cao. Cho nên một lượng lớn thí sinh đã trúng tuyển trước rồi. Dẫn đến điểm chuẩn thi THPT có khi sẽ tăng rất cao nếu chỉ tiêu ít mà số đăng ký lớn. Thí sinh nên lưu ý để cân nhắc lựa chọn phương thức hoặc NV phù hợp”.
Tương tự, điểm chuẩn tăng 1-2 điểm cũng là dự đoán của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM khi đa phần thí sinh làm được bài, dự đoán phổ điểm các môn thi năm nay sẽ tốt hơn.
Theo ThS Phạm Doãn Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, tùy vào từng trường có số lượng thí sinh quan tâm vào từng ngành khác nhau mà mức điểm chuẩn trúng tuyển dao động khác nhau, những nhóm ngành công nghệ, nhóm ngành dịch vụ du lịch, khách sạn, nhóm ngành quản trị kinh doanh… có số lượng thí sinh quan tâm nhiều thì mức điểm chuẩn trúng tuyển có thể sẽ tăng hơn.
Nhiều trường ĐH khác như ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM… cũng dự báo điểm chuẩn tăng trên dưới 2 điểm, nhất là ở những nhóm ngành học trọng yếu của các trường như công nghệ thực phẩm, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, các nhóm ngành kinh tế…
Thí sinh dự thi THPT quốc gia vừa qua. Ảnh: P.ANH
Video đang HOT
Thí sinh thấp thỏm chờ đổi nguyện vọng
Theo kế hoạch, ngày 14-7, Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, ngay từ khi thi xong và áng chừng kết quả, nhiều thí sinh đã rục rịch muốn điều chỉnh NV.
Trần Hoàng Đăng, Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), cho hay em đăng ký năm NV vào nhóm môi trường và điện tử vào hai trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM theo tổ hợp A, B, trong đó ưu tiên cho khối B. Tuy nhiên, em thích ngành công nghệ thông tin hơn. Thêm vào đó, điểm thi của em cũng cao hơn dự đoán và lại nghiêng về các môn toán, lý, hóa và tiếng Anh.
“Em đang hồi hộp để chờ đổi NV, em đã viết sẵn ra giấy và tính toán kỹ lại điểm thi của mình rồi. Không chỉ em mà nhiều bạn cũng đang chờ để điều chỉnh NV vì điểm thi cao hơn ban đầu. Có bạn đã trúng tuyển học bạ rồi nhưng khi đoán điểm thi cao hơn nên lại muốn thay đổi NV để vào trường mong muốn” – Đăng nói.
Theo ThS Phạm Doãn Nguyên: “Những ngày qua, nhiều em quan tâm về cách điều chỉnh NV và quan tâm điểm trúng tuyển cụ thể vào từng ngành là bao nhiêu, chủ yếu là dựa vào điểm cao để điều chỉnh. Các em hỏi nhiều đến nỗi làm khó ban tư vấn, trong khi các trường chưa có điểm chuẩn trúng tuyển, tất cả chỉ mới là dự đoán”.
Cách sắp xếp nguyện vọng
Khi sắp xếp NV, các em nên để những ngành hot, ngành điểm chuẩn cao hoặc rất thích học ở trên để ưu tiên trúng tuyển hơn. Ngược lại thì để ở các NV sau. Các em cũng nên cân nhắc đến các ngành học mới mở vì thường có điểm chuẩn thấp, nhu cầu tuyển dụng lại cao nên dễ đậu hơn.
PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG
ThS Nguyên lưu ý: Trước khi điều chỉnh NV, thí sinh nên căn cứ trên điểm thực tế của mình đối sánh với mức điểm chuẩn của 2-3 năm trước của ngành học thí sinh đăng ký. Thí sinh nên xác định kỹ về năng lực, sở trường, niềm đam mê của bản thân, tìm hiểu về những tố chất đòi hỏi của ngành nghề, tìm hiểu kỹ các trường sẽ học như môi trường học tập, chương trình đào tạo, học phí, học bổng, cơ hội việc làm…
“Các em không nên vì điểm cao mà điều chỉnh NV vào ngành học không phù hợp. Đồng thời, các em cũng nên sử dụng thêm các phương thức xét tuyển khác của các trường để tăng cơ hội trúng tuyển” – ThS Nguyên khuyên.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng cũng cho biết ông rất bất ngờ khi đến thời điểm này nhiều em còn chưa hiểu về các NV xét tuyển, vẫn cứ nghĩ là mỗi NV là mỗi đợt xét tuyển khác nhau của trường như trước đây. Trong khi năm nay, Bộ GD&ĐT quy định không giới hạn NV và các NV có giá trị ngang nhau trong một đợt xét tuyển. Thí sinh đậu NV nào trước thì các NV sau đó sẽ bị hủy.
Do đó, PGS-TS Đỗ Văn Dũng khuyên học sinh: Sau khi có kết quả, thí sinh chỉ có một đợt đổi NV duy nhất. Các em nên dự báo điểm thi theo tổ hợp môn, tổ hợp nào có điểm cao nhất thì điều chỉnh theo tổ hợp đó.
Theo PGS-TS Dũng, các em nên lấy điểm chuẩn của năm trước cộng thêm 2 điểm (mức tăng dự kiến năm nay) với những ngành hot và cộng 1 điểm với những ngành thường sẽ ra mức điểm chuẩn dự kiến năm nay. Nếu điểm của mình thấp hơn điểm chuẩn này 0,5 điểm, bằng hoặc cao hơn thì đăng ký NV1 vào ngành đó.
Những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý
Ngày 14-7, Bộ GD&ĐT và các địa phương công bố điểm thi THPT quốc gia. Từ ngày 14 đến 22-7, phúc khảo kết quả các bài thi. Ngày 18-7 công bố kết quả xét tuyển thẳng như học sinh giỏi quốc gia, thí sinh THPT chuyên… trên website của trường hoặc thư tín cá nhân. Chậm nhất ngày 21-7 cấp giấy chứng nhận kết quả thi và giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời. Trước ngày 22-7, các trường ĐH công bố mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. Từ ngày 22 đến 17 giờ ngày 29-7, điều chỉnh NV trực tuyến qua cổng thông tin thí sinh. Từ ngày 22 đến 17 giờ ngày 31-7, điều chỉnh NV bằng phiếu đăng ký tại trường THPT hoặc Sở GD&ĐT. Trước 17 giờ ngày 9-8, các trường ĐH công bố kết quả xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia. Trước 17 giờ ngày 15-8, thí sinh xác nhận nhập học.
PHẠM ANH
Theo PLO
Lịch nghỉ Tết các trường đại học phía Nam
Nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán gần 1 tháng, trường cho nghỉ ít nhất cũng 15 ngày.
Ảnh minh họa
Sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM được nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi từ ngày 25/1/2019 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Tuất) đến hết ngày 17/2/2019 (13 tháng Giêng). Tổng ngày nghỉ là 26 ngày. Riêng Tết dương lịch, căn cứ trên kế hoạch giảng dạy, sinh viên toàn trường sẽ nghỉ 01 ngày: 1/1/2019 (Thứ 3); Ngày 2/1 (tức Thứ 4) sinh viên đi học lại bình thường.
Trường ĐH Tài chính - Marketing cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán từ 28/1 (nhằm 23 tháng Chạp) đến hết ngày 17/2/2019 (13 tháng Giêng). Nếu tính ngày Chủ Nhật trước đó, kỳ nghỉ này kéo dài 22 ngày.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán từ 28/1 (nhằm 23 tháng Chạp) đến hết ngày 17/2/2019 (13 tháng Giêng). Nếu tính ngày Chủ Nhật trước đó, kỳ nghỉ của sinh viên trường này cũng kéo dài 22 ngày. Tết Dương Lịch sinh viên hai ngày (31/12 và 1/1) sau đó học bù thứ 2 vào thứ 7, như vậy thời gian nghỉ cả Chủ nhật là 3 ngày.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho sinh viên nghỉ Tết từ ngày 28/1 tới ngày 10/2. Thời gian nghỉ chính thức là 2 tuần, tính cả ngày Chủ nhật thời gian thực nghỉ là 15 ngày. Tết Dương Lịch nghỉ 1 ngày.
Tương tự, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng cho sinh viên nghỉ tết 15 ngày, thời gian nghỉ từ 28/1 (ngày 23 tháng Chạp) đến hết 10/2/2019 (mồng 6 tháng Giêng).
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán từ 26/1 đến 17/2, tức ngày 20 tháng Chạp tới 13 tháng Giêng. Thời gian thực nghỉ 25 ngày.
Trường ĐH Kinh tế Tài chính cho sinh viên sẽ được nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019 từ ngày 28/01/2019 (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất) đến ngày 17/2/2019 (ngày 13 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Bắt đầu từ ngày 18/2/2019, sinh viên các khoa quay trở lại học tập bình thường. Như vậy thời gian nghỉ 22 ngày.
Đối với cán bộ giảng viên bắt đầu nghỉ Tết Nguyên Đán 2018 từ ngày 1/2/2019 (nhằm 27 tháng Chạp năm Mậu Tuất) đến ngày 12/2/2019 (nhằm mùng 8 tháng Giêng năm Kỷ Hợi).
Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 28/1 đến ngày 17/2, tức ngày 23 tháng Chạp tới ngày 13/1. Thời gian nghỉ 22 ngày.
Sinh viên Trường ĐH Nha Trang nghỉ tết từ 28/1 tới 17/2 tức từ ngày 23 tháng Chạp tới ngày 13 tháng Giêng. Sau nghỉ tết tới ngày 23/2 là thời gian cho sinh viên thi lại.
Tương tự, sinh viên Trường ĐH Luật- ĐH Huế cũng nghỉ Tết Nguyên đán 2019 từ ngày 28/1 tới ngày 17/2, tức ngày 23 tháng Chạp tới ngày 13/1 âm lịch.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
ĐH Kinh tế TPHCM sẽ thêm tiêu chí trong tuyển sinh năm 2019 Năm 2019, trường ĐH Kinh tế TPHCM dự kiến vẫn tuyển sinh theo phương thức cũ là xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia nhưng đồng thời bổ sung thêm tiêu chí phải có điểm trung bình tiếng Anh lớp 12 đạt từ 6,5 trở lên. Hôm nay (8/11), Trường ĐH Kinh tế TPHCM đã họp tổ xây dựng "Phương án tuyển...