Điểm chuẩn nhiều ngành hot sẽ tăng
Hàng nghìn thí sinh đã thay đổi nguyện vọng vào những ngày nộp hồ sơ cuối cùng, trong đó nhiều ngành hot có số lượng đăng ký tăng nhanh chóng.
Ngày 21/7 là hạn chót để thí sinh (TS) điều chỉnh nguyện vọng (NV) theo hình thức trực tuyến. Với TS chọn hình thức thay đổi NV bằng phiếu (trường hợp tăng số lượng NV), thời gian điều chỉnh kéo dài đến hết ngày 23/7.
Tăng, giảm hàng nghìn thí sinh
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2017 là 15,5 điểm cho tất cả tổ hợp môn, nhiều trường đã công bố ngưỡng điểm xét tuyển vào các ngành đào tạo. Đây là cơ sở để TS điều chỉnh NV.
Thí sinh đổi nguyện vọng xét tuyển tại ĐH Công nghệ TP HCM ngày 20/7 Ảnh: Tấn Thạnh.
PGS.TS Hồ Thanh Phong – hiệu trưởng ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho biết sau khi trường công bố các ngưỡng điểm xét tuyển, số lượng NV đăng ký xét tuyển vào trường không những không giảm mà còn tăng so với số đăng ký xét tuyển tại thời điểm tháng 4.
Số NV đăng ký xét tuyển mới tập trung vào những ngành có ngưỡng điểm xét tuyển cao như Công nghệ sinh học, Quản trị kinh doanh, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Tài chính – ngân hàng, Kỹ thuật y sinh, Công nghệ thông tin…
Ông Phong cho rằng có thể do kết quả thi THPT quốc gia của TS cao hơn dự kiến nên các em đã mạnh dạn điều chỉnh NV vào những ngành, trường có điểm chuẩn trúng tuyển hàng năm cao hơn trường đã đăng ký.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM – cho biết số lượng TS điều chỉnh giảm từ 43.000 NV còn 32.000 so với kết quả đăng ký hồi tháng 4. Số lượng giảm này là bình thường vì năm nay trường đưa ra mức điểm xét tuyển vào các ngành khá cao.
ThS Nguyễn Văn Đương – Phó trưởng Phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế TP.HCM – cho biết sau khi trường công bố ngưỡng điểm xét tuyển cho các ngành, đã có khoảng 3.000 TS điều chỉnh bằng cách rút NV đăng ký xét tuyển.
Kết quả đăng ký xét tuyển tại thời điểm tháng 4 là 39.000 TS, nay chỉ còn khoảng 36.000, số TS đăng ký xét tuyển mới vào trường không đáng kể.
Video đang HOT
Theo ông Đương, việc TS rút NV là hoàn toàn dễ hiểu bởi năm nay TS được điều chỉnh NV nên các em không cần phải đắn đo nhiều mà điều các em quan tâm là thích ngành nào, trường nào thì đăng ký. Nay có kết quả thi, TS nhận thấy không có khả năng trúng tuyển nên rút đi.
Tại ĐH Mở TP.HCM, trong những ngày đầu điều chỉnh NV, số lượng NV đăng ký vào trường giảm chừng 6.000 trong tổng 41.000 NV đăng ký hồi tháng 4 sau đó có chiều hướng tăng. Tính đến ngày 20/7, số lượng NV đăng ký vào trường là trên 36.000.
Điểm trúng tuyển sẽ tăng 1-2 điểm
Đại diện nhiều trường đại học nhận định điểm trúng tuyển vào các trường, ngành sẽ cao hơn năm 2016.
ThS Nguyễn Văn Đương cho biết điểm trúng tuyển vào các nhóm ngành của trường năm nay khó có thể giữ nguyên như năm 2016 mà sẽ tăng, mức tăng chừng 1-2 điểm. Điểm chuẩn vào trường tăng do năm nay trường có lượng TS đăng ký lớn và do phổ điểm thi THPT quốc gia của các TS năm nay cao hơn năm 2016.
TS Nguyễn Minh Hà – Trưởng Phòng Đào tạo, ĐH Mở TP.HCM – cho rằng năm nay, điểm chuẩn vào nhiều ngành của trường dự kiến sẽ tăng, mức tăng có thể cũng chỉ ở mức 1 điểm so với năm ngoái do năm nay điểm thi của TS tốt hơn. Tuy nhiên, với những ngành khó tuyển sinh, mức điểm có thể giữ nguyên hoặc tăng nhẹ.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết những ngành lâu nay khó tuyển sinh như Công nghệ chế biến lâm sản, Công nghệ vật liệu, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kinh tế gia đình… mức điểm chuẩn có thể không tăng so với năm ngoái.
Với những ngành có lượng NV đăng ký xét tuyển cao như Công nghệ kỹ thuật ôtô, Công nghệ thông tin… mức điểm chuẩn có thể chỉ tăng 1 điểm do năm nay trường thực hiện tự chủ tài chính, học phí cao nên nhiều TS có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có thể chuyển NV sang trường khác.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Minh – Giám đốc cơ sở TP.HCM, ĐH Ngoại thương, điểm trúng tuyển vào trường năm nay sẽ tăng so với năm ngoái. Nếu TS đạt 28 điểm là cao và chắc chắn đậu trong năm 2016 nhưng năm nay mức điểm này vẫn chưa bảo đảm sẽ chắc suất.
Đừng để mất cơ hội
ThS Nguyễn Văn Đương cho biết vẫn còn khá nhiều TS không nắm được nguyên tắc xét tuyển trong năm 2017. Cụ thể, có em hỏi nếu điểm thi của em bằng TS khác nhưng em đăng ký NV1 còn bạn đăng ký NV2 vậy em có được ưu tiên…
Ông Đương cho rằng khi TS không nắm được nguyên tắc xét tuyển, việc điều chỉnh NV đôi khi đi ngược lại mong muốn. Do vậy, TS cần nghiên cứu và cân nhắc trong những ngày cuối cùng của đợt đổi NV, đừng để mất đi cơ hội.
Theo Zing
Tránh 'sập bẫy' điểm sàn đại học
Nhiều trường đại học top trên thông báo ngưỡng điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT ở mức 15,5 khiến thí sinh loay hoay trong điều chỉnh nguyện vọng.
Các chuyên gia nhận định thí sinh không nên vội mừng mà hết sức cẩn trọng. Theo nhiều chuyên gia, ngưỡng điểm này không có giá trị đối với các trường "hot". Nếu không cẩn thận, thí sinh sẽ dễ bị "sập bẫy".
Nhiều trường đang thiếu trách nhiệm với thí sinh
Đó là ý kiến của PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - trước việc hàng loạt trường đại học top trên thông báo nhận hồ sơ xét tuyển từ 15,5, bằng điểm điểm sàn của bộ, trong khi những năm trước điểm chuẩn vào các trường này đều trên 22 điểm.
Ông Dũng cho biết các trường có thể căn cứ điểm trúng tuyển trong 3 năm liền của các ngành, cộng với độ "hot" của ngành thể hiện ở tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường, dữ liệu thí sinh đăng ký đợt một để đưa ra mức điểm sàn gần với dự kiến. Các em căn cứ vào đó để đặt nguyện vọng, không để mất đi cơ hội vào đại học ngay từ đợt đầu.
"Tôi phản đối việc các trường top trên nhận hồ sơ của thí sinh bằng điểm sàn. Nó thể hiện sự vô trách nhiệm của các trường. Hiện nay, với kỹ thuật phân tích dữ liệu, ngưỡng điểm những năm qua và mức điểm năm 2017 có thể dự báo được điểm chuẩn năm nay chắc chắn là xu hướng tăng.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Anh Tuấn.
Một ngành của trường top năm ngoái lấy 23 điểm thì chắc chắn năm nay phải phải từ 23 điểm trở lên. Như vậy, có lý do gì cho thí sinh đạt 15,5 điểm trở lên đăng ký nguyện vọng, tội cho các em quá!", ông Dũng nhấn mạnh.
Việc không công khai cụ thể điểm sàn vừa gây khó khăn cho thí sinh, vừa ảnh hưởng quá trình tuyển sinh của các trường top dưới. Các em biết rằng không thể đậu được sẽ đăng ký ở trường top dưới, như thế sẽ lợi cho học sinh và cả các trường top dưới nữa.
Đồng quan điểm, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT - nhận định: Việc các trường công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng tối thiểu là cần thiết, thể hiện trách nhiệm đối với chính mình và thí sinh.
Đây là động thái vô cùng quan trọng, nhất là các trường top trên, vì sẽ tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng phù hợp điểm số có được, tránh "ảo tưởng", "kỳ vọng" vượt sức.
Việc công bố điểm cũng thể hiện thứ hạng, chất lượng của trường, tránh việc xét từ trên xuống dưới cho đủ chỉ tiêu khiến các trường không tìm ra được số thí sinh đủ chất lượng đáp ứng quá trình đào tạo, ông Tùng chia sẻ.
Từ thực tế trên, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT lưu ý các thí sinh điểm thi năm nay cao hơn năm trước, vì thế các em không nên chủ quan và đặt thêm nguyện vọng ở các trường hàng năm có mức điểm chuẩn thấp hơn mức điểm hiện có của mình mới có khả năng đỗ.
Ông Tùng cũng cho rằng các trường top dưới cũng không nên quá lo lắng bởi năm nay ngoài xét tuyển theo điểm thi, các trường có thể kết hợp theo học bạ và sẽ có các đợt tuyển sinh bổ sung, các trường được phép tuyển sinh nhiều đợt trong năm.
Thí sinh ồ ạt điều chỉnh nguyện vọng
Theo thống kê của Bộ GDĐT, tới 17h ngày 15/7, ngày đầu tiên điều chỉnh nguyện vọng, có 35.000 thí sinh tham gia điều chỉnh. Số lượng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 32.325 em. Số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu là 3.552 thí sinh. Cả nước có 2.668 trên tổng số hơn 4.000 điểm tiếp nhận có thí sinh điều chỉnh bằng phiếu.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho hay số lượng thí sinh thay đổi nguyện vọng lớn là chuyện bình thường bởi năm nay các em đăng ký nguyện vọng trước khi biết điểm thi. Như vậy, điểm giữa các em tự đánh giá theo năng lực trong quá trình học với điểm thi hoàn toàn khác xa.
Đây là cơ hội giúp các em chuyển đổi nguyện vọng để có lợi cho việc trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Bên cạnh đó, trong đợt đăng ký xét tuyển đầu tiên, thí sinh đăng ký lệch nhau rất nhiều.
Có những ngành số thí sinh đăng ký lên hàng nghìn em, có ngành lại rất ít thí sinh đăng ký. Vì thế, điều chỉnh nguyện vọng cũng giúp thí sinh từ ngành có số lượng đăng ký cao, dự kiến điểm chuẩn tăng cao, chuyển sang ngành ít thí sinh để đồng đều hơn trong một trường.
Để tránh tình trạng "trường ăn không hết, trường lần chẳng ra" trong xét tuyển những năm gần đây, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - cho hay: Muốn đảm bảo yêu cầu trên, Bộ GD&ĐT phải áp dụng một loạt chính sách như: Xây dựng đề thi tiêu chuẩn thực sự, phổ điểm các môn thi phân hóa chuẩn để đảm bảo kết quả tin cậy; khâu quản lý giám sát thi tại các địa phương phải chặt chẽ hơn bằng cách tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cũng như sự giám sát xã hội, đặc biệt là báo chí.
Bên cạnh đó, bộ phải định ra điểm sàn chỉ cho các trường top trên, trường đẳng cấp như các nước tiên tiến đang làm bởi thực tế tại Việt Nam có hệ thống các trường trọng điểm quốc gia, song các trường này vẫn "tận thu" tuyển sinh cả hệ cao đẳng, trung cấp một cách lộn xộn, vơ vét, tuyển sinh lấn sân sang thí sinh của các trường top dưới.
Cuối cùng, phải điều tra tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm một cách công khai, thường xuyên. Trường nào tuyển sinh ít, tỉ lệ sinh viên có việc làm thấp phải giảm chỉ tiêu đầu vào.
Theo Zing
Nhiều đại học nhận hồ sơ xét tuyển từ 15,5 điểm Ngày 12/7, Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn để các trường xét tuyển đại học. Lãnh đạo một số trường đại học top đầu nhận định điểm chuẩn năm nay sẽ tăng nhưng không đột biến. Sáng 12/7, Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) là 15,5 cho tất cả khối thi. Đại diện nhiều trường cho...