Điểm chuẩn ngành Báo chí cao nhất 4 năm qua
Ngành Báo chí của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Hà Nội, TP.HCM cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền có điểm chuẩn cao nhất trong 4 năm qua.
Năm nay, thí sinh dự thi ngành Báo chí vào ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cần đạt 28,5 điểm ở tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý mới trúng tuyển.
Điểm chuẩn ngành này của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng lên đến 27,5 (trung bình mỗi môn hơn 9 điểm).
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thí sinh cũng cần đạt mỗi môn khoảng 8 điểm để có cơ hội trúng tuyển.
Điểm chuẩn các ngành Báo chí – Truyền thông của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) hai năm qua. Ảnh: Nguyễn Sương.
Điểm chuẩn tăng cao
Năm nay, điểm chuẩn ngành Báo chí của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) theo khối C cao vượt trội so với 3 năm trước.
Cụ thể, điểm trúng tuyển theo điểm thi 3 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành này là 28,5, cao hơn năm ngoái 2,5 điểm. Mức chênh so với hai năm 2017, 2018 lần lượt là 2 và 3,5 điểm.
Tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), điểm chuẩn các ngành nhóm báo chí, truyền thông đều cao hơn năm trước. Riêng ngành Báo chí, điểm chuẩn cao nhất trong 4 năm nay.
Ở tổ hợp C0, điểm chuẩn cho ngành Báo chí là 27,5, cao nhất trường và cao hơn năm ngoái 2,8 điểm. Mức điểm này ở năm 2017 là 27,25, năm 2018 là 24,7.
Điểm trúng tuyển theo tổ hợp D1, D14 cũng cao hơn 3 năm trước. Mức điểm chuẩn từ năm 2017 đến nay lần lượt là 25,5 – 22,6 – 24,1 – 26,15 điểm.
Ngoài ra, hai năm nay, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển thêm ngành Báo chí chất lượng cao và Truyền thông đa phương tiện. Điểm chuẩn năm 2020 của hai ngành này cũng cao hơn năm 2019.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm trúng tuyển chuyên ngành Báo in theo tổ hợp R16 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội) là 31, tính theo thang điểm 40.
Các năm trước, điểm xét tuyển của ngành tính theo thang điểm 30. Khi quy điểm trúng tuyển cả 4 năm về thang điểm 10, mức điểm năm nay chỉ thấp hơn năm 2018 không đáng kể và cao hơn hai năm còn lại.
Video đang HOT
Chuyên ngành Báo mạng điện tử cũng có điểm chuẩn tăng. Nếu quy ra thang điểm 10, điểm trúng tuyển trong 3 năm 2018-2020 (năm 2017 không tuyển sinh) là 8,12 – 7,67 – 8,15 điểm.
Không chỉ riêng ngành Báo chí, nhìn chung, điểm chuẩn năm nay của cả 3 trường nêu trên đều tăng.
Trong đó, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người bất ngờ khi lấy điểm chuẩn 30 cho ngành Hàn Quốc học (tổ hợp C0). Với tổ hợp này, điểm chuẩn vào ngành Đông Phương học cũng cao không kém: 29,75.
Các năm trước, đây cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất (năm 2017 và 2019 lấy 28,5 điểm, năm 2018 lấy 27,25 điểm.
Tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), mức điểm chuẩn cao nhất trong 4 năm qua cũng rơi vào năm 2020 (ngành Báo chí tổ hợp C0). Năm 2017, ngành này dẫn đầu trường với 27,25 điểm.
Năm 2018, điểm trúng tuyển cao nhất vào trường là 24,9 (ngành Du lịch, tổ hợp C0). Năm ngoái, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tổ hợp C0, là ngành có điểm chuẩn cao nhất: 25,5.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, mức điểm chuẩn cao nhất trong 4 năm qua theo thang điểm 30 lần lượt là 23,75 (năm 2017), 23 (năm 2018), 24,75 (năm 2019) và 27,57 (năm 2020).
Với những ngành tính theo thang điểm 40, điểm chuẩn năm nay lên đến 36,75, cao hơn mức cao nhất của năm 2017 và 2018 đến 2,75 điểm và tăng 6 điểm so với năm 2018.
Điểm trúng tuyển nhiều ngành vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm nay cao hơn các năm trước. Ảnh: Nguyễn Sương.
“Tình hình chung”
Trao đổi với Zing về việc điểm chuẩn ngành Báo chí tăng, PGS.TS Lưu Văn An, Phó giám đốc phụ trách Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho biết nguyên nhân nằm ở đề thi dễ hơn các năm trước.
Với ngành học có điểm chuẩn 36,75 (hơn 9 điểm mỗi môn), ông An cho biết việc trường phân bổ chỉ tiêu cho phương thức tuyển thẳng, xét tuyển học bạ cũng khiến điểm trúng tuyển đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp điểm thi năng khiếu cao lên.
Ông An đánh giá những năm gần đây, ngành Truyền thông (bao gồm báo chí) có sức hút lớn với thí sinh. Các ngành Quan hệ công chúng, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện đều “hot”, thậm chí hơn các chuyên ngành thuộc Báo chí, và có điểm chuẩn cao.
Ngành Báo chí lấy điểm chuẩn cao, những người quan tâm ngành này nhiều năm sẽ không bất ngờ. Đây là ngành nhiều thí sinh giỏi lựa chọn nên đương nhiên, điểm chuẩn cao.
TS Phạm Tấn Hạ
Đương nhiên, các ngành báo chí vẫn có sức hút lớn. Điều này thể hiện qua số lượng thí sinh đăng ký dự thi những môn năng khiếu vào trường.
PGS.TS Lưu Văn An cho hay dù dịch Covid-19, số lượng thí sinh nhỉnh hơn năm trước 100-200 em. Ngoài ra, trường tổ chức thi thêm đợt 2 với hình thức online cho thí sinh Đà Nẵng (5 em).
“Những năm gần đây, việc 1.300-1.400 thí sinh dự thi để cạnh tranh cho chưa đến 300 suất học ở trường là bình thường”, ông thông tin.
Tuy nhiên, ông An cho rằng việc điểm chuẩn năm nay tăng là tình hình chung do đề thi tốt nghiệp THPT dễ. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm chuẩn không tăng mạnh do đề thi năng khiếu vẫn giữ nguyên độ khó, thậm chí có phần khó hơn năm trước, điểm không chênh lệch nhiều. Ngoài ra, môn này còn nhân hệ số 2.
TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng đánh giá điểm chuẩn ngành Báo chí cao nhiều năm.
Năm 2017, ngành này cũng đứng đầu toàn trường về điểm chuẩn với 27,25 điểm. Ông nói thêm không chỉ Báo chí, điểm chuẩn các ngành khác năm nay cũng tương tự năm 2017, năm đề thi được đánh giá dễ.
“Ngành Báo chí lấy điểm chuẩn cao, những người quan tâm ngành này nhiều năm sẽ không bất ngờ. Đây là ngành nhiều thí sinh giỏi lựa chọn nên đương nhiên, điểm chuẩn cao”, ông Hạ nói.
Tương tự, dù không phải ngành có điểm chuẩn cao nhất ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), ngành Báo chí theo tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, luôn ở mức cao. Trong 4 năm qua, năm thấp nhất là 27,25 điểm, thí sinh cần đạt trung bình hơn 9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
Nữ sinh có điểm văn cao nhất Quảng Nam đam mê đặc biệt với báo chí
Với tổng 28,25 điểm, nữ sinh ở Quảng Nam nộp hồ sơ vào ngành báo chí của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Nữ sinh này có niềm đam mê đặc biệt với ngành báo chí.
Với số điểm 3 môn khối C 28,25, Nguyễn Thị Thúy Hiền tự tin nộ hồ sơ vào ngành báo chí của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) - ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Môn văn làm 10 trang giấy thi
Căn nhà nhỏ nằm nép mình bên cánh đồng lúa vàng ươm, khuất sâu sau những hàng cau thẳng tắp ở thôn Khánh Thịnh (xã Tam Thái, H.Phú Ninh, Quảng Nam) đong đầy niềm hân hoan khi nữ sinh Nguyễn Thị Thúy Hiền, lớp chuyên văn Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) biết được điểm thi tốt nghiệp THPT 2020.
Niềm hân hoan đó còn thể hiện rõ khi Hiền là một trong 2 thí sinh đạt điểm môn ngữ văn cao nhất tỉnh Quảng Nam với 9,75 điểm. Đây cũng là kết quả ngoài mong đợi của Hiền trong kỳ thi vừa qua. Không chỉ Hiền, ba mẹ và em trai của Hiền rất mừng với kết quả thi tốt nghiệp THPT đầy ấn tượng của nữ sinh nhỏ nhắn này.
Hiền chia sẻ bí quyết để đạt môn văn cao - ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Đam mê với môn văn từ cấp 2, Hiền quyết tâm thi vào lớp chuyên văn của Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và trúng tuyển. Suốt ba năm học THPT, em dành rất nhiều thời gian, tâm sức cho môn văn.
"Năm học lớp 9, em được cô giáo dạy văn truyền cho mình niềm yêu thích môn học này và bắt đầu theo đuổi từ đó. Càng theo đuổi môn văn, em càng yêu và mê môn học này", Hiền tâm sự.
Vào trường chuyên, Hiền có cơ hội nhiều hơn để trau dồi kiến thức, kỹ năng làm bài, tiếp cận và học chuyên sâu hơn với môn văn. Internet cũng mang lại cho nữ sinh này nhiều cơ hội tiếp cận nguồn tài liệu mới, phong phú và toàn diện hơn.
Theo Hiền, đề thi môn văn năm nay không khó hơn so với các năm trước nhưng khá dài. Đề bài có 3 phần, phần nào Hiền cũng làm suýt soát giờ, đến khi hoàn thành bài thi thì đủ thời gian để kiểm tra nhanh lại một lượt. Môn văn Hiền viết đến 10 trang giấy thi.
Niềm đam mê đặc biệt với báo chí
Dù trải qua một năm học đầy biến động so với các anh chị đi trước khi Quảng Nam phải trải qua hai đợt dịch Covid-19 phức tạp, song kết quả này mang lại niềm vui rất lớn đối với em và gia đình.
Để học tốt môn văn và nhớ chắc kiến thức, theo Hiền phải học cho xong từng bài, từng phần rồi mới chuyển sang bài khác, và ngày nào em cũng dành một khoảng thời gian nhất định từ 1 - 2 tiếng cho môn văn.
Hiền chụp ảnh kỷ niệm cùng ba mẹ mình - ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Theo Hiền, học văn là cả một quá trình, trong đó việc tự học, tự tìm tòi cũng là một yếu tố quan trọng góp phần đạt điểm cao. "Em thường tự tìm các đề bài trên mạng, tự làm sau đó gửi nhờ thầy cô sửa giúp, điều chỉnh dần những lỗi còn mắc phải, từ đó dần dần khắc phục, làm tốt hơn trong các lần sau. Ngoài nỗ lực, em nghĩ may mắn cũng là một phần giúp cho mình đạt được điểm cao", Hiền cười nói.
Dù được ba mẹ định hướng cho học ngành luật nhưng Hiền đành phải "khước từ" định hướng của ba mẹ để theo đuổi niềm đam mê với ngành báo Chí.
Hiền cho rằng khi xem truyền hình, em thấy nhiều nhà báo nổi tiếng không ngại khó khăn, nguy hiểm để điều tra, phơi bày những mặt trái của xã hội. Những thông tin này mang giá trị rất lớn, có ích cho xã hội.
"Em yêu thích nghề báo từ năm đầu phổ thông, và cũng quyết tâm theo đuổi ngành này dù biết phía trước còn rất nhiều khó khăn nhưng sẽ cố gắng để theo đuổi ước mơ của mình", cô gái nhỏ chia sẻ.
Hiền tâm sự thêm: "Em biết nghề báo khó khăn nhưng em nghĩ khi có đam mê thì sẽ quyết tâm đạt được. Em nghĩ việc gì cũng khó khăn cả nhưng bản thân có niềm đam mê, yêu thích sẽ làm được. Em có niềm đam mê đặc biệt với ngành báo".
Với 9,75 điểm môn văn, 9,5 điểm môn lịch sử và 9 điểm môn địa lý, Hiền cho biết sẽ nộp hồ sơ dự tuyển vào ngành báo chí của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Quãng đời học sinh của Hiền khép lại với 12 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi, Huy chương đồng Olympic khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ lớp 11.
Điểm xét tuyển đại học cao: Mong manh cơ hội nguyện vọng 2 Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành đại học (ĐH) năm 2020 của nhiều trường tăng lên nhiều so với năm trước, có những thí sinh điểm cao nhưng điều chỉnh nguyện vọng (NV) xét tuyển chưa chuẩn dẫn đến bị trượt vào ngành, trường mình yêu thích. Sự lên ngôi của khối C Trước đó, Bộ GD&ĐT, các chuyên gia làm tuyển sinh...