Điểm chuẩn ĐH Bách Khoa Hà Nội có thể thấp hơn năm ngoái
Theo Ban tư vấn tuyển sinh ĐH Bách Khoa Hà Nội, điểm trúng tuyển năm nay có xu hướng giảm và trường dự kiến không hạ điểm chuẩn để lấy hết chỉ tiêu ở một số ngành.
- Trần Duy Hưng (Thái Nguyên): Em được khoảng 24 điểm, điểm Toán được khoảng 8,5. Liệu em có đỗ được vào KT23 , ĐH Bách Khoa Hà Nội không?
- Điểm chuẩn năm nay nhiều khả năng giảm so với năm ngoái nên em có khả năng đỗ vào KT23.
- Tiến Giang (Thái Nguyên) hỏi: Em được 7,95 điểm liệu có nộp được KT22 được không?
- Điểm chuẩn vào KT22 năm ngoái là 8,7, dự kiến năm nay điểm chuẩn sẽ giảm.
- Ngô Thu Hồng (Hà Nội): Trong đợt thi THPT quốc Gia em ước tính được khoảng từ 22 – 23 điểm của khối A1. Với số điểm đó, em có khả năng đỗ vào TT11 hoặc QT11 không ạ?
- Em có nhiều khả năng đỗ vào TT11 hoặc QT11.
- Văn Trung Hiếu (Hà Nội): Nếu em nộp một trường thuộc GX (nhóm tuyển sinh riêng do ĐH Bách Khoa Hà Nội chủ trì – PV) và một trường ngoài GX thì 2 nguyện vọng của em có tương đương nhau không?
- Nhóm trường GX sẽ xét tuyển riêng, các trường ngoài xét tuyển riêng nên 2 nguyện vọng của em nếu cùng trúng tuyển thì em có thể chọn.
Thí sinh làm bài thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Anh Tuấn.
- Nguyễn Ngọc Khánh (Lai Châu): Em muốn đăng ký vào nghành Công nghệ ô tô của ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Công nghiệp trong nhóm GX. Ngoài ra, em có thể đăng ký thêm trường nào khác ngoài nhóm GX không?
- Hai nguyện vọng đầu tiên của em đã là 2 trường trong nhóm GX rồi, vậy nên em không thể đăng ký thêm trường nào ngoài nhóm GX nữa.
- Nguyễn Quốc Hùng (Đắk Lắk): Tổng điểm trung bình của các môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển, tính cho 6 học kỳ THPT phải từ 20 trở lên là như thế nào?
Video đang HOT
- Đây là điều kiện sơ loại: “Tổng điểm trung bình 6 học kỳ tại THPT của tổ hợp 3 môn xét tuyển trúng tuyển>=20 điểm”
Ví dụ: Thí sinh trúng tuyển với tổ hợp xét tuyển 3 môn: Toán – Lý – Hóa: Điểm trung bình 6 học kỳ môn Toán, điểm trung bình 6 học kỳ môn Lý, điểm trung bình 6 học kỳ môn Hóa>=20 điểm
- Hoàng Thanh Dương (Hưng Yên): Tổng điểm ba môn và các điều kiện khác của em đều đủ để đỗ vào Bách khoa nhưng em tính điểm thi Hóa được có 5, 6 điểm thì có đủ điều kiện để vào trường không?
- Nhà trường xét tuyển theo điểm xét được tính dựa trên công thức:
Công thức tính Điểm xét (ĐX)
(a) Đối với tổ hợp môn xét tuyển không có môn chính:
(b) Đối với tổ hợp môn xét tuyển có môn chính:
Diện ưu tiên xét tuyển (được cộng 1,0 điểm) là các đối tượng thí sinh đạt tiêu chuẩn tuyển thẳng đại học theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2016 nhưng không sử dụng quyền được tuyển thẳng.
Vì vậy, em chỉ cần đủ điểm để xét tuyển là đạt. Ngoài ra, em chú ý điều kiện sơ loại: Tổng điểm trung bình 6 học kỳ tại THPT của tổ hợp 3 môn xét tuyển>=20 điểm.
- Nguyễn Mạnh Tùng (Sơn La): Bao giờ ĐH Bách Khoa Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, em nộp từ lâu nhưng chưa thấy báo. Nếu em bị loại trong danh sách đó thì có được cộng điểm khi xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia không?
- Trường sẽ công bố danh sách thí sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng vào cuối tháng 7. Em phải làm hồ sơ ưu tiên xét tuyển mới được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển.
Thời gian nhập học cho thí sinh trúng tuyển ĐH 2016 là vào cuối tháng 8. Học phí 1 năm học khoảng 9 triệu cho sinh viên hệ đại trà.
- Nguyễn Ngọc Thành (Thụy Khuê, Hà Nội): Chuyên ngành nào trong ngành Công nghệ thông tin “hot” nhất hiện nay?
- Khái niệm “hot” có thể hiểu theo nhiều khía cạnh, nhiều bạn muốn học, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này, xu hướng của thế giới… Vậy nên khó để đưa ra câu trả lời chính xác cho em.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy sinh viên các chuyên ngành Công nghệ thông tin khi ra trường đều cần phải thích ứng nhanh với các chuyên ngành Công nghệ thông tin khác, tùy theo nhu cầu của cơ sở nơi làm việc. Vì vậy, lời khuyên là em chuyển mối quan tâm từ ngành nào “hot” sang tập trung học tốt bất cứ ngành nào mà em quyết định theo đuổi.
- Phan Ngọc Toàn (Hà Nội): Năm nay, nhóm ngành TT15 lấy điều kiện điểm tiếng Anh đầu vào khá cao (kèm theo cả điều kiện điểm tính theo công thức của trường>= 7.5), vậy nếu trường không tuyển đủ chỉ tiêu cho nhóm ngành này thì liệu có hạ điểm để lấy cho hết 180 chỉ tiêu không, hay sẽ giữ nguyên điều kiện xét tuyển để đảm bảo chất lượng đầu vào?
- Nhà trường dự kiến không hạ điểm để lấy hết 180 chỉ tiêu mà vẫn giữ nguyên điều kiện xét tuyển.
Theo Zing
'Cơ hội trúng tuyển đại học của thí sinh cao hơn năm ngoái'
Theo TS Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM), lượng thí sinh dự thi giảm và đề thi phân hóa tốt tạo thuận lợi cho các trường xét tuyển đại học.
Đến ngày 11/7, hầu hết các trường đại học phía Nam đã chấm xong phần thi trắc nghiệm. Ghi nhận nhiều hội đồng thi, năm nay, ít thí sinh đạt điểm cao. Một số hội đồng thi chưa xuất hiện bài có điểm 10.
2015 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức gộp 2 kỳ thi thành một, đề thi được cho rằng tương đối dễ, điểm của thí sinh khá cao, nhưng mức độ phân hóa không rõ. Vì thế, nhiều trường gặp khó khăn trong việc xét tuyển, phải dùng các tiêu chí phụ.
Năm nay, nhiều chuyên gia tuyển sinh của các trường đánh giá đề thi phân hóa khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét tuyển.
Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, Phó trưởng phòng Đào tạo, ĐH Ngân hàng TP HCM cho rằng, nếu năm ngoái phổ điểm tập trung mức 6 - 7, năm 2016, điểm sẽ rải đều ở các mức khác nhau. Đề Toán được đánh giá khó hơn mọi năm, tuy nhiên tổ hợp điểm của từng khối thi khó có biến động mạnh.
Thí sinh háo hức khi hoàn thành môn thi Hóa Học tại TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng
Theo TS Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Sài Gòn, chấm thi theo cụm nên rất khó đoán mặt bằng chung điểm trúng tuyển của trường. Tuy nhiên, ông Sơn dự đoán, điểm chuẩn của ĐH Sài Gòn khó biến động lớn. Thí sinh cũng nên cân nhắc khi chọn các tổ hợp xét tuyển, ngành có nhân hệ số.
Nhiều trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực cũng có những dự đoán mức điểm chuẩn cho năm nay tùy vào đặc thù của từng trường. TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông Lâm TP HCM, dự đoán, điểm chuẩn của trường sẽ tăng so với năm ngoái.
Ông Lý cho biết, điểm chuẩn từng ngành có thể thay đổi do việc điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh. Trong đó, trường tăng chỉ tiêu các ngành khối công nghệ và giảm chỉ tiêu ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, các ngành thuộc 2 phân hiệu Gia Lai và Ninh Thuận.
Đối với ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng, đề thi có sự phân hóa rõ như năm nay sẽ thuận lợi cho các trường tuyển sinh mà không cần dùng tiêu chí phụ. Tuy nhiên, điểm chuẩn rất khó dự đoán.
Cũng theo ông Dũng, đến nay, nhà trường cơ bản chấm xong các môn trắc nghiệm, không nhiều thí sinh đạt điểm cao.
TS Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM) cho rằng, việc đề phân hóa tốt hơn sẽ không tác động quá lớn đến điểm xét tuyển của các trường.
"Điểm chuẩn các trường chỉ bị tác động bởi phổ điểm cao hoặc thấp của thí sinh (trong trường hợp chỉ tiêu không đổi). Năm nay, yếu tố có thể tác động điểm trúng tuyển là ít thí sinh dự thi hơn năm ngoái, giảm tới gần 20%. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển không đổi, cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ cao hơn", tiến sĩ Thông nói.
Cô Trịnh Minh Huyền, Phó chủ tịch Hội đồng thi ĐH Tôn Đức Thắng lại cho rằng, điểm chuẩn không thể hạ thấp được, mà phải phụ thuộc từng ngành nghề "hot".
Nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng, năm nay, tỷ lệ thí sinh đạt điểm cao khá thấp, phổ điểm được trải đều rất thuận lợi cho các trường xét tuyển. Ảnh: Thành Tùng
Tại ĐH Giao thông Vận tải TP HCM, Phó hiệu trưởng Đồng Văn Hướng, thông tin, năm nay, trường xét 2.700 chỉ tiêu, bằng mức năm ngoái với tổ hợp xét tuyển không đổi. Vì vậy, khả năng điểm chuẩn các ngành khó tăng.
Năm 2015, một số ngành khối kinh tế có điểm trúng tuyển ở mức 19 - 20 (3 môn), trong khi ngành có điểm chuẩn thấp nhất thuộc khối kỹ thuật chỉ cao hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT.
Ông Hướng lưu ý, năm 2016, trường bỏ việc nhân hệ số môn chính khi xác định điểm chuẩn cho tất cả khối ngành. Dù không tác động đến sự thay đổi điểm chuẩn, thí sinh có điểm môn toán cao hơn sẽ ít lợi thế hơn so với cách tính có nhân hệ số.
Lãnh đạo của một trường ĐH khối Kinh tế tại TP HCM cũng nhận định, điểm thi môn Toán thấp hơn năm ngoái, tuy nhiên môn tiếng Anh khá dễ nên phổ điểm của tổ hợp khối A1 (Toán - Vật lý - Tiếng Anh) hay khối D (Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh) cũng khó thay đổi.
Trao đổi với lãnh đạo nhiều trường đại học ở khu vực phía Nam, hầu hết các thầy đều đánh giá cao đề thi năm nay. Tuy nhiên, mỗi trường có một hình thức tuyển sinh, tổ hợp và phụ thuộc ngành nghề đang "hot", thí sinh nên cân nhắc trước khi đăng ký xét tuyển.
Theo Zing
Cụm thi số 40: Nhiều thí sinh bị điểm 0 phần tự luận Điểm thi THPT Quốc gia tại cụm số 40 có nhiều thí sinh bị điểm 0 ở phần tự luận, chỉ có 20% bài thi đạt điểm trên 4 ở phần trắc nghiệm. Sau khi hoàn tất việc chấm thi THPT quốc gia vào chiều qua, ngày 16/7, Cụm thi 40 do Đại học Đà Nẵng chủ trì sẽ chuyển toàn bộ dữ...