Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương 2021: Thấp nhất 28,05 điểm
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương 2021 đã được công bố, trong đó thấp nhất là 28,05 điểm với ngành Luật.
Ngày 15/9, điểm chuẩn các trường đại học 2021 đã được công bố.
Trong đó điểm chuẩn Đại học Ngoại thương 2021 thấp nhất là 28,05 điểm.
Điểm trúng tuyển của các ngành tuyển sinh tại Cơ sở Quảng Ninh ( ngành Kế toán, ngành Kinh doanh quốc tế) cho các tổ hợp A00, A01, D01, D07 đều là 24 điểm.
Thí sinh trúng tuyển sẽ nhập học và đăng ký ngành/chuyên ngành trong ba ngày 21 – 23/9.
Năm 2021, Đại học Ngoại thương tuyển 3.990 sinh viên theo 6 phương thức, trong đó bổ sung cách lấy kết quả đánh giá năng lực của hai đại học quốc gia.
Với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021, chiếm 30% chỉ tiêu. Thí sinh cần đảm bảo hai điều kiện: Tổng điểm thi của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển phải qua điểm đầu vào của Đại học Ngoại thương, điểm trung bình từng năm bậc THPT từ 7 trở lên.
Video đang HOT
Năm ngoái, điểm chuẩn vào trường là 27 – 36,6. Tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), nhóm ngành Kinh tế – Quản trị của cơ sở TP.HCM có điểm chuẩn cao nhất 28,15, trung bình 9,3 điểm/môn. Kế đó, nhóm ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại trụ sở chính Hà Nội có điểm trúng tuyển 36,6, trong đó ngoại ngữ nhân đôi, trung bình 9,15 điểm/môn.
Ngành học có điểm chuẩn khiến sĩ tử muốn ngất xỉu nhưng nhìn thu nhập tỉnh cả người: Lương 8 con số, bõ công học tập
Ngành học này có nhiều cơ hội việc làm, cùng mức lương tương xứng với sức công ăn học.
Năm 2021, Đại học Ngoại thương chưa công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp mà mới có điểm sàn. Theo đó, điểm sàn cho tất cả các khối thi tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở 2 tại TP. HCM của Đại học Ngoại thương là 23,8 điểm. Trong khi đó, cơ sở Quảng Ninh có điểm sàn là 20.
Theo dự đoán của PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo, trường Đại học Ngoại thương, mặc dù phổ điểm một số tổ hợp (A01, D01, D03, D04, D06) môn tiếng Anh cao hơn năm 2020, nhưng khả năng điểm chuẩn vào các ngành xét theo tổ hợp trên sẽ không tăng.
Đại học Ngoại thương.
Năm ngoái, những ngành hot, có điểm chuẩn cao nhất của trường bao gồm: Nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (cơ sở TP.HCM) với điểm trúng tuyển tổ hợp A00 là 28.15 điểm; nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế (cơ sở Hà Nội) là 28 điểm.
Được biết những năm gần đây, Kinh tế Quốc tế là ngành học hot, được rất nhiều sĩ tử đăng ký. Từ mức điểm chuẩn bên trên cũng có thể thấy, muốn trúng tuyển ngành này, sĩ tử phải học cực đỉnh và đạt ít nhất hai điểm 9, một điểm 10 mới mong thi đỗ. Còn muốn chắc suất đỗ thì phải đạt 3 con 10!
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2020.
Vậy ngành học này giảng dạy những gì, tiềm năng công việc ra sao mà lại hot đến vậy?
Kinh tế Quốc tế (International Economics) là một chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Hiểu một cách đơn giản, ngành Kinh tế Quốc tế nghiên cứu các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm đạt được các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Theo thông tin từ website chính thức của ĐH Ngoại thương, sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế sẽ được trang bị nền tảng Kinh tế học để phân tích từ cấp độ cá nhân, doanh nghiệp, đến cấp độ quốc gia và quốc tế; các kiến thức về vai trò và tác động của các mối quan hệ Kinh tế Quốc tế và cách tiếp cận vấn đề từ góc độ so sánh quốc tế.
Ngoài ra sinh viên được trang bị các công cụ phân tích định tính và định lượng để đáp ứng những công việc đòi hỏi khả năng phân tích, tư vấn, dự báo cơ bản trong các hoạt động kinh tế, kinh doanh, thương mại và tài chính quốc tế, các kỹ năng giải quyết và ra quyết định đầu tư kinh doanh, tư vấn hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề đặc thù trong các lĩnh vực của Kinh tế Quốc tế.
Cơ hội việc làm và mức lương ra trường của sinh viên Kinh tế Quốc tế
Sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc như:
- Chuyên viên hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong các lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài.
- Chuyên viên theo dõi, phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế. Triển vọng có thể trở thành các nhà quản lý dự án phát triển quốc tế.
- Chuyên viên lập kế hoạch, giám sát hoặc thực thi các hoạt động xuất, nhập khẩu, nghiên cứu, phát triển thị trường quốc tế; Kinh doanh dịch vụ logistics; Tư vấn đầu tư quốc tế; Xúc tiến thương mại; Triển vọng có thể trở thành nhà quản lí hay doanh nhân trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế hoặc nhà quản trị logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên và giảng viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực Thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế, Kinh doanh quốc tế, quản trị Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Tự lập nghiệp, khởi sự kinh doanh, tạo lập doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh quốc tế, giao nhận, vận tải và logistics nói riêng.
Theo khảo sát từ các trang tin tuyển dụng, mức lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế mới ra trường dao động từ 7-9 triệu đồng/ tháng. Khi đã làm việc 2-3 năm, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn vững thì mức lương có thể lên tới 25-30 triệu đồng/tháng. Tất nhiên, nếu bạn tự lập nghiệp, khởi sự kinh doanh thành công thì thu nhập còn cao hơn rất nhiều.
Không phải CNTT hay Y Dược, ngành học này vẫn khiến sĩ tử choáng khi lấy ĐIỂM CHUẨN lên tới 9,34 điểm/môn: Lương một ngày có thể lên tới 2 triệu đồng Đây là ngành học có công việc như mơ, mức lương tính bằng giờ mà tiềm năng vô cùng rộng mở. Nhắc đến những nhóm ngành có điểm chuẩn xét tuyển đại học luôn nằm trong top đầu, hẳn bạn sẽ nghĩ đến ngay Y Dược, Công nghệ thông tin. Nhưng có một ngành học cũng lăm le "soán ngôi" quán quân... điểm...