Điểm chuẩn đại học có được Bộ GD-ĐT kiểm soát?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc đưa ra điểm chuẩn là quyền tự chủ của các trường đại học nhưng trường phải có giải trình về quy trình xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào.
Hiện nay nhiều trường cao đẳng cũng như hệ thống các trường nghề lo lắng về việc các trường đại học xác định điểm chuẩn quá thấp sẽ vét hết toàn bộ nguồn tuyển của các trường này.
Điều này còn dẫn đến hệ lụy khi ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quá thấp sẽ không đạt yêu cầu về quá trình đào tạo nhất là với trình độ đại học. Vậy Bộ GD&ĐT có kiểm soát điểm sàn của các trường đại học không?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Thực hiện Luật Giáo dục ĐH, hiện nay, Bộ GD-ĐT chỉ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với 2 nhóm ngành: đào tạo giáo viên và nhóm ngành về sức khỏe. Tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các trường ĐH.
Chất lượng nguồn tuyển đầu vào là để đảm bảo thí sinh có thể theo học ngành nghề đào tạo một cách tốt nhất. Nếu bản thân các trường cố tình tuyển không đúng, hoặc chất lượng quá thấp theo yêu cầu của ngành nghề đào tạo thì sản phẩm đầu ra cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, hoặc thậm chí các em sinh viên không thể tốt nghiệp”.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quá thấp sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, thương hiệu, chất lượng đào tạo của các trường và về lâu về dài, sẽ không còn uy tín để tuyển sinh nữa.
“Tự chủ thì không có nghĩa là “muốn làm thế nào thì làm”. Chúng ta nên nhớ xã hội luôn giám sát, đánh giá hệ thống giáo dục ĐH và bản thân thị trường lao động cũng luôn rất minh bạch, công bằng trong việc đánh giá sản phẩm đầu ra của các trường.
Quy chế tuyển sinh 2020 cũng đã bổ sung quy định các trường chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan quản lý nhà nước, với xã hội về cơ sở, luận cứ khoa học, quy trình xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào và các tổ hợp tuyển sinh phù hợp với ngành đào tạo hay không”, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho hay.
Năm nay nếu các trường gửi giấy thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học khi thí sinh chưa đáp ứng đủ các điều kiện tuyển sinh theo quy định (chưa có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT) là sai quy chế. Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường và bên liên quan tham gia công tác tuyển sinh theo các quy định hiện hành, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Được biết, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục công bố công khai, rộng rãi thông tin tổng hợp phân tích kết quả thi để các cơ sở đào tạo sử dụng làm căn cứ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường/ngành.
Đối với các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ đại học, cao đẳng, nhóm ngành sức khỏe có chứng chỉ hành nghề, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT, Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển, đối với các phương thức xét tuyển khác đã được quy định tại quy chế, công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Tuyển sinh đại học 2020: Thí sinh đăng ký bao nhiêu nguyên vọng là đủ?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) khuyên thí sinh đăng ký dưới 10 nguyện vọng xét tuyển đại học, không nên quá nhiều.
Từ ngày 15 đến 30/6, thí sinh lớp 12 và thí sinh tự do trên cả nước sẽ bắt đầu làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.
Nhiều thí sinh lo lắng không đỗ đại học nên có tâm lý đăng ký thật nhiều nguyện vọng, rải khắp các trường, ngành học. Tuy nhiên PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, thống kê qua các mùa tuyển sinh của Bộ cho thấy, trong đợt 1 xét tuyển, thí sinh trúng tuyển chủ yếu ở 1-3 nguyện vọng đầu tiên.
Đây là những nguyện vọng được thí sinh cân nhắc rất kỹ và thường là những nguyện vọng yêu thích nhất. "Thí sinh nên tập trung, đầu tư vào mục tiêu chính, không đặt quá nhiều 'cửa'. Thí sinh chỉ cần đăng ký dưới 10 nguyện vọng là đủ", bà Thủy nói.
Học sinh khối lớp 12 trong ngày bế giảng năm học. (Ảnh minh hoạ)
Thí sinh cần phải xác định nguyện vọng 1, 2 là nguyện vọng chính, quan trọng nhất, phù hợp với năng lực và mong muốn.
Mùa tuyển sinh 2020, Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1. Do đó nếu thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, sẽ đăng ký xét tuyển tại trường THPT, cùng thời điểm đăng kí dự thi THPT.
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường. Tuy nhiên các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên.
Với các trường tổ chức thi hoặc xét tuyển theo phương thức khác, thí sinh sẽ phải thực hiện theo quy định riêng của từng trường. Thí sinh cần theo dõi đề án tuyển sinh của trường để nắm được các quy định về thời gian và phương thức tuyển sinh.
Những năm trước, có tình trạng thí sinh đăng ký đến 50 nguyện vọng. Điều này gây lãng phí cho gia đình và gây khó khăn cho các trường khi lọc ảo. Do đó, thí sinh cần cân nhắc số lượng nguyện vọng. Vì sau khi biết kết quả thi, thí sinh còn một lần điều chỉnh nguyện vọng.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2019, trong 7 khối ngành được phân chia thì khối ngành 5, bao gồm các ngành công nghệ, kỹ thuật, sản xuất, chế biến... có chỉ tiêu tuyển lớn nhất với tổng số hơn 159.000 chỉ tiêu. Tiếp đó là khối ngành 3, gồm các ngành kinh doanh, quản lý với gần 126.500 chỉ tiêu với số lượng nguyện vọng đăng ký nhiều nhất với gần 823.000/2,5 triệu nguyện vọng.
Tuy nhiên, khối ngành có tỷ lệ chọi cao nhất là khối ngành 7, gồm các ngành khoa học xã hội và an ninh quốc phòng, với tỷ lệ 7,1 nguyện vọng/chỉ tiêu.
Thí sinh vẫn tập trung xét tuyển theo các tổ hợp thi truyền thống là khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) và D01 (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh). Ngoài các tổ hợp truyền thống còn có 133 tổ hợp khác được các trường đăng ký xét tuyển với Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, 133 tổ hợp này chỉ có chưa đến 10% thí sinh đăng ký. Có tới trên 90% thí sinh đăng ký xét tuyển bằng các tổ hợp truyền thống.
Lựa chọn ngành học theo sở thích hay nhu cầu việc làm? Trước mùa tuyển sinh 2020, nhiều bạn trẻ vẫn đang băn khoăn câu hỏi 'chọn ngành gì?' giữa đam mê và nhu cầu thực của xã hội. Ảnh minh họa PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) giải đáp một số thắc mắc của thí sinh trước mùa tuyển sinh 2020: Hiện nay, thời gian...