Điểm chuẩn Đại học 2010 sẽ hạ?
Ngày 19/7, ĐH Quảng Nam là trường đầu tiên đã công bố điểm thi ĐH, CĐ 2010. Hiện, nhiều trường đang gấp rút chấm thi để chuẩn bị công bố điểm.
Tuy nhiên, theo một số giáo viên trực tiếp chấm thi, điểm năm nay khá thấp nên điểm chuẩn sẽ có biến động.
1.000 bài văn chưa có điểm 8
Theo một giảng viên trực tiếp tham gia chấm thi ĐH, CĐ 2010 của Trường ĐH Khoa học Huế, điểm thi môn Văn năm nay rất tệ. Phần lớn các bài văn đều có điểm dưới trung bình. Học sinh không có kiến thức chuẩn ở trường phổ thông.
Chủ yếu là lỗi diễn đạt và không hiểu đúng đề thi, lỗi chính tả… Chính vì vậy, thí sinh làm bài theo kiểu nghĩ đâu viết đấy. Cho đến thời điểm này, giảng viên này đã chấm được khoảng 1.000 bài thi môn Văn nhưng chưa có bài thi nào đạt điểm 8.
Ông Nguyễn Văn Nhã, Trưởng ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội cho biết, khối các trường ĐHQG hiện vẫn chưa có điểm thi. Tuy nhiên, theo đánh giá từ một số giáo viên trực tiếp chấm thi, điểm năm nay khá thấp.
Kiểm tra niêm phong túi đề thi môn Vật Lý tại hội đồng thi ĐH Ngoại Thương (Hà Nội)
Thầy giáo Nguyễn Việt Bắc, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn cho biết, trường đã chấm thi được khoảng 6 ngày. Theo dự kiến, việc chấm thi sẽ được tiếp tục trong vòng 2 tuần nữa. Dự kiến khoảng 30/7 sẽ chấm xong để công bố điểm.
Ngay sau khi hoàn thành công tác chấm thi 2 khối B và D1, ĐH Quảng Nam đã chính thức công bố điểm thi cho thí sinh. Các khối thi còn lại sẽ được nhà trường gấp rút hoàn thành và công bố trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
Theo thống kê điểm thi khối B và D1 của ĐH Quảng Nam, mặt bằng điểm năm nay khá thấp. Khối B có 544 thí sinh dự thi nhưng chỉ có 36 thí sinh có tổng điểm 3 môn từ 13 trở lên. Nếu tính mức điểm sàn khối B là 14 thì chỉ có 15 thí sinh đủ điều kiện. Kết quả khối D1 cũng thấp hơn khi có 659 thí sinh dự thi nhưng chỉ có 29 thí sinh đạt tổng điểm 3 môn từ 13 điểm trở lên.
Hạ từ 1-1,5 điểm?
Mặc dù phải chờ có điểm thi để trên cơ sở phổ điểm đó có thể xác định điểm chuẩn, tuy nhiên dựa trên mức độ khó dễ của đề thi, thầy Việt Bắc có phân tích cụ thể.
Theo thầy Nguyễn Việt Bắc, sau khi kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ 2010 kết thúc, nhiều giảng viên tham gia coi thi đã có thảo luận đề thi năm nay một số môn khá “hóc”. Chẳng hạn môn Vật lý, mặc dù đề thi trắc nghiệm nhưng có một số câu khó như một bài tập nhỏ, lắt léo, đánh đố. Chính vì vậy, nhiều giảng viên nhận định, điểm chuẩn của nhiều trường năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái từ 1-1,5 điểm.
Chiều 20/7, ĐH Giao thông Vận tải đã công bố điểm thi. Ông Nguyễn Ngọc Long – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Giao thông Vận tải cho biết, điểm thi của thí sinh năm nay thấp hơn so với năm 2009. Hiện, trường chưa đưa ra mức dự kiến điểm chuẩn.
PGS.TS Trần Trung Ninh – Chủ nhiệm bộ môn Phương pháp giảng dạy Hoá học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, mặc dù đội ngũ giảng dạy bộ môn đã có góp ý từ nhiều năm nay nhưng đề Hoá năm nay vẫn bất hợp lý.
Theo đó, toàn đề có khoảng 30 câu tính toán phức tạp trên tổng số 50 câu. Số lượng tính toán như thế là quá lớn. Có thể độ tin cậy trong đề đã đạt được nhưng một số phần quan trọng với Hoá học, những câu mang tính đặc trưng không có. Do vậy, khó kiểm tra được năng lực đặc trưng của môn Hoá như phần thực nghiệm… Với độ khó như thế, nhìn chung, phổ điểm môn Hoá năm nay không cao. Thí sinh học lực khá chỉ đạt khoảng 6- 7 điểm. Nguyên tắc của tuyển sinh sẽ lấy thí sinh từ cao xuống thấp nên khó đoán được điểm chuẩn.
Thầy Nguyễn Khánh Trung, giảng viên khoa Quản Trị kinh doanh, ĐH Kinh tế Luật TP Hồ Chí Minh cho biết, trường đang gấp rút chấm thi để kịp công bố điểm. Nhìn chung, đề khối A năm nay khó, đặc biệt môn Toán, Hoá.
Dưới góc độ cá nhân, thầy Trung dự đoán, điểm chuẩn nhiều trường năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái khoảng 1,5 điểm và điểm sàn của Bộ GD&ĐT năm nay cũng có thể thấp hơn năm ngoái. Riêng với ĐH Kinh tế Luật TP Hồ Chí Minh, điểm chuẩn năm nay dự đoán vẫn cao do lượng thí sinh dự thi đông, chỉ tiêu vào trường ít.
Một giám khảo môn Toán ở ĐHQG Hà Nội cho hay, các bài thi môn Toán chỉ loanh quanh ở điểm 5- 6. Điểm Toán thấp rất nhiều, cá biệt có cả điểm 0 và điểm 1.
“Điểm sàn sẽ được xác định trên các nguyên tắc là chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ, kết quả thi trên cả nước, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo đối tượng và khu vực, yếu tố vùng miền… Bộ GD&ĐT cũng tính đến hệ số luân chuyển để thí sinh có thể xét tuyển ở các trường khác và điểm sàn sẽ được công bố trước ngày 10/8″. Ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT)
Theo Giađình.net
Lợi và hại của việc đọc sách văn mẫu
Teens yếu môn văn và không biết bắt đầu học lại từ đâu? Có rất nhiều người hướng dẫn nên đọc nhiều sách, nhất là... văn mẫu. Vậy điều này đúng hay không? Lợi hại của việc đó như thế nào?
Lợi ích của đọc sách văn mẫu
Không hề sai nếu cho rằng đọc sách văn mẫu sẽ góp phần phát triển khả năng viết văn của các teens. Nhất là đối với những teens mất kiến thức căn bản môn tập làm văn, hay chán ngán phải đọc những tác phẩm văn học dài.
Không chỉ thế, nếu biết chọn mua được một cuốn văn mẫu tốt. Sách văn mẫu không chỉ làm tăng khả năng học tốt môn Tập Làm Văn. Nó còn giúp các teens học Văn học một cách tốt hơn vì các sách văn mẫu luôn chọn lọc ý chính, giúp các teens nắm bắt ý chính và nắm chắc kiến thức cơ bản thông qua cách trình bày bài văn.
Nhất là đối với những tác phẩm văn học tương đối dài (truyện và kí sự). Tuy độ dài của nó có thể không là bao với các teens chăm chỉ, nhưng nó lại là một vấn đề nan giải nếu lười.
Về phần câu từ, trong sách văn mẫu thường khá trau truốt bởi nó được viết từ những giáo sư giảng dạy có kinh nghiệm. Vì thế, khi đọc nhiều sách, thì một phần nào đó những câu từ thường được sử dụng sẽ ăn sâu vào trong bộ nhớ của teens. Nó sẽ giúp teens diễn đạt một cách rành mạch hơn, logic và chính xác hơn.
Do đó, nếu biết cách nhìn nhận và có một cuốn văn mẫu tốt, teens có thể biết cách diễn giải ý tứ một cách "khá" hơn và logic hơn rất nhiều...
Ngoài ra, đọc sách văn mẫu trong một thời gian dài sẽ giúp các teens tập được cách diễn đạt và luôn nhớ nội dung cần diễn đạt trong một tổng thể bài văn. Ngay cả nếu trong trường hợp cần so sánh hai tác phẩm thì sử dụng sách văn mẫu lại càng trở nên hiệu quả. Hay ít nhất, bài văn của teens luôn đủ điểm do diễn đạt và nói lên được ý chính trong bài.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Đến những tác hại
Đọc sách văn mẫu quen đi đôi với việc lười đọc tác phẩm. Nếu ta chỉ đọc sách mà không đọc để nắm ý trong tác phẩm thì rất dễ bị bỏ sót những chi tiết quan trọng trong. Vì thông thường, một bài văn mẫu luôn viết để hướng đến "yêu cầu đề bài đưa ra". Nó không viết thêm vào những chi tiết không cần thiết hay không mấy liên can. Nếu teens lười đọc sách giáo khoa, và chỉ đọc một hay hai bài văn mẫu với những hướng đề tài phân tích khác nhau thì khả năng nắm bắt toàn bộ tác phẩm chỉ khoảng 70%.
Sách văn mẫu giúp phát triển khả năng viết của teens trong một quá trình lâu dài. Nhưng trong giai đoạn đầu, teens cần trải nghiệm khá khó khăn và vất vả. Bởi vì khi teens chưa biết cách diễn giải một ý văn nào đó mà lại vô tình "lụm" được ý đó trong sách văn mẫu thì dù chỉ đọc một lần, ý đó sẽ ăn sâu vào teens, teens khó có thể trình bày cách khác, theo lối diễn giải của mình.
Nếu may mắn và khéo léo chọn mua được một cuốn văn mẫu tốt thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu không biết cách mua, mua nhầm một cuốn văn mẫu dỏm, bài văn, cách viết lách và thể hiện chỉ để "đủ bài, đủ gợi ý" thì nó sẽ càng làm teens bế tắc hơn trong cách viết. Nhất là những teens lười đọc sách, thấy cuốn sách mẫu, bài văn được tóm gọn đến "ngắn ngủn", lại cho rằng đó là do ý chính được "tóm gọn tối đa", thế là mua về. Và khi teens nhìn theo cách viết trong cuốn "sách dỏm" đó và tập viết theo thì việc diễn đạt thiếu ý tứ một cách cụt ngủn, không có đầu cũng chẳng có đuôi... là chuyện có thể hiểu được.
Teens rất dễ rơi vào trạng thái không biết viết thế nào cho khác trong sách, hay đơn giản hơn là không biết diễn đạt thế nào cho khác khi đọc sách văn mẫu. Thế là đành "chép gần đủ". Như thế, không những không làm tăng khả năng tư duy và viết lách của teens, nó còn làm giảm đi khả năng diễn đạt.
Lời khuyên cho teens
Để linh hoạt hơn trong cách viết văn và sử dụng văn mẫu một cách hiệu quả. Trước tiên ta cần tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè để chọn mua một cuốn sách tham khảo tốt. Đừng vội vàng mua một cuốn sách "dầy" và cho rằng nó đủ ý và diễn đạt chi tiết. Có nhiều cuốn sách rất "dầy", nhưng nó chỉ "dầy" về số lượng mà không phải về chất lượng.
Không phải lúc nào các đề kiểm tra và bài tập về nhà cũng giống như trong sách tham khảo. Vì vậy khi đó, việc teens cần làm không phải đi tìm mua ngay cuốn sách mới, mà tìm cách kết hợp song song giữa việc nghiền ngẫm tác phẩm và nghiên cứu cách diễn đạt, giữa các cách viết của các bài văn trong văn mẫu. Như vậy, teens mới thực sự linh hoạt nếu gặp mỗi đề bài "không giống trong sách chút nào".
Nên đọc nhiều cuốn sách tham khảo khác nhau để ngôn từ cũng như cách viết được mở rộng hơn. Không nên chỉ "ôm mãi" một cuốn sách, do có thể trong cùng một cuốn sách, có bài văn này được viết hay, viết chi tiết cụ thể, nhưng cũng có thể bài văn khác lại chỉ được thể hiện một cách mờ nhạt. Điều đó không có nghĩa là cuốn sách đó "kém chất lượng" mà chỉ có thể nói rằng cuốn sách chưa được "chọn lọc toàn bộ" mà thôi.
Teens nên đọc trước tác phẩm rồi đọc sách tham khảo. Sau đó, đóng sách tham khảo lại và tự tập diễn đạt theo cách của bản thân. Không nên vừa nhìn vào sách vừa viết. Như vậy, nó sẽ làm giảm thiểu khả năng nhớ bài. Nhất là những câu nói quan trọng thì thường "khá dài", nên teens cần tự mình học thuộc rồi viết lại, chứ không phải là "chép lại". Đồng thời, khi vừa mở sách văn mẫu vừa viết, teens sẽ luôn trình bày theo thứ tự của người viết, và rất dễ rơi vào tình trạng "không biết viết sao nên đành chép".
Theo PLXH
Gợi ý giải đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT 2010 Nhiều thí sinh rời khỏi phòng thi với nụ cười tươi tắn. BÀI GIẢI GỢI Ý I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp - M. Sô-lôkhốp (1905 -1984) là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Xô viết,...