Điểm chuẩn cao để không ai trúng tuyển: Chuyện cũ lặp lại
Thí sinh trúng tuyển quá ít, ĐH Đồng Nai và ĐH Hùng Vương TP.HCM cố tình nâng điểm chuẩn lên thật cao để không thí sinh nào trúng tuyển.
Mùa tuyển sinh năm nay, tuy điểm chuẩn các ngành tại ĐH Đồng Nai không quá thấp nhưng nhiều ngành sư phạm không có thí sinh nào trúng tuyển. Thống kê cho thấy có 1.806 thí sinh trúng tuyển đợt 1 vào bậc ĐH của trường. Năm nay trường tuyển 14 ngành ĐH và có đến 4 ngành chưa có thí sinh nào trúng tuyển, bao gồm: sư phạm vật lý, sư phạm sinh học, sư phạm lịch sử và quản lý đất đai.
Điểm chuẩn các ngành sư phạm này bị đẩy lên rất cao so với các ngành khác. Trong số các ngành sư phạm có thí sinh trúng tuyển, điểm chuẩn cao nhất chỉ là 18,5 (giáo dục tiểu học). Ngành sư phạm toán có điểm chuẩn 18 với 58 thí sinh trúng tuyển (30 chỉ tiêu).
Trong khi đó, ngành sư phạm vật lý (có 40 chỉ tiêu) điểm chuẩn được đẩy lên đến 24,7 và ngành sư phạm lịch sử cũng bị đẩy lên đến 22,6 và không có thí sinh trúng tuyển.
Ở các ngành ngoài sư phạm, những ngành có thí sinh trúng tuyển có điểm chuẩn 15, 16 trong khi điểm chuẩn ngành quản lý đất đai lên đến 20,8 và không có thí sinh nào nào trúng tuyển.
Trao đổi với báo VnExpress, PGS Lê Kính Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Đồng Nai, xác nhận Hội đồng tuyển sinh nhà trường đã họp, thống nhất nâng điểm chuẩn bốn ngành lên mức cao hơn điểm xét tuyển cao nhất của thí sinh.
Điểm chuẩn nhiều ngành của Trường ĐH Đồng Nai được trường đẩy lên cao để không thí sinh nào trúng tuyển. Ảnh: Tuổi trẻ
“Các ngành này chỉ có một vài em trúng tuyển, nhiều nhất cũng khoảng năm em nên không đủ mở lớp. Trường buộc phải nâng điểm chuẩn để thí sinh có cơ hội chuyển sang nguyện vọng khác, chứ để các em đến nhập học rồi bị kẹt ở trường mình thì thiệt thòi”, ông Thắng nói và cho biết năm ngoái trường đã phải nâng điểm 1-2 ngành vì lý do tương tự.
Trưởng phòng Đào tạo Đại học Đồng Nai thông tin thêm, trước khi đi đến quyết định này, trường đã nghĩ tới một vài giải pháp nhưng không khả thi. Thứ nhất là liên hệ để thí sinh biết và đổi nguyện vọng cho phù hợp. Tuy nhiên, qua phần mềm tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường chỉ có thông tin về điểm của thí sinh chứ không có số điện thoại. Thứ hai nhà trường cũng nghĩ đến việc để các em trúng tuyển rồi chuyển ngành khác, nhưng cách này cũng không được vì tổ hợp xét tuyển các ngành khác nhau.
Video đang HOT
Theo ông Thắng, tình trạng này diễn ra ở nhiều trường địa phương đào tạo nhóm ngành sư phạm bởi nhóm ngành này quy định điểm sàn riêng. Bộ GD-ĐT quy định điểm sàn là chủ trương đúng để đảm bảo chất lượng, nhưng cũng cần có giải pháp để học sinh có cơ hội chuyển sang nguyện vọng khác mà không bị sốc khi trường đẩy điểm lên cao.
“Điểm số của các em hoàn toàn xứng đáng để được học ở trường nhưng giờ lại bị tiếng là trượt ngành nào đó, trượt nguyện vọng 1. Thực tế này đáng buồn nhưng không có cách giải quyết”, ông Thắng nói và cho biết thời gian tới trường có thể suy tính để lập đề án tự chủ tuyển sinh.
Tương tự, ĐH Hùng Vương TP.HCM cũng quyết định nâng điểm chuẩn hai ngành “vượt trần” điểm thi của thí sinh để không thí sinh nào trúng tuyển.
Theo điểm chuẩn xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia do Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM công bố, 9 ngành có điểm chuẩn 14, hai ngành có điểm chuẩn cao đột biến là công nghệ sau thu hoạch 22 điểm và công nghệ kỹ thuật xây dựng 20 điểm.
Điều đáng chú ý là hai ngành có điểm chuẩn cao đột biến này không có thí sinh nào trúng tuyển.
Đại diện trường cho biết, hai ngành lấy điểm 20-22 chỉ có 1-2 thí sinh dự tuyển. Việc lấy điểm chuẩn cao để tạo điều kiện cho thí sinh có thể trúng tuyển ở ngành khác. Trường không có thông tin của thí sinh để thông báo việc khó mở ngành, với phương thức xét học bạ cũng ít thí sinh tham gia.
Đáng nói, đây không phải là một câu chuyện mới. Tại kỳ tuyển sinh Đại học năm 2018, dư luận từng xôn xao về một thi sinh đạt 22,5 điểm nhưng không thể trúng tuyển ngành Sư phạm Ngữ văn của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.
Từng trả lời báo chí về vấn đề này, ông Ngô Võ Thanh – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cho biết, hiện tại ở ngành Sư phạm Ngữ Văn có duy nhất một thí sinh đăng ký và đây lại là nguyện vọng 1.
Ngành học này chỉ có một thí sinh theo học thì công tác tổ chức, mở lớp, bố trí giáo viên… không thể thực hiện được. Do đó, nhà trường bắt buộc phải đưa ra mức điểm chuẩn tuyển sinh là 23 điểm để “đánh trượt” thí sinh này.
Cũng theo ông Thanh, ở một số ngành khác điểm cao cũng chỉ có một vài thí sinh đăng kí nên nhà trường đã chọn điểm chuẩn cao để tạo điều kiện cho các em có thể tìm môi trường thuận lợi hơn.
Nhiều chuyên gia giáo dục trước đó đã cảnh báo về nguy cơ nhiều ngành đại học chờ đóng cửa vì không tuyển đủ thí sinh, mà nguyên nhân xuất phát từ việc mở ngành đào tạo tràn lan.
Theo baodatviet
Lý do khiến các trường ĐH đồng loạt nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh
Hiện trạng một số trường ĐH cố tình nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh khiến dư luận khó hiểu. Các trường đưa ra lý do vì quá ít người đăng ký xét tuyển.
ĐH Đồng Nai, ĐH Hùng Vương TP.HCM nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh
Tính đến ngày 11/8, các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã hoàn tất công tác công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường năm 2019 theo phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia. Bên cạnh những thông tin thu hút sự chú ý của dư luận mỗi mùa tuyển sinh về, thì năm nay, việc trường ĐH cố tình nâng điểm chuẩn để đánh trượt toàn bộ thí sinh được coi là vấn đề nổi cộm, không biết nên cười hay nên khóc.
Câu chuyện đầu tiên đến từ Đại học Đồng Nai. Dù là một trường đại học địa phương nhưng điểm chuẩn năm 2019 của nhiều ngành của Đại học Đồng Nai lại cao ngất ngưởng, lên tới hơn 24 điểm.
4 ngành của trường Đại học Đồng Nai có điểm chuẩn cao ngất ngưởng nhưng không có thí sinh nào trúng tuyển.
Mặc dù tuyển đến 14 ngành, thế nhưng trường Đại học Đồng Nai có đến 4 ngành không có thí sinh nào trúng tuyển, gồm: Sư phạm Vật lý, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Lịch sử và Quản lý đất đai.
Đáng chú ý điểm chuẩn của 4 ngành này cũng đã bị đẩy lên rất cao so với các ngành khác. Nếu như ở các ngành sư phạm khác có thí sinh trúng tuyển số điểm chỉ dao động từ mức 18-18,5 thì ngành Sư phạm Vật lý (có 40 chỉ tiêu) điểm chuẩn bỗng được đẩy lên đến 24,7 và tương tự ngành Sư phạm Lịch sử cũng bị đẩy lên đến 22,6 và không có thí sinh trúng tuyển.
Không chỉ ở các ngành Sư phạm, những ngành khác cũng có điểm chuẩn tăng vọt như ngành Quản lý đất đai điểm tăng lên đến 20,8 và kịch bản cũng tương tự khi danh sách trúng tuyển là 0 thí sinh.
Ở bậc Cao đẳng, có 5 ngành trên tổng số 8 ngành Sư phạm cũng tăng điểm cao hơn so với mặt bằng chung 16 điểm. của trường này, Có đến 3 ngành đạt từ 19 điểm, trong đó ngành Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn lên đến 19,8.
Về tình trạng này, PGS-TS Lê Kính Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đồng Nai trả lời trên báo Lao động như sau: "Khi họp bàn phương án xác định điểm chuẩn, Hội đồng tuyển sinh nhà trường đã thống nhất nâng điểm chuẩn một số ngành lên mức cao hơn mức điểm cao nhất của thí sinh có thể trúng tuyển.
Lý do nhà trường phải nâng điểm chuẩn là vì những ngành này chỉ có một vài thí sinh trúng tuyển, không đủ để mở lớp. Trường nâng điểm chuẩn, đánh trượt thí sinh (đáng lẽ có thể đỗ vào trường), để các em có cơ hội tham gia xét tuyển các nguyện vọng khác".
Cũng với lý do quá ít thí sinh trúng tuyển, trườngĐH Hùng Vương TP.HCM đành nâng điểm chuẩn năm 2019 hai ngành Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng để đánh rớt thí sinh. Hai ngành này có điểm chuẩn khá cao khi lần lượt là 22 và 20 điểm.
Nhiều thí sinh nhầm tưởng điểm chuẩn của hai ngành nào cao nhưng thực tế không đúng. Sở dĩ hai ngành này có điểm chuẩn cao là do quá ít thí sinh nộp hồ sơ, nhà trường đành nâng điểm chuẩn để đánh trượt những thí sinh còn lại. Ngành Công nghệ sau thu hoạch có 2 thí sinh xét tuyển, còn ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng chỉ có 1 thí sinh xét tuyển.
Đây không phải lần đầu xảy ra tình trạng trường ĐH nâng điểm để thí sinh bị trượt. Năm 2018, đã xảy ra tình trạng nhiều trường sư phạm khó tuyển sinh, nhiều ngành sư phạm "trắng" thí sinh như vậy. Đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đã nâng điểm chuẩn lên 23 để loại thí sinh duy nhất đăng ký vào trường làm nhiều người ngỡ ngàng.
Trước đó, tại hội nghị tuyển sinh ngày 17/7, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) đã lưu ý các trường đào tạo sư phạm nếu có quá ít thí sinh không đủ mở lớp trường cần sớm thông tin để thí sinh thay đổi nguyện vọng. Tránh trường hợp không đủ thí sinh mở lớp, có trường đẩy điểm chuẩn lên quá cao để đánh rớt toàn bộ thí sinh như trong kỳ tuyển sinh năm 2018.
Hầu hết các trường đại học địa phương ở Việt Nam được thành lập nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phục vụ cho nhu cầu phát triển tại địa phương đó. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, việc các trường đại học địa phương có quá ít thí sinh đăng ký xét tuyển đã dẫn đến hệ lụy nhiều trường quyết định dừng đào tạo một số ngành nghề, bởi nếu có mở thì số lượng sinh viên theo học quá ít.
Theo thoidai
Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi): Nhiều ngành sư phạm "trắng" thí sinh trúng tuyển Dù điểm chuẩn khá thấp, nhưng lượng thí sinh trúng tuyển của trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) lại thưa thớt. Đáng chú ý là nhiều ngành sư phạm đại học "trắng" thí sinh trúng tuyển qua xét điểm thi THPT quốc gia. Nhiều ngành chỉ có 1 - 2 thí sinh trúng tuyển Sau khi công bố điểm chuẩn xét...