Điểm “chết” Toán vẫn đỗ thủ khoa
Cứ đến mùa thi, tôi lại nhớ tới một kỉ niệm của mình ngày thi vào đại học. Đó là kì thi vào khoa Văn trường ĐHSP Vinh, khóa học 1969-1973. Hồi bấy giờ không thi tuyển như hiện nay, mà nhà trường giao cho khoa tổ chức kiểm tra hai môn Văn, Toán. Sau đó, sẽ xét lấy đỗ theo số lượng cho phép từ trên xuống.
Bấy giờ tôi vừa ở chiến trường về, chân ướt chân ráo mang ba-lô đến xin đăng kí thi vào khoa Văn. Do bỏ học đã ngót chục năm, nên buổi sáng kiểm tra môn Toán, tôi rất bí, nhìn vào đâu cũng thấy khó, đành bó tay, ngồi im lặng. Bạn cùng làng, cũng vần S ngồi bên cạnh bảo tôi cố gắng làm bài, không giải được cả thì cũng cố làm lấy cho được một hai câu kẻo bị điểm “chết” (tức điểm 0), mà dính “điểm chết” là hỏng ngay, quy chế thi như vậy.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Tôi vẫn ngồi yên, không buồn cầm bút. Thấy thời gian làm bài đã sắp hết, mà tôi vẫn để giấy trắng, hắn chìa ngay tờ giấy nháp của mình cho tôi, bảo tôi nhanh nhanh chép lấy. Tôi vẫn ngồi yên, nghĩ nếu trật thì thôi, chứ không thể quay cóp như vậy. Quả tình tôi thấy xấu hổ, nếu phải làm cái chuyện mà sau này ra trường làm thầy giáo, lại có thể khuyên học sinh nghiêm túc học hành được hay sao. Thế là tôi để giấy trắng hoàn toàn môn Toán.
Chuyện này trong phòng thi, và cả các phòng khác sau đó đều biết. Ai cũng bảo ông bộ đội nên vô lại chiến trường đi, trượt vỏ chuối là chắc chắn rồi, còn ngồi đó làm gì. Tất nhiên tôi cũng hơi buồn, nhưng cái tính ngang ngang của mình cộng với lòng tự trọng khiến tôi cũng cứ bình thường, nếu buồn lo, thì tôi đã không làm như vậy…
Buổi chiều, kiểm tra môn Văn. Có hai đề chọn một. Tôi chọn đề về điển hình Chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố. Biết chắc sẽ hỏng, nhưng tôi vẫn làm bài Văn. Và tôi làm với cả lòng say mê cùng những kiến thức học được cũng như những ngẫm nghĩ về nhân vật này trong tâm thức lâu nay. Ngày học phổ thông, tôi học khá giỏi môn Văn, và say mê, cùng nhiều mơ ước…
Chính điều này đã khiến tôi quên mọi chuyện, tôi làm bài Văn vượt ra cả ngoài chuyện đi thi, mà là đang viết văn thì đúng hơn, cụ thể là viết một bài phê bình về tiểu thuyết Tắt Đèn. Tôi viết một mạch cho đến lúc thầy giáo thu bài. Có lẽ thế nên bài viết của tôi là bài vừa có độ dài, vừa chất lượng. Sau này nghĩ lại, hình như trong bài tôi đã có đề cập đến những vấn đề mà những bài phê bình viết về nhân vật này lúc đó chưa đụng đến. Làm xong bài văn, tôi thấy rất sảng khoái, như trút được gánh nặng nào đó.
Một tuần sau, nhà trường công bố kết quả kiểm tra, công bố danh sách trúng tuyển. Tôi bị điểm “không” môn Toán, nhưng Văn lại 9 điểm, cao nhất toàn khoa, gọi là “thủ khoa”. Thầy giáo Hoàng Tiến Tựu (nay đã mất) Trưởng khoa, nói rõ trường hợp của tôi, đó là trường hợp đậu đặc cách duy nhất từ khi thành lập khoa Văn của trường.
Ông còn bảo ngày trước nhà văn Đặng Thai Mai cũng đậu đặc cách thế này khi thi vào đại học…Biết tin có một thí sinh kiên quyết không quay cóp môn Toán trong thi cử khiến nhiều người rất nể, thậm chí cho là lạ lùng…Thế là tôi đậu, vào học nghiêm chỉnh, rồi tốt nghiệp ra trường, đi dạy.
Đời tôi đến nay đã qua nhiều thăng trầm. Ngót chục năm cầm súng, gần ba mươi năm làm thầy giáo, vừa làm một nhà văn, cuộc đời có rất nhiều kỉ niệm, song nhớ nhất, vui nhất, vẫn là câu chuyện trên.
Theo Vietnamnet
Thi tốt nghiệp, sĩ tử trường giỏi mách nhau tháo phù hiệu trường
"Thi cùng với học sinh trường kém hơn thì nhất thiết không được mặc đồng phục trường mình kẻo có khi mang vạ vào thân" - Nhiều sĩ tử Hà Nội chia sẻ trên facebook.
Tháo phù hiệu trường để tránh phiền phức
Ngày 31/5, các sĩ tử Hà Nội tập trung học quy chế trước khi chính thức bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Các sĩ tử đã mau mắn truyền tai nhau những kinh nghiệm đối phó với những tình huống khi đi thi.
Linh, học sinh trường KL, nói: "Bọn mình đều bảo nhau tháo phù hiệu khỏi áo đồng phục để tránh phiền phức. Nghe đồn mọi năm nhiều chuyện lắm..."
Quang T., học sinh trường LTV, e ngại: "...Nghe mấy anh chị kể lại có những thí sinh học kém, "không ăn được thì đạp đổ". Nếu không nhắc bài cho họ, họ sẽ giật bài của mình".
T. đã lập hẳn một "danh sách những việc cần làm khi thi tốt nghiệp": 1. Xé ngay phù hiệu khỏi áo 2. Ngoài chuẩn bị các đồ dùng cần thiết thì nên mang theo đồ y tế; 3. Tẩy tất cả những thứ đã ghi trong tập bản đồ".
T.Giang, học sinh LTV suy luận thực tế hơn: "Cụm thi của mình, trường mình là khá nhất. Nếu mặc đồng phục khả năng bị phiền phức khá cao. Chưa kể, có khi mình không làm được bài thật, người ta tưởng mình nói dối, rồi gây sự, xảy ra những chuyện không đáng có".
Chia sẻ của sĩ tử trước ngày thi trên Facebook
"Không được trao đổi bài qua giấy"
Cũng trên facebook, những bạn đã qua thời học sinh mách nước đàn em những kinh nghiệm phòng thi.
Th.Hà, sinh viên Đại học Bách Khoa lạc quan: "Thi tốt nghiệp không phải lo đâu....vào phòng thi thái độ tốt là được hết ý mà..he he..sợ gì cái thi tốt nghiệp..Chúc em may mắn nhé...".
N.Mai, du học sinh Pháp nhắc: "Chú ý vào phòng thi phải để ý xem giám thị như thế nào, vì có phòng không gắt lắm, nhưng cũng có phòng giám thị trông rất chặt thì không nên "manh động". Cần giữ bài thi cẩn thận kẻo bị giật bài".
M.T, cựu sinh viên Đại học Ngoại thương hài hước: "Nếu có trao đổi thì tuyệt đối không được viết ra giấy, có bằng chứng sẽ bị tước quyền thi".
"Trước khi thi có nhiều tin về lộ đề thi lắm, nhưng đừng để mình bị ảnh hưởng. Đấy chỉ là giới hạn ôn tập mà các thầy cô khuyên học thôi, nếu chỉ ôn theo đó thì có bị "tủ đè" cũng đừng có trách." - T.My, sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân lưu ý các sĩ tử.
Theo Bee.net.vn
Kì thi tốt nghiệp THPT 2011 đã chính thức bắt đầu Hôm nay, gần 1 triệu các bạn học sinh THPT trên cả nước chính thức bước vào kì thi tốt nghiệp THPT. Bắt đầu từ 7h30" sáng nay (1/6), các thí sinh đã tham dự lễ khai mạc kì thi tốt nghiệp THPT 2011, đồng thời với việc học tập quy chế thi và làm quen với sơ đồ phòng thi. Chúng tớ...