Điểm cao hơn điểm chuẩn, thí sinh vẫn trượt đại học
Sau khi xem điểm chuẩn được trường ĐH Sài Gòn công bố, một số thí sinh cứ tưởng mình trúng tuyển vì điểm đạt được cao hơn điểm chuẩn.
Tuy nhiên, khi không có tên trong danh sách trúng tuyển, các thí sinh bất ngờ trước quy định điểm sàn của quy chế tuyển sinh đại học đối với các ngành Sư phạm.
Điểm cao vẫn rớt đại học
Mấy hôm nay, hai bố con thí sinh N.H.N. H ở quận 3 (TP.HCM) trải qua nhiều cảm xúc khác nhau từ vui mừng đến hụt hẫng. Năm ngoái N.H. thiếu 0,5 điểm nên không đậu vào ngành Sư phạm Mầm non nên em quyết tâm thi lại lần thứ hai và đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Sài Gòn.
Bố thí sinh N.H.N.H chia sẻ với các phóng viên về sự cố của con mình “ thi năng khiếu điểm rất cao nhưng rớt vì quy định điểm sàn môn văn hoá không đạt”
Theo bố của N.H., năm nay em tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 để lấy điểm môn Văn xét tuyển đại học và kết quả đạt được 3,25 điểm. Trong đợt thi môn năng khiếu, H. đạt kết quả rất tốt trong đó, môn Kể chuyện – Đọc diễn cảm: 10 điểm và môn Hát – Nhạc: 9,5 điểm. Tổng điểm tổ hợp các môn Ngữ văn và 2 môn năng khiếu của H đạt là 22,75 điểm.
“Ngày 9/8, trường công bố điểm chuẩn trúng tuyển, cả gia đình tôi vui mừng lắm vì so với điểm chuẩn ngành Sư phạm Mầm non là 22,25 điểm thì con tôi vẫn dư 0,5 điểm nên nghĩ chắc đậu. Nhưng sau đó xem danh sách trúng tuyển thì lại không thấy tên. Khi lên trường hỏi thì được biết là điểm môn Văn không đủ điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Giờ con tôi đang sốc và không biết tính sao vì năm nay chỉ đăng ký mỗi ngành này vì trước đó thi năng khiếu điểm rất cao nên cứ tưởng sẽ đậu”, bố của thí sinh H. chia sẻ.
Tương tự, thí sinh Đ.V.T. ở Quảng Nam mới đây đã gửi đơn lên các cơ quan báo chí để khiếu nại việc mình đạt tổng điểm 21,5, cao hơn điểm chuẩn ngành Sư phạm Âm nhạc của trường ĐH Sài Gòn đến 3,5 điểm nhưng không được trúng tuyển.
Đ.V.T sinh năm 1996, tốt nghiệp trung cấp năm 2014 (tương đương THPT) với học lực khá, điểm trung bình 7,2. Năm nay, T. dự thi THPT quốc gia 2019 để lấy điểm xét tuyển đại học vào ngành Sư phạm Âm nhạc với kết quả môn Văn là 5,5.
Thí sinh T. đăng ký nguyện vọng 1 ngành Sư phạm Âm nhạc (tổ hợp N01) của trường ĐH Sài Gòn và có kết quả thi năng khiếu khá cao, trong đó môn năng khiếu 1: 8 điểm; năng khiếu 2: 8 điểm. Tổng điểm tổ hợp N01 (gồm môn Văn và 2 môn Năng khiếu) của T đạt là 21,5 điểm. Theo điểm chuẩn trường ĐH Sài Gòn công bố, ngành Sư phạm Âm nhạc có điểm trúng tuyển là 18, tức điểm của T. cao hơn 3,5 điểm.
Ngày 9/8/2019, trường ĐH Sài Gòn đã công bố điểm chuẩn và kết quả trúng tuyển, tuy nhiên, khi xem kết quả trúng tuyển, T. không thấy thông tin về mình.
“Gia đình tôi có liên hệ Phòng Đào tạo ĐH Sài Gòn và tôi cũng đến hỏi trực tiếp thì đều nhận được cùng một câu trả lời là: “Ngành Sư phạm Âm nhạc bị lỗi kỹ thuật, chiều nay, tối nay hoặc ngày mai tra cứu lại”. Ngày 10/8, tôi tra cứu lại vẫn chưa thấy thông tin, cơ sở dữ liệu tuyển sinh năng khiếu Sư phạm Âm nhạc vấn không tra cứu được.
“Gia đình tôi có liên hệ tới Phòng Đào tạo của nhà trường và tôi cũng đến hỏi trực tiếp thì đều nhận được cùng một câu trả lời là: “Ngành Sư phạm Âm nhạc bị lỗi kỹ thuật, chiều nay, tối nay hoặc ngày mai tra cứu lại”. Trưa ngày 10/8, một chuyên viên phòng đào tạo gửi email trả lời rằng tôi thiếu điều kiện điểm môn Văn. “Theo quy định của Bộ thì các ngành Sư phạm phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng quy định. Vì trường chỉ xét môn Văn nên theo công thức: điểm môn Văn 1/3 điểm ưu tiên = 6 trở lên thì mới đạt điểm sàn. Theo cách tính này thì điểm tôi là 5,5 (0,25/3), ít hơn hơn 6″, thí sinh Đ.V.T. cho biết trong đơn.
Thí sinh này tỏ ra bất ngờ trước quy định này và băn khoăn “ Xin hỏi quy định “Văn 1/3 điểm ưu tiên = 6″ ở đâu ra? Ngày 21/7/2019, Trường ĐH Sài Gòn ra thông báo “Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào” (điểm sàn) với công thức: Điểm sàn = tổng điểm 3 môn thi (không nhân hệ số môn chính) điểm ưu tiên khu vực điểm ưu tiên đối tượng.
Video đang HOT
Ngành Sư phạm Âm nhạc có điểm sàn 18, vì sao không đính kèm theo điều kiện “Văn 1/3 điểm ưu tiên = 6″ để tôi chuẩn bị tâm lý và rút nguyện vọng sớm? Vì sao các chuyên viên Phòng Đào tạo không trả lời tôi có điều kiện phụ về cách tính điểm môn Văn khi tôi đến gặp trực tiếp mà chỉ báo rằng “lỗi kỹ thuật”. Để đến ngày hôm nay mới cho tôi công thức làm tôi hụt hẫng“.
Thí sinh không đạt ngưỡng quy định của Bộ GD-ĐT
Các thí sinh nhập học vào trường ĐH Sài Gòn sáng nay (12/8)
Liên quan đến vấn đề này, đại diện trường ĐH Sài Gòn cho biết nhà trường áp dụng theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT về quy chế tuyển sinh ĐH đối với các ngành Sư phạm.
Trong đó có quy định, đối với các ngành đào tạo giáo viên nếu trường sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT hoặc kết hợp giữa điểm của trường tổ chức sơ tuyển hoặc thi tuyển với điểm thi THPT quốc gia và/hoặc kết quả học tập THPT thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi THPT quốc gia, điểm kết quả học tập THPT phải tương đương với các ngưỡng theo quy định của quy chế này.
Cụ thể, điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng điểm thi THPT quốc gia của trường tối thiểu bằng điểm trung bình cộng theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định. Điểm sàn hệ đại học đối với các ngành Sư phạm là 18 (mức điểm đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực) thì sàn 1 môn văn hoá để xét tuyển vào các ngành Sư phạm, trình độ đại học là 6 điểm.
Lê Phương
Theo Dân trí
Sĩ tử lỉnh kỉnh hành trang trổ tài vào ngành Sư phạm Âm nhạc
Ảnh hưởng cơn bão số 2, hôm nay TPHCM trời mưa khá to nhưng không ngăn bước các thí sinh thi năng khiếu để tranh suất vào học ngành Sư phạm Âm nhạc tại trường ĐH Sài Gòn.
Cơn mưa cũng khiến thí sinh gặp không ít khó khăn khi "tay xách nách mang" những nhạc cụ kèm theo phục vụ buổi thi của mình.
Trường ĐH Sài Gòn chào mừng thí sinh thi năng khiếu từ ngày 3-5/7
Hôm nay, hơn 140 thí sinh thi vào ngành Sư phạm Âm nhạc bước vào thi năng khiếu với 2 môn thành phần gồm hát - xướng âm và thẩm âm - tiết tấu. Đáng chú ý, không chỉ thí sinh ở TP.HCM mà nhiều sĩ tử ở các tỉnh thành xa như Thanh Hóa, An Giang, Đồng Nai... đến dự thi. Trở ngại về khoảng cách địa lý đã vượt qua thì cơn mưa to do ảnh hưởng bão không làm các thí sinh "chùn chân".
Cơn mưa khá to khiến thí sinh ngành sư phạm Âm nhạc gặp không ít trở ngại khi bước vào thi môn năng khiếu
Nhiều thí sinh đến thi không chỉ mang theo nhạc cụ gồm đàn Organ, Guitar... mà cũng chỉn chu trong trang phục. Theo lý giải của các thí sinh, điều này giúp các em tự tin hơn khi thi tài.
Thí sinh trong phòng chờ trước khi vào thi năng khiếu
Thí sinh Trần Nguyễn Khánh Hoàng, ở Đồng Nai vác trên vai chiếc đàn Organ khá to bước vào phòng chờ trước khi vào phòng thi chính thức. Hoàng chia sẻ, trước khi vào phòng thi, em khá hồi hộp, lo lắng vì vừa trải qua kỳ thi THPT quốc gia xong nên thời gian chuẩn bị ôn môn năng khiếu không được nhiều. Nữ thí sinh bộc bạch: "Em thích Âm nhạc và cũng rất thích trẻ em nên quyết định chọn thi ngành Sư phạm Âm nhạc. Nhà ở Đồng Nai, cách đây hơn 100km nên chiều qua hai mẹ con bắt xe từ quê lên ở trọ gần trường để kịp đi thi sáng nay".
Đôi chút lo lắng, suy tư của một nữ thí sinh
Còn thí sinh Võ Minh Đồng, quê ở An Giang thì cho biết đây là năm thứ 2 mình thi lại ngành này. "Do có kinh nghiệm thi từ năm trước nên em cũng có phần tự tin hơn một chút. Năm nay em thi phần thanh nhạc với bài "Hà Nội mùa thu" và phần nhạc cụ là Piano. Em đam mê ngành này nên quyết tâm cao trước khi vào thi", nam thí sinh cho biết.
Trong khi đó, một số thí sinh tranh thủ ôn bài vì phòng chờ có trang bị sẵn đàn
Đáng chú ý là thí sinh Mai Thị Dung, ở tận Thanh Hoá vượt hành trình hàng nghìn cây số để vào thi. Chuẩn bị tham dự kỳ thi này, Dung và mẹ từ quê vào TP.HCM được 1 tuần và ở nhà người quen. Nữ sinh này cho biết chưa hài lòng lắm với phần thi của mình dù đã rất cố gắng. Do ở quê xa nên thí sinh đã phải mượn đàn của người quen mang vào phòng thi trình bày phần thi của mình.
Nữ sinh này phải nhờ người thân mang đàn đến trước khu vực thi
Được biết, mỗi phần thi của thí sinh sẽ mất khoảng 10 phút để biểu diễn và trả lời câu hỏi kiến thức âm nhạc của giám khảo. Tại phòng chờ cũng bố trí sẵn các nhạc cụ, nhiều thí sinh tranh thủ tập dượt trước cho đỡ căng thẳng.
Nụ cười tự tin của thí sinh
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tân, Trưởng phòng đào tạo kiêm Thường trực hội đồng tuyển sinh của trường ĐH Sài Gòn cho biết năm nay có 647 thí sinh đăng ký dự thi các môn năng khiếu vào trường, giảm gần 300 em so với năm ngoái. Trong 4 ngành điều kiện tuyển phải thi môn năng khiếu thì ngành Giáo dục Mầm non đông nhất với 445 thí sinh, kế đến ngành Sư phạm Âm nhạc có 142 thí sinh, Thanh nhạc 39 và Sư phạm Mỹ thuật 21 thí sinh. Ông Tân lý giải việc số lượng thí sinh đăng ký thi ít hơn các năm vì chỉ tiêu tuyển khối ngành Sư phạm cũng giảm.
Thí sinh Mai Thị Dung ở Thanh Hoá rạng ngời sau nỗ lực hết mình ở phần thi của mình
Trước đó, ngày 3/7, hơn 400 thí sinh thi vào ngành Sư phạm Mầm non cũng dự thi 2 môn năng khiếu gồm kể chuyện - đọc diễn cảm và hát - nhạc. Ngày mai (5/7), thí sinh thi ngành Sư phạm Mỹ thuật sẽ thi 2 môn vẽ là Hình hoạ và Trang trí.
Thí sinh Khánh Hoàng vác chiếc đàn to trên vai rời phòng thi
Vác chiếc đàn to nhưng thí sinh vẫn rạng ngời
Phong cách trẻ trung của một nữ sinh
Chạy vội do cơn mưa
Nam thí sinh này tay xách đàn organ, vai vác chiếc guitar
Lê Phương
Theo Dân trí
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển lớp 6 song bằng Chiều 17/6, Sở GD&ĐT Hà Nội đã duyệt điểm trúng tuyển vào lớp 6 song bằng và lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam. Theo đó, điểm chuẩn vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam là 17,5. Điểm chuẩn vào lớp 6 chương trình song bằng - THPT chuyên Hà Nội Amsterdam: 16,0 - THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy):...