Dịch vụ nhắn tin sắp trở thành trọng tâm của di động
Các ứng dụng tin nhắn trên di động đang chiếm lĩnh hai thị trường quan trọng nhất tại châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo đó, 9/10 ứng dụng tạo ra doanh thu lớn nhât trong bản xêp hạng Google Play tại Hàn Quôc là các ứng dụng Kakao. Hiện tại, có rât ít khả năng đê thâm nhập thị trường ứng dụng tại Hàn Quôc nêu không sử dụng nên tảng tin nhắn này.
Ứng dụng tin nhắn cũng trở thành nên tảng quan trọng của các nhà phân phôi trò chơi. Vai trò của LINE tại Nhât Bản không quá quan trọng. Nhưng trò chơi cho ứng dụng này lại chiêm khoảng 1/2 vị trí trong bảng xêp hạng top 10 ứng dụng iPhone và Android tạo ra nhiêu doanh thu nhât. Hiện tại, “LINE Pokopang” được kỳ vọng sẽ trở thành trò chơi “ăn nên làm ra” nhât tại Nhât Bản vào năm 2014 khi Puzzle and Dragons mờ nhạt.
Thời gian người dùng dành cho ứng dụng tin nhắn cũng đang bùng nô tại các thị trường mà ứng dụng trò chơi liên quan đên nên tảng này chưa phát triên. Theo The Hindu, người dân Ân Đô dành 27 phút/ngày cho các dịch vụ chat, gấp gần 4 lần năm 2011. Hiện nay, Trung Quôc, Ân Đô, Nhât Bản, Hàn Quôc đang trở thành thị trường đầy tiềm năng của các ứng dụng tin nhắn. Thời gian rảnh rôi mà người dùng ở các quốc gia này dành cho chúng tăng với tôc đô chóng mặt, đem lại cho nhà sản xuât cơ hôi phát triên thành công ty phân phôi nôi dung. Thậm chí, nhiều người còn lạc quan cho rằng: Các công ty này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Facebook, Twitter và Google trong tương lai.
Video đang HOT
Doanh thu từ các trò chơi liên quan đên ứng dụng tin nhắn cũng tăng lên đáng kê. Tăng trưởng doanh thu theo quý của LINE đạt 67%. “Bô ba” ứng dụng phô biên tại châu Á là WeChat, LINE và Kakao đã sử dụng cả truyên hình, báo chí và các chiên dịch quảng cáo đê tiêp cân hàng tỷ người dùng trên toàn câu. Đây là “mặt trân” mà những gã không lô công nghê của Mỹ gân như bỏ quên khi Google, Facebook và Twitter không nắm bắt được tâm quan trọng của nên tảng các ứng dụng tin nhắn.
Theo VNE
Nóng bỏng vì cuộc chiến ứng dụng OTT
Các ứng dụng OTT trên di động cung cấp nhiều tính năng tiện ích nhưng cũng đang tạo ra cuộc cạnh tranh nóng bỏng tại thị trường Việt Nam.
Thị trường nhắn tin, gọi điện miễn phí do dịch vụ OTT (dịch vụ nội dung trên nền mạng viễn thông) đang chứng kiến cuộc đua quyết liệt với sự tham gia của hàng chục sản phẩm quốc tế như Line, Kakao Talk, Viber, WhatsApp... hay do các công ty Việt Nam phát triển như Zalo, Wala.
Các ứng dụng OTT giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí đang hấp dẫn người dùng Việt Nam.Nhà mạng tuyên chiến hay hợp tác?
Với những tính năng như nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí, các ứng dụng OTT trên di động gần đây đã bị các nhà mạng trong nước liệt vào hàng đối thủ vì có nguy cơ ăn mòn lợi nhuận từ các dịch vụ của nhà mạng. Trong các hội thảo về dịch vụ OTT gần đây, hầu hết nhà mạng đều cho rằng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cần đưa ra những chính sách hợp lý để tránh thiệt hại cho nhà mạng và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
Nhiều giải pháp đã được đưa ra từ phía doanh nghiệp (DN) như tăng giá cước 3G, tự làm các dịch vụ OTT hay đầu tư và phát triển các dịch vụ tương tự... Thậm chí có ý kiến cho rằng các nhà mạng nên bắt tay với DN nội dung số đưa ra các gói cước mới, ăn chia doanh thu với những DN nội dung số, kiểm soát dịch vụ OTT thông qua các biện pháp kỹ thuật... Các nhà mạng phải có kế hoạch, chiến lược cụ thể tránh dẫn tới cạnh tranh quá mức, phá giá.
Có thể thấy nguyên nhân khiến người dùng đổ xô sử dụng OTT là do các ứng dụng, dịch vụ của nhà mạng Việt Nam hiện nay rất nghèo nàn, chất lượng thấp. Theo một khảo sát vừa được công bố mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen tại Việt Nam, khảo sát người dùng trong năm 2012 về tốc độ và chất lượng dịch vụ 3G của các nhà mạng thì chỉ hơn 55% người dùng cảm thấy hài lòng về tốc độ đường truyền, thấp hơn so với 64% của năm 2011; 26% người dùng không hài lòng và 19% rất không hài lòng.
Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Bộ TT-TT, cho rằng các nhà mạng cần đoàn kết, thống nhất trong phương pháp xử lý chung, vừa bảo vệ lợi ích của chính mình vừa bảo vệ người tiêu dùng. Các nhà mạng nên chủ động ngồi lại và đàm phán với các công ty sở hữu dịch vụ OTT cả trong nước và nước ngoài...
Đại diện Viber tại Việt Nam cho hay đúng là khi một người dùng gửi tin nhắn hay gọi điện, nhà mạng sẽ thu được nhiều tiền hơn so với tiền cước dữ liệu sử dụng qua ứng dụng OTT. Tuy nhiên, khi số lượng người dùng ngày càng đông, đồng nghĩa với lưu lượng sử dụng dữ liệu tăng lên. Từ đó các nhà mạng có thể đưa ra các gói cước phù hợp, do vậy tiền thu được hoàn toàn thuộc về phía nhà mạng.
Hiện tại Viber, Line, Zalo đều cho biết mong muốn có sự hợp tác tốt với tất cả các nhà mạng tại Việt Nam để người dùng được sử dụng dịch vụ dễ dàng với chất lượng tốt nhất.
Bối rối chọn ứng dụng OTT
Tuy nhiên, có quá nhiều ứng dụng OTT đã gây bối rối cho người dùng chọn lựa. Chẳng hạn, muốn kết nối với nhau qua OTT từ các smartphone thì người dùng phải dùng cùng một ứng dụng. Theo ý kiến đánh giá từ nhiều người dùng, các ứng dụng trong nước như Wala, Zalo gần đây trở nên thu hút do các ứng dụng thuần Việt phù hợp với người Việt. Tính từ đầu năm đến nay, lượng người dùng ứng dụng Zalo tăng vọt một cách nhanh chóng với mức tăng trưởng 700%.
Ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP VNG - đơn vị phát triển ứng dụng Zalo, cho biết Zalo cho hay ứng dụng này được định hướng thiết kế phù hợp nhất với môi trường Việt Nam, đội ngũ kĩ thuật cũng như bộ phận theo dõi vận hành của Zalo đều là người Việt nên có thể lắng nghe phản hồi người dùng để cải thiện sản phẩm một cách nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu người dùng.
Theo Thongtincongnghe
Nhà mạng vẫn "quay lưng" với ứng dụng nhắn tin miễn phí Đại diện VNG, Line cho biết, họ đã đề xuất phương án hợp tác và chia sẻ doanh thu với các nhà mạng lớn ở Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa nhận được bất kì phản hồi nào từ phía nhà mạng. Dù Line và Zalo đã đề nghị hợp tác và chia sẻ doanh thu nhưng vẫn chưa nhận được sự...