Dịch vụ giải hạn “trả nợ đời”: Có thể thay Ban quản lý đền
“Việc hành lễ thu tiền của khách thập phương khi đến đền, chùa là sai hoàn toàn. Chúng tôi kiên quyết xử lý nghiêm, thậm chí có thể thay Ban nghi lễ cũng như Ban quản lý di tích”, ông Nguyễn Bá Chiến, Phó phòng Văn hóa huyện Thạch Hà, nói về dịch vụ giải hạn “trả nợ đời” ở đền Truông Bát.
Như Dân trí đã phản ánh tại bài viết “Lạ lùng dịch vụ giải hạn “trả nợ đời” ở một ngôi đền”, từ nhiều năm nay, thủ nhang và các thuộc hạ của mình tại ngôi đền Truông Bát (xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) ngang nhiên thực hiện dịch vụ giải hạn “trả nợ đời”, thu tiền triệu của những người cả tin.
Đền Truông Bát
Điều khiến dư luận bức xúc là tình trạng này diễn ra một cách công khai và kéo dài nhiều năm nay nhưng không bị xử lý. Người dân bức xúc cho rằng, sở dĩ loại hình dịch vụ ăn tiền trắng trợn này công khai diễn ra là do có sự làm ngơ của các cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Sáng ngày 20/3, phóng viên Dân trí đã có buổi làm việc với Phòng Văn hóa huyện Thạch Hà về vấn đề này. Tại đây, ông Nguyễn Bá Chiến, Phó Trưởng phòng, cảm ơn báo Dân trí đã phát hiện, thông tin vụ việc. Ông Chiến khẳng định việc đền Truông Bát hành lễ thu tiền của khách là sai hoàn toàn. “Trong tết chúng tôi cũng có nắm được một số phản ánh về các loại dịch vụ này và đã lên làm việc với ông Ngô Thanh Cẩn (thủ nhang). Ông Cẩn cũng đã cam kết là sẽ loại bỏ các dịch vụ hành lễ thu tiền của khách đến đền”- ông Chiến nói.
Mặc dù trước đó đã cam kết loại bỏ các dịch vụ hành lễ thu tiền của khách nhưng hiện vợ chồng thủ nhang Ngô Thanh Cẩn vẫn tiến hành giải hạn và thu tiền của khách
Khi được hỏi tại sao dịch vụ này xuất hiện từ nhiều năm nay nhưng không được xử lý? Ông Chiến cho biết, trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền địa phương xã Ngọc Sơn. “Trước đây có một số người vào đền hành lễ thu tiền của khách chúng tôi đã lập biên bản và không cho hoạt động nữa. Huyện sau đó cũng đã chấn chỉnh, đã buộc thủ nhang có cam kết không tái phạm, nhưng do địa phương không giám sát được nên đền vẫn thực thực hiện dịch vụ thu tiền của dân” – ông Chiến nói.
Ông Chiến cho biết, sắp tới Phòng sẽ phối hợp với công an huyện làm việc với chính quyền xã Ngọc Sơn cùng cá nhân ông Ngô Thanh Cẩn để giải quyết dứt điểm những sai phạm tại Đền Truông Bát, trong đó có cả hợp đồng giao khoán ngôi đền cho cá nhân. “Không thể để tình trạng giao đền cho cá nhân kéo dài”- ông nói thêm.
Ông Chiến nêu quan điểm, huyện kiên quyết xử lí nghiêm, loại bỏ tất cả các dịch vụ hành lễ thu tiền của khách. “Chúng tôi cũng sẽ tham mưu huyện chỉ đạo xử lý nghiêm những người liên quan, thậm chí sẽ thay Ban nghi lễ cũng như Ban quản lý khu di tích nếu kiểm tra, cam kết rồi mà vẫn cố tình sai phạm”, ông Chiến nói.
Xuân Sinh – Tiến Hiệp
Theo Dantri
Kỷ luật cán bộ xén bớt gạo cứu đói, lo Tết cho người nghèo
Ngày 12/3, UBND huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) cho biết đã thu hồi toàn bộ số "gạo đỏ lửa" 3 ngày Tết mà Ban quản lý (BQL) làng Hiệp Hà (thị trấn Vân Canh) bán bớt để cấp lại người dân theo đúng quy định.
Như thông tin đã đưa, trước Tết Ất Mùi, Phòng LĐ-TB&XH huyện Vân Canh (huyện Vân Canh, Bình Định) đã cấp 14 tấn "gạo đỏ lửa" cho thị trấn Vân Canh để phát cho người nghèo đủ ăn trong dịp Tết. Sau đó, số gạo này được UBND thị trấn cấp về cho 11 thôn, làng trên địa bàn huyện. Trong đó, 3,165 tấn gạo cấp cho 221 hộ ở làng Hiệp Hà. Tuy nhiên, sau khi nhận số gạo được cấp phát, BQL làng Hiệp Hà tự ý bán bớt một phần gạo khiến người dân bức xúc.
Thu hồi, cấp lại "gạo đỏ lửa" cho người nghèo mà BQL làng Hiệp Hà, thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, Bình Định) đã bán bớt để chi cho mục đích khác (ảnh minh hoạ).
Sau khi nhận được phản ánh từ người dân, UBND huyện Vân Canh đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH và thị trấn Vân Canh vào cuộc kiểm tra xác minh. Theo đó, BQL làng Hiệp Hà đã bán 10 bao gạo, lấy 4 triệu đồng và dùng 1,4 triệu đồng trả tiền điện, còn 2,6 triệu đồng để lại quỹ của làng chi phí vào việc khác.
Theo lý giải của BQL làng Hiệp Hà, do không có nguồn kinh phí để trang trải các hoạt động sinh hoạt cộng đồng cho dân làng, như hội họp, tiền điện nhà rông nên đã bán bớt gạo để chi cho những đầu việc này.
Ngay sau đó, BQL làng Hiệp Hà đã thu hồi toàn bộ số gạo đã bán và cấp phát đủ 15kg/người cho các nhân khẩu được nhận "gạo đỏ lửa" theo quy định, đồng thời công khai xin lỗi người dân.
Doãn Công
Theo Dantri
Đơn vị thi công đào hố không cảnh báo, người dân liên tiếp "dính bẫy" Sau khi đào đất mặt đường QL38 vào chiều muộn, đơn vị thi công bỏ ra về mà không hề cắm biển cảnh báo cho người đi đường. Chính vì vậy mà rất nhiều người dân khi đi qua đoạn đường này đã gặp phải tai nạn. Quốc lộ 38 (mới) đoạn từ cầu vượt Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam...