Dịch tả lợn châu Phi: Tỉnh Hòa Bình lưu ý, dịch không lây sang người
Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xóm Cáp, xã Hợp Thanh ( huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) khiến nhiều nông hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh không khỏi thấp thỏm lo âu.
Nắm bắt được sự việc, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng triển khai tiêu hủy số đàn lợn bị nhiễm dịch, phun thuốc khử trùng xung quanh ổ dịch, triển khai nhiều biện pháp ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên diện rộng. Tỉnh Hòa Bình cũng tuyên truyền để người dân hiểu, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người.
Sau khi, nhận được thông tin của Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tại gia đình ông Mai Xuân Trường, xóm Cáp, xã Hợp Thanh nuôi 15 con lợn, trong đó (12 con lợn thịt nặng khoảng 40 – 45kg/con và 3 con lợn nái đang chửa) có dấu hiệu ốm, đến 5.3.2019 thì có 3 con lợn chết.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan chức năng, tiến hành triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng, phun thuốc khử trùng… dập tắt dịch tả lợn châu Phi.
Qua quá trình kiểm tra lâm sàng tại cơ sở, lợn sốt cao từ 39,5 độ đến 40,5 độ C, không ăn và nằm la liệt dưới nền chuồng, da vùng bụng, đùi có nhiều điểm xung huyết đồng xu, 3 con lợn chết chảy máu ở mũi, hậu môn, toàn thân tím bầm… Do nghi lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi nên chỉ lấy 2 mẫu bệnh phẩm, 4 mẫu máu gửi xuống Chi cục Thú y vùng 1 xét nghiệm, kết quả cho thấy 2/6 mẫu dương tính.
Ngay lập tức UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan chức năng, tiến hành triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng, phun thuốc khử trùng, tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ lợn… Nhằm phòng chống dịch tả lợn châu Phi lan rộng ra nhiều điều phương, làm ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi của người dân.
Công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi được triển khai khẩn trương đến các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Video đang HOT
Tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên đôn đốc kiểm tra khu nuôi lợn tập trung, khu mua gom và chợ đầu mối… Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến bà con nhân dân nhận biết, chủ động hợp tác với chính quyền địa phương. Tuyên truyền bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người nhưng là bệnh mới hiện không có thuốc chữa, nếu gia súc mắc bệnh tỷ lệ chết là 100 % để người dân hiểu rõ hơn.
Tiến hành phổ biến các kiến thức pháp luật và biện pháp kỹ thuật trong phòng chống dịch. Công bố mức hỗ trợ của Nhà nước đối với gia súc nghi mắc bệnh, chết buộc phải tiêu hủy. Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, giảm thiểu nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án về nhân lực, tài chính phương tiện, dụng cụ, vật tư, hóa chất để chủ động ứng phó khi có dịch bệnh bùng phát.
Ông Vương Đắc Hùng, Phó giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình cho biết: Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở xóm Cáp, xã Hợp Thanh, chúng tôi đã nhanh chóng kiện toàn Ban chỉ đạo đôn đốc thực hiện khoanh vùng, bao vây dập dịch. Tổ chức tiêu hủy 100% các loại lợn trong ổ dịch, huy động nguồn nhân lực phun khử trùng trên phạm vi 3 km (1 lần/ngày trong tuần đầu tiên, 3 lần/ngày trong 2 – 3 tuần tiếp theo) ở chuồng trại gia súc, gia cầm và môi trường xung quanh ổ dịch. Đồng thời tiến hành rắc vôi bột toàn bộ đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống rãnh… ngăn ngừa dịch bệnh.
Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên đôn đốc kiểm tra khu nuôi lợn tập trung, khu mua gom và chợ đầu mối… ngăn ngừa dich bệnh lây lan.
“Lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các trục đường làng, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về bệnh dịch tả lợn châu Phi, để tránh người dân hoang mang. Thực hiện 5 không trong công tác phòng dịch: Không giấu dịch; không vận chuyển mua bán lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn để ngăn chặn dập tắt dịch lợn dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng” – ông Vương Đắc Hùng cho biết thêm.
Theo Danviet
Hà Nội: Đàn lợn 7 vạn con ở Mê Linh chống dịch như thế nào?
Lãnh đạo huyện Mê Linh cho biết, mặc dù trên địa bàn huyện chưa xảy ra ổ dịch tả lợn châu Phi, nhưng chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc này, hiện đã lên phương án dự phòng xử lý cho đàn lợn khoảng 70.000 con.
Chiều 5.3, tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, UBND huyện Mê Linh đã thông tin về tình hình kinh tế xã hội năm 2018, kế hoạch năm 2019.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Bùi Xuân Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết: hiện dịch tả lợn châu Phi được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, ngay từ khi Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như TP có chỉ thị UBND huyện đã đưa ra các kế hoạch, giải pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi.
"Sau khi ban hành các văn bản chỉ đạo, chúng tôi thành lập 2 đoàn kiểm tra cấp huyện đi kiểm tra tất cả các xã. Trong các cuộc giao ban, lãnh đạo huyện cũng đã truyền đạt tới lãnh đạo cấp xã các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như thành phố về việc này. Toàn huyện lấy tinh thần phòng bệnh là chính. Trong đó đảm bảo vệ sinh môi trường được ưu tiên hàng đầu" - ông Quang nói.
Ông Bùi Xuân Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh phát biểu tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 5.3.
Lãnh đạo huyện Mê Linh cũng cho biết, mặc dù trên địa bàn huyện chưa xảy ra ổ dịch tả lợn châu Phi, nhưng chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc này và đã lên phương án dự phòng xử lý nếu xuất hiện ổ dịch.
"UBND huyện yêu cầu các xã chuẩn bị sẵn các phương án, xử lý tiêu độc khử trùng, chuẩn bị hố chôn lấp hợp vệ sinh môi trường. Việc chỉ đạo điều hành chống dịch tả lợn được huyện triển khai theo đúng quy định" - ông Quang nói và nhấn mạnh "cho tới thời điểm này chưa có bất cứ sự cố gì về dịch bệnh xảy ra trên địa bàn".
Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh, hiện nay, địa phương đang giữ ổn định đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Cụ thể, toàn huyện có 70.000 con lợn, 850.000 con gia cầm và có 9.000 con trâu bò.
Trả lời câu hỏi của báo giới liên quan đến việc bao giờ Hà Nội công bố ổ dịch tả lợn châu Phi, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà cho biết, do phải có ý kiến của nhiều cơ quan chức năng nên "hiện nay chưa thể công bố dịch". Song, ông Hà cũng cho hay: "Lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến sự việc này bởi vì liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân".
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, từ ngày 22-27.2.2019, sau khi xét nghiệm tại gia đình ông Nguyễn Thái Sơn - hộ chăn nuôi lợn rừng ở khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thụy, Long Biên, kết quả cho thấy: Toàn bộ 25 con lợn rừng được nuôi tại đây dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Lãnh đạo Hà Nội kiểm tra đàn lợn trên địa bàn thành phố.
Ngay sau đó, cơ quan Thú y TP.Hà Nội đã yêu cầu tiêu hủy toàn bộ 25 con lợn, áp dụng các biện pháp khoanh vùng, rắc vôi, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại của ông Sơn và của 4 hộ chăn nuôi xung quanh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho hay, Hà Nội rất quyết liệt trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi bởi, ngoài số hộ chăn nuôi nhiều thì Hà Nội còn là thị trường tiêu thụ lớn, giáp với 8 tỉnh, thành phố khác nên nguy cơ lây lan, phát tán dịch là rất cao.
Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội cũng cho biết, Hà Nội sẵn sàng lấy kinh phí dự phòng để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do mắc dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời, thành phố kiên quyết không để xảy ra tình trạng người dân lén vứt lợn bệnh ra sông ngòi.
Hiện, TP cũng đang kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn từ các địa phương lân cận vào nội đô, tăng cường kiểm soát thức ăn thừa tại các cơ sở ăn uống. Đặc biệt là tiếp tục tuyên truyền mạnh để người dân hiểu rõ về bệnh dịch, chủ động các biện pháp phòng chống và không hoang mang, tẩy chay thịt lợn.
Đại diện lãnh đạo Hà Nội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh, từ nguồn kinh phí dự phòng của các tỉnh, TP. Mức hỗ trợ có thể cao hơn giá quy định hiện tại (38.000 đồng/kg), tức theo giá tại thời điểm thực tế xảy ra dịch bệnh để người dân chấp hành tốt quy định, tránh bán chạy khi có lợn ốm, chết; Tăng cường quản lý xuất, nhập động vật và sản phẩm động vật.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi: Hỗ trợ bằng 80% giá thị trường, dân bị thiệt? Liên quan đến phí hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, bà con nông dân cho rằng, mức hỗ trợ lợn con, lợn thịt bằng 80% giá thị trường có thể khiến nông dân bị thiệt thòi so với mức quy định hỗ trợ 38.000 đồng/kg lợn hơi hiện nay. Ngay sau...