Dịch tả lợn châu Phi: Những ai có thể là đối tượng truyền bệnh?
Chủ động đặt mình vào tình thế đối phó dịch tả lợn châu Phi (ASF), TP.HCM không thể chủ quan với đối tượng truyền bệnh là chính người chăn nuôi nông hộ hoặc cán bộ thú y.
Ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM lưu ý như thế tại cuộc họp triển khai các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi (ASF) do Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh TP.HCM tổ chức ngày 25.2.
Theo ông Huỳnh Tấn Phát – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y TP.HCM, TP.HCM là đầu mối tiêu thụ thịt lợn tại các tỉnh phía Nam, bình quân mỗi ngày thành phố tiêu thụ khoảng 10.000 – 11.000 con, tương đương 750 – 800 tấn thịt lợn.
TP.HCM tiêu thụ bình quân 750 – 800 tấn thịt lợn mỗi ngày.
Những năm trước, thành phố đã phát hiện một số trường hợp vận chuyển phụ phẩm lợn đông lạnh nhập khẩu trái phép từ Trung Quốc. Ngoài ra, thành phố cũng là địa phương có nhiều du khách du lịch đến từ các nước có dịch.
Theo thống kê, thành phố có 4.374 hộ chăn nuôi lợn, với tổng đàn 301.061 con. Trong đó có 278 hộ nuôi lợn vận dụng thu gom thức ăn thừa tại các nhà hàng quán ăn cho lợn, với tổng đàn 22.740 con tập trung ở các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi và quận 12.
“Chính vì những nguy cơ trên nên khả năng xâm nhiễm mầm bệnh ASF vào thành phố trong thời gian tới là khá cao”, ông Huỳnh Tấn Phát nhận định.
Với đặc thù như thế, TP.HCM đã ban hành kế hoạch hành động với 3 tình huống. Tình huống thứ nhất là ASF chưa có ở TP.HCM những đã xuất hiện tại các tỉnh không cung cấp nguồn lợn, sản phẩm thịt lợn cho thị trường thành phố.
Phải đặt ra trường hợp này vì ông Phát cho rằng cách đây chừng 5 năm, lợn vận chuyển từ Nam ra Bắc tiêu thụ là chính. Nhưng hiện đang ngược lại vì chênh lệch giá lợn hơi, theo đó mỗi ngày có khoảng 2.000 con lợn từ các tỉnh miền Bắc đang chuyển ngược vào Nam tiêu thụ. Nếu không kiêm soát kỹ sẽ dễ bị lây lan bệnh.
TP.HCM cần tăng cường giám sát tình hình vận chuyển, kinh doanh trên các tuyến đường chính ra vào thành phố.
Tình huống thứ 2 là đối phó nguồn bệnh đến từ các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ vì hiện TP.HCM chỉ cung cấp tại chỗ với sản lượng chừng 17% nhu cầu cho thị trường.
Video đang HOT
Tình huống xấu nhất là ASF xuất hiện ngay tại TP.HCM. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho người chăn nuôi; tăng cường tần xuất hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyển, kinh doanh trên các tuyến đường chính ra vào thành phố; áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học…
Chia sẻ tại cuộc họp, ông Nguyễn Phước Trung nhấn mạnh, ASF đã xuất hiện tại các tỉnh không nằm sát biên giới Trung Quốc như Thái Bình, Hưng Yên,… Điều này cho thấy ASF có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau, rất nguy hiểm.
Vì thế, khâu chăn nuôi an toàn sinh học được ông Trung nhấn mạnh. Tại các trại giống, trại chăn nuôi thuộc nhà nước quản lý, vấn đề vệ sinh dịch tễ không đáng lo bằng ở các nông hộ nhỏ lẻ.
Xiết chặc quản lý các điểm giết mổ trái phép và tăng cường kiểm tra tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống.
Không khó để bắt gặp trường hợp khu vực chăn nuôi được đặt cạnh nơi nấu nướng, sinh hoạt gia đình. “Một người vừa có thể nấu bếp, vừa cho lợn ăn hoặc vệ sinh chuồng trại ngay tại nhà. Cần phải có biện pháp vệ sinh và cách ly hợp lý với chính người chăn nuôi nông hộ”, ông Trung nói.
Tương tự, chính cán bộ thú y đi kiểm tra từ điểm này qua điểm khác cũng có nguy cơ mang, truyền mầm bệnh. Ông Trung đề nghị cần có sự phân công hợp lý cán bộ hoặc vệ sinh kỹ trước khi di chuyển qua điểm tiếp theo. Ngay trong các trại lợn giống cũng cần hạn chế hoặc không tiếp khách lạ tham quan trực tiếp trong trại.
Tập trung kiểm soát nguồn nhập thịt lợn
Ông Nguyễn Phước Trung chỉ đạo chủ động, tích cực phòng chống ASF.
Phát biểu chỉ đạo công tác phòng chống ASF, ông Trung yêu cầu các đơn vị, đoàn, hội liên quan cần khẩn trương lập kế hoạch và triển khai ngay các biện pháp, phân công nhiệm vụ càng cụ thể càng tốt.
Hiện đã có ghi nhận một số trường hợp lợn từ từ các tỉnh miền Bắc đã vào Nam, hoặc giết mổ ở tỉnh khác xong lại tiếp tục nhập thịt về thành phố. Cần phải tiếp tục siết chặt quản lý các điểm giết mổ trái phép; tăng cường kiểm tra tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống.
Vấn đề tâm lý tiêu dùng cũng rất đáng lo. Dù biết ASF không lây cho người nhưng người tiêu dùng khó tránh khỏi tâm lý e ngại, từ đó hạn chế sử dụng thịt lợn. Các biện pháp tuyên truyền cần trấn an cả khâu tâm lý, tránh ảnh hưởng thị trường tiêu thụ và lưu thông hàng hóa.
Chủ động đặt mình vào tình huống sẵn sàng đối phó khi có dịch xuất hiện, các cán bộ thú y phải chủ động trong việc tiếp nhận và cung cấp thông tin theo hướng 2 chiều chứ không phải chỉ đợi từ các báo cáo. Chi cục chăn nuôi thú y chuẩn bị hồ sơ để công bố dịch ngay tức thì nếu xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.
Sở NNPTNT sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất mức hỗ trợ cao hơn cho các trường hợp chủ động khai báo dịch.
Theo Danviet
Làm giàu khác người: Buông dao đồ tể, thành tỷ phú nuôi lợn
Anh Hoàng Đình Quê, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) trước vốn là tay mổ lợn bán chợ. Tích lũy được lưng vốn, muốn tìm công việc đỡ vất vả mà lại tránh sát sinh, vậy là anh "buông dao đồ tể" chuyển qua nuôi lợn.Hiện nay anh là tỷ phú nuôi lợn ở chân núi Cô Tiên. Nhiều người nói, kể ra anh Quê cũng có cách làm giàu khác người.
Tôi ấn tượng với trang trại chăn nuôi liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt là Công ty CP) cách đây cả chục năm khi cùng cán bộ ngành nông nghiệp tới thăm một cơ sở chăn nuôi lợn ở xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Trang trại chăn nuôi dưới chân núi Cô Tiên của anh Hoàng Đình Quê, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Giữa trời tháng Sáu mà vào chuồng nuôi lợn mát lạnh, không hề có mùi chất thải. Đặc biệt, ở một góc tôi thấy có cả giường, màn. Hỏi ra mới biết là chỗ nghỉ của công nhân để chăm lợn nái đẻ. Mới đây, một lần nữa tôi lại bất ngờ khi "mục sở thị" trang trại chăn bạc tỷ dưới chân núi Cô Tiên của một hộ dân thôn Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Sơn (cùng huyện Yên Dũng) cũng liên kết sản xuất với doanh nghiệp này bởi quy mô sản xuất và lợi nhuận thu được.
Chủ trang trại này là anh Hoàng Đình Quê (50 tuổi). Anh Quê ngày trước chuyên thịt lợn bán chợ. Sau khi tích lũy được lưng vốn, anh có ý định chuyển sang nghề khác cho đỡ vất vả đêm hôm, lại không phải ngày nào cũng sát sinh.
Anh kể: "Đất ở và đất vườn đồi của gia đình tôi khá rộng do là bố mẹ tôi là những người năng động nên đã chuyển từ trong làng Quỳnh Sơn ra khu vực Hố Chùa dưới chân núi Cô Tiên, gần sông Cần Giàn (một nhánh của sông Lục Nam) phát triển kinh tế mấy chục năm trước. Sau một số năm khai hoang phục hóa, gia đình tôi, rồi một số hộ khác cũng chuyển ra đây sinh sống biến khu vực này thành xóm, thành làng như ngày nay".
Bởi vậy, sau khi bỏ nghề đồ tể, công việc của thợ thịt lợn, từ năm 2008 đến năm 2011, anh Quê chuyển sang chăn nuôi lợn thịt với quy mô nông hộ. Kết quả là nhiều năm lãi lớn nhưng cũng có năm không lãi, thậm chí là lỗ vốn do tác động bất lợi của dịch bệnh, giá cả thị trường biến động mạnh.
Anh Hoàng Đình Quê, xã Tiến Dũng (bên trái) thường xuyên giám sát quá trình chăm sóc đàn lợn.
Thấy một người bạn liên kết với Công ty CP chăn nuôi gà rất hiệu quả, anh đặt vấn đề nhờ bạn giới thiệu với đại diện Công ty tại Bắc Giang để đầu tư chăn nuôi gà. Thế nhưng khi đại diện CP về khảo sát, họ tư vấn cho anh nên nuôi lợn bởi nơi gia đình anh ở khá biệt lập, dưới chân núi lại gần sông nên sẽ hạn chế tối đa dịch bệnh.
Thời kỳ còn theo nghề đồ tể thịt lợn, anh Quê đã đi khắp trong làng ngoài xã mua lợn về nuôi để mổ dần nên ít nhiều cũng có kinh nghiệm chăn nuôi. Hơn nữa lại được đại diện Công ty cho biết sẽ có cán bộ thú y theo sát, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi nên anh càng tự tin hơn.
"Mọi việc cơ bản thuận lợi chỉ còn vấn đề duy nhất là đường vào trang trại quá nhỏ, xe tải không thể vận chuyển giống, thức ăn và sản phẩm chăn nuôi ra vào được. Vậy là tôi lại phải đầu tư mua máy xúc về mở rộng đường cho ô tô đi lại thuận tiện", anh Quê cho biết.
Trang trại chăn nuôi lợn của anh Quê, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) ở xa khu dân cư, được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hạn chế tác động bất lợi tới môi trường.
Đầu năm 2012, trên diện tích đất của gia đình, anh Hoàng Đình Quê đầu tư 1 trang trại chăn nuôi diện tích 720m2, quy mô 500 con lợn thịt/lứa với chi phí ngót nghét 1 tỷ đồng. Cuối năm, anh đầu tư thêm một trang trại nữa với cùng diện tích.
Lợn giống, thức ăn, thuốc thú y, công tác phòng chống dịch bệnh cho lợn và đầu ra của sản phẩm do Công ty đảm nhiệm, anh chỉ việc bỏ công sức làm theo hướng dẫn nên năm nào anh Quê cũng thu được khoản lãi không nhỏ.
Năm 2016, anh Quê mở rộng quy mô lên 4 trang trại, nuôi 2.000 con lợn thịt/lứa. Không chỉ nuôi lợn, anh còn chăn nuôi vịt cho Công ty CP với 2 trang trại, quy mô 9.000 con/lứa. Hiện nay, tính sơ bộ gia đình anh đều đặn có khoản lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.
Từ liên kết chăn nuôi, gia đình anh Quê đã có "của ăn của để". Trang trại chăn nuôi của anh giờ đây đã nổi tiếng khắp vùng. Chia sẻ về nghề, anh Quê cho biết, quá trình liên kết chăn nuôi với Công ty CP, tôi được tiếp cận và học tập kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi lợn cũng như kinh nghiệm quản lý. Doanh nghiệp có cơ chế khoán sản phẩm khuyến khích chủ trang trại, đầu ra không phải lo nên thu nhập hàng năm của gia đình ổn định.
Được biết, con trai anh Quê đang theo học Học viện Nông nghiệp Việt Nam chuyên ngành chăn nuôi thú y với mục đích tiếp tục gắn bó với nghề này...
"Nhiều người khuyên tôi nên tách ra làm riêng nhưng tôi chưa nghĩ tới điều này bởi sản xuất nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng có những rủi ro nhất định. Khi dịch bệnh hay giá cả thị trường biến động, người chăn nuôi mới thấy hết giá trị của việc liên kết sản xuất, có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm".
Theo Đông Dương (Báo Bắc Giang)
Khách Việt gặp khó vào Đài Loan: Kiểm tra hành lý nghiêm ngặt Cơ quan chức năng của Đài Loan thông báo, tất cả hành lý ký gửi và xách tay của du khách Việt Nam khi nhập cảnh vào Đài Loan sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt. Theo Forcus Taiwan, sau khi phát hiện một miếng bánh chứa thịt lợn của một du khách từ TP.HCM dương tính với dịch tả lợn châu Phi (ASF),...